món Tết
Cũng không cần phải đi đâu xa hay mày mò săn tìm "hàng độc, hàng lạ", ngay ở thành phố Sài Gòn này có nhiều chợ lớn, chợ nhỏ vẫn sẵn những món Tết từ đồng quê, vật lạ hương đồng gió nội, kể cả nguồn gốc từ những nơi rất xa xôi.

Bánh Tết của từng miền đất đều được làm từ gạo nếp, đậu xanh, đường mía... Những thơm thảo của đồng đất quê nhà như gom ngon ngọt cho những mùa bánh Tết thêm hương vị. Cứ Tết lại nhớ, lại mong được trở về gian bếp ấm.

"Mẹ ơi xuân lại về/ Con chờ may áo mới/ Dù tuổi đời vời vợi/ Vẫn thèm chút hương quê". Dù năm tháng có vô tình rây sương trên tóc thì ký ức ăn Tết quê nhà trong lòng người con xa quê như tôi cũng không dễ gì quên.

Nhu cầu được sống trong hương vị của những cái Tết xưa vẫn mạnh mẽ vô cùng. Tết vẫn cứ phải là hạnh ngộ sum vầy, được kết dính bởi thứ keo bất diệt là mâm cỗ Tết với các món ăn ngon từ ngàn xưa.

"Món Tết quê nhà" có những bài viết "dễ thương đến sửng sốt", được viết bằng thứ tiếng Việt đẹp đẽ và trong lành.

TTO - Mẹ mở nồi, mùi thơm ngậy ngào ngạt bốc ra. Tôi thò tay xuống bên dưới lớp nước màu vàng cánh gián mỡ màng, nhón hai ngón tay bốc ra một thứ quả tròn tròn màu sẫm, ấn nhẹ thấy lớp thịt quả đã mềm, bèn bỏ tọt vào miệng.

TTO - Nồi thịt kho xong, nó thơm ngậy mùi tỏi, mùi ớt, mùi mỡ quện vào khói củi dừa đầu bếp, có khi còn thoang thoảng kèm mùi nhang thơm khi dâng lên cúng ông bà. Miếng thịt chín mềm rệu nhưng không vỡ, thịt không tách khỏi mỡ, mỡ không lấn mùi thịt.

Nhờ thử thách nấu những món ăn an hòa chúng ta bỗng nhận ra món ăn Tết Việt khắp 3 miền không chỉ ngon miệng, độc đáo mà còn khỏe lành nữa.
