03/03/2018 12:46 GMT+7

'Mong học trò của mình cũng sống như thế'

HOÀNG HƯƠNG - PHƯƠNG NGUYỄN
HOÀNG HƯƠNG - PHƯƠNG NGUYỄN

TTO - Đó là mong ước của thầy giáo Trần Tuấn Anh - giáo viên môn GDCD Trường THCS Bạch Đằng, Q.3, TP.HCM - khi lên tiết bài dạy “Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân”. Tiết dạy diễn ra chiều 1-3 ở lớp 9/3.

Mong học trò của mình cũng sống như thế - Ảnh 1.

Tiết dạy truyền cảm hứng của thầy giáo Trần Tuấn Anh - Ảnh: H.HG.

Sau phần định nghĩa về lao động, thầy giáo hỏi cả lớp: sau này em sẽ làm nghề gì? Lần lượt từng học sinh nói về ước mơ của mình: giáo viên, bác sĩ, kỹ sư, đầu bếp... 

"Ước mơ của các em là tốt nhưng thầy vẫn thấy lo lo..." - cả lớp tròn xoe mắt ngạc nhiên. 

Thầy giáo giải thích: "Vì chưa bạn nào nói với thầy: em muốn làm giáo viên tốt, bác sĩ tốt... cả. Hãy gắn thêm chữ "TỐT" phía sau mỗi nghề. Vì các em ơi, làm nghề gì cũng cần phải có lương tâm".

Học sinh bây giờ đa số đều thông minh về kiến thức - các em nắm bài rất nhanh, sau này sẽ trở thành những người giỏi chuyên môn. Nhưng điều quan trọng là phải làm sao để các em biết sống tốt, sống đẹp, biết cống hiến cho xã hội... Đó là lý do khiến tôi đưa thêm nhiều câu chuyện đẹp vào bài dạy. Trong đó có nhiều câu chuyện được cắt dán từ báo Tuổi Trẻ

Thầy Trần Tuấn Anh

Đồng tiền trong sạch

Và thầy giáo tiếp tục đóng vai người kể chuyện: những câu chuyện sống đẹp, sống tử tế bằng hình ảnh, tư liệu mà thầy sưu tầm từ các bài báo trên báo Tuổi Trẻ: như tấm gương thầy giáo Nguyễn Đức Hoành - giáo viên Trường THPT Trương Định, Gò Công, Tiền Giang: Gia cảnh khó khăn, áo quần cũ sờn nhưng không chịu mua quần áo mới mà để dành tiền cưu mang, nuôi học trò nghèo ăn, học. 

Khi thầy bệnh, phải mổ một bên mắt nhưng vẫn đến lớp giảng dạy. Đêm đến, thầy còn dạy thêm miễn phí cho học trò nghèo tại nhà. Ngày thầy mất, học sinh đứng trắng hai bên đường với những giọt nước mắt lăn dài.

Nói rồi, thầy Tuấn Anh kết luận: "Đó là thầy giáo tốt, cả đời tận tụy vì học trò. Vì thế, thầy nhận được tình cảm tốt từ học trò". 

Ngay sau đó, thầy đưa micro đến một nữ sinh: "Em nghĩ như thế nào?". "Dạ, em rất cảm động, em cũng muốn sau này mình được tôn trọng như thế".

Thầy giáo lại đặt câu hỏi: "Các em nghĩ chúng ta học để làm gì?", dưới lớp có câu trả lời rất nhỏ: "Để kiếm tiền". 

Thầy giáo cao giọng: "Đừng bao giờ nghĩ học để kiếm tiền mà học để cống hiến. Khi chúng ta cống hiến càng nhiều thì thu nhập càng cao, lúc đó tiền sẽ tự động tới với mình. Đó là những đồng tiền trong sạch". Cả lớp cùng vỗ tay tán thưởng.

Ông NGUYỄN VĂN THÀNH (hiệu trưởng Trường THPT Ernst Thalmann, TP.HCM):
Giáo dục qua những hoạt động thực tế

“Theo tôi, để lan tỏa lối sống đẹp, hiến dâng và trung thực trong nhà trường thì trước tiên người đứng đầu cùng tất cả giáo viên phải sống nghiêm túc, sống có đạo đức, làm việc có trách nhiệm nêu gương cho học sinh noi theo. 

Thứ hai, nhà trường phải phát động, tổ chức và quảng bá những việc làm thiện nguyện thông qua các chương trình quyên góp vì đồng bào bão lũ, nuôi heo đất giúp học sinh nghèo, trao nhà tình thương... và kết hợp với chương trình học cùng các hoạt động trải nghiệm thực tế, trải nghiệm sáng tạo. 

Thầy trò Trường THPT Ernst Thalmann đã thực hiện nhiều dự án vì cộng đồng như ánh sáng hạnh phúc, gậy ánh sáng, thanh chắn chống cận thị...

Những hoạt động thực tế đó sẽ giúp học sinh nhận được hai điều. Một là các em biết nghĩ cho người khác, biết cần phải làm gì để đóng góp cho xã hội và có động lực hơn trong học tập. 

Hai là tạo cơ hội cho học sinh thể hiện và nâng cao năng lực bản thân, sử dụng những kiến thức được học vào thực tế cuộc sống”.

Hi vọng

Thầy Tuấn Anh lại kể về tấm gương bác sĩ Hà Văn Quỳnh - bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nam Nghệ An: Theo tư liệu trên báo Tuổi Trẻ, khi chuẩn bị phẫu thuật cho một cháu bé 12 tuổi bị thoát vị bẹn, các bác sĩ đã căn dặn người nhà trước khi lên bàn mổ phải để cháu bé thật đói, không được ăn uống bất cứ thứ gì.

Thế nhưng thấy con khóc vì đói bụng, ông bố thương con đã giấu giếm bác sĩ đưa con đi ăn một bát phở. 

Sau khi gây mê, chuẩn bị tiến hành phẫu thuật, bỗng dạ dày cháu bé phản ứng nôn thốc nôn tháo, thức ăn tràn ra cả miệng và mũi. 

Lúc đó bệnh nhân đã ngấm thuốc mê, nếu không hút hết các tạp chất kịp thời, chỉ trong vòng 2-3 phút các tạp dịch sẽ tràn vào màng phổi gây ngạt thở, bệnh nhân sẽ tử vong.

Thiết bị thiếu thốn, cứu bệnh nhân bằng cách nào? Khi mọi người lúng túng chưa biết nên xử lý thế nào thì lập tức bác sĩ Quỳnh đến dùng miệng của mình ngậm vào miệng, mũi bệnh nhân vừa hút vừa nhả các tạp chất ra ngoài để thông đường hô hấp.

Thầy kết luận: chỉ có tấm lòng lương y như từ mẫu - thiên thần áo trắng mới làm được. Đó là một bác sĩ tốt.

Và không chỉ có thế, học sinh lớp 9/3 còn được xem, nghe về hoạt động của Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng khám chữa bệnh ung thư miễn phí 100% cho người dân - thành lập từ ý tưởng của cố bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh...

Thầy giáo lại đặt câu hỏi: muốn xây một bệnh viện miễn phí như thế, người đứng đầu là ông Nguyễn Bá Thanh phải kết nối được tấm lòng của nhiều người: "Một người lãnh đạo tốt, cả xã hội được nhờ, hàng triệu người dân được hưởng lợi; một hiệu trưởng tốt bao nhiêu thế hệ học sinh được nhờ; một giám đốc tốt, cả công ty, xí nghiệp và hàng ngàn công nhân được nhờ. Còn ngược lại, nguy hiểm, đáng sợ và khủng khiếp vô cùng".

Và câu chuyện của những người thợ điện vượt suối trèo đèo mang ánh sáng đến vùng cao; những người lính cứu hỏa bất chấp hiểm nguy lao vào đám cháy để cứu người dân, những y, bác sĩ tình nguyện về vùng sâu, vùng xa khám chữa bệnh... đã khiến nhiều học sinh tròn xoe mắt.

Thầy giáo hạ giọng, nói chuyện tâm tình: "Các bạn biết không, khi thầy soạn bài này xong là đã 23h30, lúc ấy trong lòng thầy dâng lên một cảm xúc rất lạ. Thầy thầm mong ước những học sinh của mình lớn lên cũng biết sống tốt, sống vì mọi người".

HOÀNG LONG TRỌNG
(giáo viên môn ngữ văn Trường THCS Văn Lang, Q.1, TP.HCM):
Lan tỏa câu chuyện tử tế trong nhà trường

Theo tôi, dạy học phải hướng vào thực tế cuộc sống. Dạy học là để đào tạo những con người phục vụ đất nước, xã hội. 

Điều đó cũng có nghĩa là đào tạo những con người hướng vào thực tế, biết nhìn nhận thực tế, đánh giá, phát triển thực tại, làm xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, nhân văn hơn.

Vì vậy, cần đưa những câu chuyện tử tế, nghĩa cử tốt đẹp, những tấm gương bạn trẻ sống có ích và biết nghĩ cho người khác vào các bài học, các buổi sinh hoạt để lan tỏa lối sống đẹp trong nhà trường. 

Đây là một hướng đi tốt, phù hợp và thiết thực. Từ đó sẽ giáo dục, định hình được tư tưởng và quan điểm sống đẹp, sống có ý nghĩa cho học sinh.

Ở góc độ là một giáo viên trực tiếp đứng lớp dạy các em, tôi nghĩ để có thể lan tỏa lối sống hiến dâng và trung thực trong nhà trường, trước hết giáo viên phải là những người có suy nghĩ, hành động tích cực, có lối sống đẹp. 

Thứ hai, thầy cô phải tìm hiểu các thông tin, câu chuyện xác thực, gần gũi với học trò và tích hợp được những kiến thức thực tế đó trong các bài giảng phù hợp.

HOÀNG HƯƠNG - PHƯƠNG NGUYỄN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bán thông tin cá nhân 'nhộn nhịp như bán rau ngoài chợ', mong có án điểm xử nặng để răn đe

Nhiều bạn đọc đồng tình cần sớm có Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân và đưa ra xử phạt nặng, thậm chí có những vụ án điểm về tình trạng mua bán thông tin cá nhân.

Bán thông tin cá nhân 'nhộn nhịp như bán rau ngoài chợ', mong có án điểm xử nặng để răn đe

Mòn mỏi chờ khám bảo hiểm y tế khiến nhiều người chọn khám dịch vụ

Chờ đợi mòn mỏi khi khám bảo hiểm y tế khiến nhiều người ức chế, mệt mỏi chọn khám dịch vụ, thậm chí phải bỏ tiền mua thuốc vì bệnh viện thiếu thuốc, vật tư.

Mòn mỏi chờ khám bảo hiểm y tế khiến nhiều người chọn khám dịch vụ

Sắp bỏ cấp huyện nhưng U Minh vẫn đi học tập kinh nghiệm ở Côn Đảo

HĐND huyện U Minh, tỉnh Cà Mau vừa tổ chức 2 đoàn đi học tập kinh nghiệm ở Côn Đảo dù đã có chủ trương sắp xếp bỏ cấp huyện.

Sắp bỏ cấp huyện nhưng U Minh vẫn đi học tập kinh nghiệm ở Côn Đảo

Mạng xã hội giữa nghi ngại thật - giả

Trong thế giới hiện đại, mạng xã hội không chỉ là công cụ giao tiếp mà đã trở thành không gian định hình lối sống, giá trị và nhân cách.

Mạng xã hội giữa nghi ngại thật - giả

Vớt gần 20 tấn cá chết, lục bình, rác trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sau mưa đầu mùa

Sau mưa đầu mùa tại TP.HCM, các công nhân môi trường đã thu gom gần 20 tấn gồm cá chết, lục bình và rác trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

Vớt gần 20 tấn cá chết, lục bình, rác trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sau mưa đầu mùa

Vụ mua bảo hiểm tai nạn điện được 2 tháng thì bị điện giật chết: Chuyển hồ sơ về tòa án TP Mỹ Tho

Mua bảo hiểm tai nạn điện của Công ty bảo hiểm MIC Tiền Giang và sau đó bị điện giật tử vong nhưng sau 2 năm, người nhà vẫn chưa đòi được tiền, hiện hồ sơ vụ án "tranh chấp hợp đồng bảo hiểm" đã được chuyển về Tòa án nhân dân TP Mỹ Tho.

Vụ mua bảo hiểm tai nạn điện được 2 tháng thì bị điện giật chết: Chuyển hồ sơ về tòa án TP Mỹ Tho
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar