06/02/2024 12:09 GMT+7

Mộng lên bờ của phận vạn đò trên đầm phá Tam Giang

Những ngày cuối năm, xóm vạn đò trên đầm phá Tam Giang ở miệt xã Vinh Hưng (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) vẫn mải miết đuổi theo con cá, kiếm thêm ít tiền để sắm sửa đón Tết.

Xóm vạn đò tại bãi neo đậu ở xã Vinh Hưng (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) những ngày cuối năm - Ảnh: NHẬT LINH

Xóm vạn đò tại bãi neo đậu ở xã Vinh Hưng (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) những ngày cuối năm - Ảnh: NHẬT LINH

Trong năm mới, ước muốn lớn nhất của xóm vạn đò không gì hơn là có nơi ở trên bờ, để con cái được đến trường, không còn phải lênh đênh trên sóng nước Tam Giang.

Mâm cỗ tất niên và ước mơ của phận vạn đò trên đầm phá Tam Giang

Những ngày cuối năm ở xóm vạn đò Tam Giang

Những ngày cuối năm trời Huế mờ sương. Khi những ánh sáng đầu tiên trong ngày xuất hiện cũng là lúc xóm vạn đò ở xã Vinh Hưng (huyện Phú Lộc) rộn ràng tiếng gọi nhau thức dậy, nổ máy chiếc đò rồi rẽ sóng hướng đầm phá bắt đầu một ngày đánh bắt cá tôm.

Trong 14 chiếc đò đang đỗ tại đây, đò của gia đình anh Nguyễn Văn Hiệp (44 tuổi) là chiếc đò rời đi sớm nhất.

Anh Hiệp là dân vạn đò với hơn 40 năm sống trên sóng nước Tam Giang. Quê anh ở một ngôi làng nhỏ sát mép sông Hương tại xã Phú Mậu, TP Huế.

Nghiệp sông nước khiến cả năm trời anh phải lênh đênh ở đầu sóng ngọn gió khắp phá Tam Giang. Con đò nhỏ vừa là nhà, vừa là cần câu cơm của cả gia đình anh Hiệp.

Đến mùa này, anh Hiệp dong đò đưa cả gia đình về xã Vinh Hưng để đánh bắt cá ở khu vực phía nam tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi mà con cá đầm phá Tam Giang tụ về nhiều hơn để tránh những cơn gió chướng thổi từ phía bắc.

Mảnh lưới đầu tiên được kéo lên gọn gàng sau đó, một chú cá bạc má nhỏ con bị mắc lưới. Thấy thành quả của lần đánh bắt đầu tiên chẳng như mong đợi, anh Hiệp nói với vợ chèo đò đến một nơi khác các đó vài chục mét để tiếp tục bủa lưới.

"Trước đây cá tôm nhiều, có khi kéo lưới lên cả tạ cá nâu, cá kình, cá chẽm... Nhưng cá tôm ít dần, nên thu nhập của tui cũng ít dần đi", anh Hiệp thở hắt một hơi dài, nói.

Những con cá đặc sản vùng đầm phá Tam Giang được vợ chồng anh Nguyễn Văn Hiệp tranh thủ những ngày cuối năm cố gắng đánh bắt để kiếm tiền sắm Tết - Ảnh: NHẬT LINH

Những con cá đặc sản vùng đầm phá Tam Giang được vợ chồng anh Nguyễn Văn Hiệp tranh thủ những ngày cuối năm cố gắng đánh bắt để kiếm tiền sắm Tết - Ảnh: NHẬT LINH

Mộng ước lên bờ của xóm vạn đò

Chẳng mấy chốc ngày Tết đã cận kề. Vẫn giữ lệ hằng năm, trước khi dừng việc đánh bắt để dong đò về quê Phú Mậu ăn Tết, anh Hiệp đều làm một mâm cỗ tất niên để tạ ơn thủy thần sông nước đã cho tôm cá nuôi sống gia đình anh suốt năm qua.

Xóm vạn đò nhỏ trên phá Tam Giang cùng ngồi lại với nhau sau một năm đánh bắt cá tôm để chúc nhau sớm hoàn thành ước nguyện “lên bờ” - Ảnh: NHẬT LINH

Xóm vạn đò nhỏ trên phá Tam Giang cùng ngồi lại với nhau sau một năm đánh bắt cá tôm để chúc nhau sớm hoàn thành ước nguyện “lên bờ” - Ảnh: NHẬT LINH

Mâm cỗ nhỏ được xóm vạn đò vun vén, hùn nhau lại cùng nấu nướng, cúng cáp thật đàng hoàng, tử tế để kết thúc một năm mưu sinh trên đầm phá.

Thành tâm khấn vái, người ngư dân lẩm nhẩm cầu mong cho một năm mới đánh bắt được nhiều cá tôm để có tiền trả số nợ mấy chục triệu anh vay mượn sửa lại chiếc đò.

Số là trong đợt mưa lũ hồi tháng 11 vừa qua, trong lúc đưa cả nhà anh Hiệp đi trú lũ thì chiếc đò của gia đình bị vướng vào một cọc tre nhọn nên bị lủng và chìm hẳn. Anh Hiệp cùng vợ và hai đứa con nhỏ được mọi người trong xóm vạn đò cứu sống, nhưng chiếc đò cùng nhiều vật dụng thì chìm dưới đáy phá Tam Giang.

Sau bận đó, anh Hiệp phải "lên bờ", vay mượn bà con thân quen để sửa lại chiếc đò hết hơn 20 triệu đồng.

"Đời sông nước, hiểm nguy rập rình như vậy mãi cũng quen. Lên bờ bây giờ cũng không biết làm việc gì ra tiền. Chỉ lo cho mấy đứa con tui còn nhỏ, mà lo nhất là tương lai tụi nó không được học hành", anh Hiệp nói.

Khoang đò nhỏ chưa tới 10m2 là nơi của 4 người trong gia đình anh Hiệp. Nơi đây còn được vợ chồng anh tận dụng nuôi cả gà - Ảnh: NHẬT LINH

Khoang đò nhỏ chưa tới 10m2 là nơi của 4 người trong gia đình anh Hiệp. Nơi đây còn được vợ chồng anh tận dụng nuôi cả gà - Ảnh: NHẬT LINH

Cái nỗi lo thất học, anh Hiệp là người hiểu hơn ai hết bởi bản thân anh không biết chữ. Cô con gái lớn Mai Phương của vợ chồng anh mới học đến lớp 3 thì cũng vừa nghỉ học.

Phương nói rằng cha mẹ em không đủ tiền cho em mua sách vở và đi học. Mà có sách vở cũng chẳng có chỗ để học bài vì khoang đò quá nhỏ, lại chen chúc đến 4 người trong chưa đầy 10m2. Hầu hết những đứa trẻ ở xóm vạn đò này cũng vậy, việc học của các em bấp bênh như chính con đò nhỏ là nơi trú ngụ trên sóng nước Tam Giang.

Xóm vạn đò nhỏ trên phá Tam Giang cùng ngồi lại với nhau sau một năm đánh bắt cá tôm để chúc nhau sớm hoàn thành ước nguyện “lên bờ” - Ảnh: NHẬT LINH

Xóm vạn đò nhỏ trên phá Tam Giang cùng ngồi lại với nhau sau một năm đánh bắt cá tôm để chúc nhau sớm hoàn thành ước nguyện “lên bờ” - Ảnh: NHẬT LINH

Ngày cuối năm, cả xóm vạn đò quây quần lại với nhau. Bên chén rượu đượm hơi ấm nồng của tình làng nghĩa xóm, họ chúc nhau sức khỏe rồi kể cho nhau nghe những vui buồn của cuộc sống, chuyện con cái ăn học, dựng vợ gả chồng.

Trong cái nắng đầu xuân nhè nhẹ, xóm vạn đò chúc nhau những điều thật tốt đẹp trong năm mới, đặc biệt là sớm có nơi ăn chốn ở trên bờ để có cuộc sống ổn định hơn.

Ông Võ Lê Nhật, chủ tịch UBND TP Huế, cho biết những ngày cuối năm thành phố đã chỉ đạo các các ngành, địa phương tăng cường công tác chăm lo, hỗ trợ quà Tết cho người người nghèo, người yếu thế, đặc biệt là với những người dân vạn đò thuộc diện khó khăn có hộ khẩu ở TP Huế.

Mong ước ngày Tết của những ngư phủ chông chênh giữa sông Hồng

Trên chiếc thuyền cũ neo tạm bằng dây thừng sát bờ sông Hồng, chị Hiếu cẩn thận xếp lại lưới đánh cá mới mua để tối ngược dòng kiếm con cá, con tôm nuôi hai đứa con nhỏ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Có bàn chân không còn ngón, có bàn chân chỉ còn lại phần gót, có những trường hợp chỉ còn một nửa bàn chân, thậm chí cụt hẳn hai chân.

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Một thời, tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh là một với tên gọi tỉnh Vĩnh Trà, sau đó đổi tên thành tỉnh Cửu Long.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Người dân TP Thủ Đức bì bõm thu dọn đồ đạc sau trận mưa ngập đến nửa nhà

Sau cơn mưa lớn sáng 10-5, nhiều hộ dân ở phường Tam Bình (TP Thủ Đức, TP.HCM) ngập nặng, nước tràn vào nhà làm hư hỏng đồ đạc.

Người dân TP Thủ Đức bì bõm thu dọn đồ đạc sau trận mưa ngập đến nửa nhà

Trung niên đi học ở xứ người

Vậy là tôi chính thức xong năm nhất đại học dù đã đi học hai năm nếu tính luôn hai học kỳ tiếng Anh của mình.

Trung niên đi học ở xứ người

Được đồng đội cứu ở chiến trường và cứu lại con trai đồng đội trong thời bình, chuyện như cổ tích

Tình đồng đội như câu chuyện cổ tích trong thời chiến và thời bình. Đúng là nhân lành quả ngọt, chuyện như cổ tích.

Được đồng đội cứu ở chiến trường và cứu lại con trai đồng đội trong thời bình, chuyện như cổ tích
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar