13/06/2015 08:58 GMT+7

Mong một lần lắng nghe con nói

TIEUTHULOLEM
TIEUTHULOLEM

TT - Mùa thi đại học năm trước, mẹ vét sạch số tiền tiết kiệm bấy lâu nay của gia đình để đưa con đi ôn thi trên thành phố.

Mẹ yên tâm với những lời quảng cáo “lò luyện thi cấp tốc, học là đậu”, “thầy cô giảng viên đại học uy tín nhiều năm liền”...Con nhận thấy trong mắt mẹ là sự hoài nghi những cố gắng học tập tại nhà của con.

Một tháng học thêm. Con quay cuồng với lịch học thêm dày đặc, những lớp học đông nghẹt học sinh... Thầy cô cứ giảng bài, học sinh phía dưới người học thì học, người chơi vẫn cứ chơi. Dễ dàng nhận thấy là những bài giảng được dạy cấp tốc, lướt nhanh đến chóng mặt chẳng có gì mới, hoặc có muốn đi sâu vào vấn đề nào cũng không được. “Vì thời gian không cho phép” - thầy cô nói với tụi con như vậy. Tụi con đi học nghiêm túc, có muốn nghỉ học về quê tự ôn thi cũng không được phần vì ba mẹ, phần vì tiếc số tiền học đã bỏ ra, khoản tiền nhà trọ đã đóng từ đầu tháng.

Nhưng nỗi ám ảnh lớn nhất đối với con là nhà trọ ký túc xá sinh viên. Mỗi buổi sáng, trưa, chiều và tối bạn nào thích học thì học, thích chơi thì chơi, nhiều bạn la hét, nói chuyện to, hát hò ầm ĩ... chẳng theo một trật tự nào cả. Làm sao con có thể tập trung học tập, nghiên cứu bài vở khi ở trong một phòng trọ như thế? Có khi ban ngày con muốn ngủ để đêm đến thức học bài nhưng không sao chợp mắt nổi vì phòng trọ quá ồn ào. Vậy nhưng con vẫn phải cố gắng bám lớp vì hi vọng lớn lao của mẹ “cứ học đi con gái, thầy cô ở đó uy tín, dạy “trúng” đề thi lắm đó con”.

Kết quả thi đại học của con không được như ba mẹ mong đợi. Mẹ mắng con không biết thương ba mẹ chắt chiu kiếm tiền cho con đi ôn luyện. Ngạc nhiên hơn, mẹ so bì điểm số của con với bạn bè cùng lớp, nhất là những bạn chỉ mua sách về nhà tự ôn luyện... Rõ ràng con đã bày tỏ nguyện vọng muốn ôn thi tại nhà, tự học qua sách vở, Internet.

Còn với lần thi đại học năm nay, mẹ thể hiện rõ quyết tâm muốn con đậu đại học bằng mọi giá. Mẹ cho con đi ở trọ cách nhà mấy chục cây số, ở đó có ngôi trường “nức danh” với tỉ lệ đậu đại học cao. Ngoài ba buổi tới trường học cùng các bạn, con được mẹ mạnh tay “chi tiền đầu tư cho tương lai con cái” bằng cách mời thầy dạy kèm riêng cho con. 300.000 đồng một buổi học hai giờ. Tuần học của con mất hơn 1 triệu đồng của ba mẹ.

Cứ mỗi tháng về xin tiền mẹ, con lại được mẹ nhấn mạnh câu nói: “Mẹ đã phải vay tiền cho con đi học thêm, học sao thì học, đừng để mẹ thất vọng”. Mẹ biết không, chỉ câu nói đó thôi làm cho con cảm thấy vô cùng áp lực. Càng đến gần ngày thi, áp lực đó của con lại cứ lớn dần thêm. Mẹ lại nuôi hi vọng con được học thêm nhiều nên năm nay phải đạt điểm cao và cũng phải nộp hồ sơ xét tuyển vào trường nào đó xứng tầm.

Con chợt nhớ đến một vài lần đọc báo tìm hiểu về những thủ khoa của các trường đại học danh tiếng - mẹ biết không, trong số đó có rất nhiều tân sinh viên con nhà nghèo, không được đi học thêm, cũng chẳng trải qua lò luyện nào tiếng tăm nhưng vẫn đạt điểm số cao ngất ngưởng. Học thêm đâu phải là chiếc chìa khóa vạn năng giúp các sĩ tử “bách chiến bách thắng”. Với riêng con có lẽ là: không học thêm, không áp lực.

Con chỉ mong có một lần mẹ lắng nghe những gì con nói...

TIEUTHULOLEM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Bên cạnh ủng hộ, không ít ý kiến lo ngại, băn khoăn về dự thảo thông tư về khen thưởng và kỷ luật học sinh mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến từ ngày 6-5 đến ngày 6-7-2025.

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh. Dự thảo đã thu hút nhiều ý kiến đa chiều của giáo viên, học sinh và những người đang công tác trong ngành giáo dục.

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?

Không kỷ luật bằng hình thức đình chỉ học, nhưng chỉ viết bản kiểm điểm thì liệu học sinh có thực sự chuyển biến tốt về nhận thức, hành vi?

Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?

Phụ huynh bức xúc việc môn kỹ năng đưa vào chính khóa, Sở Giáo dục và Đào tạo lên tiếng

Phụ huynh ở TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) thắc mắc tại sao chương trình 'Toán bằng tiếng Anh' (iSmart, do Công ty cổ phần giáo dục iSmart triển khai) được đưa vào chính khóa và thu tiền?

Phụ huynh bức xúc việc môn kỹ năng đưa vào chính khóa, Sở Giáo dục và Đào tạo lên tiếng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar