31/07/2011 01:46 GMT+7

Món ngon gác bếp

THỦY OCG
THỦY OCG

TT - Thị trấn Đồng Văn (Hà Giang) nhỏ xinh, nằm dưới chân núi Đồn Cao, nổi tiếng với phiên chợ rộn ràng của người Mông mỗi cuối tuần. Lần nào dừng chân ở Đồng Văn, ghé ăn cơm nhà Tiến Nhị ở cổng chợ hay nhà bà Lan ở đầu phố cổ cũng phải hỏi một món ăn “gia truyền”: thịt gác bếp.

Phóng to
Lạp xưởng và thịt trâu, bò khô treo gác bếp - Ảnh: T.TR.

Tôi nhớ lần đầu tiên thưởng thức món ăn đặc sản vùng cao là giữa một trưa nắng gắt. Đó là một quán bé lụp xụp đầu cổng chợ, bồ hóng ám khói đầy các bức tường, bàn ghế bằng gỗ cũ kỹ, rượu uống bằng chén sành thô vuông màu tàn thuốc. Bếp trổ cửa sổ ra đường lớn, bàn ăn ở tít phía trong, không gian tranh tối tranh sáng trông cứ như chốn giang hồ trong phim. Chủ quán hạ một vài xiên thịt treo trên gác bếp rồi thái mỏng, xào với cải mèo đắng và một chút gừng. Mấy đứa đã có một bữa trưa ấn tượng mà đến mãi hơn một năm sau đó mới có dịp gặp lại.

Người vùng cao thường chọn bắp đùi chân sau trâu hoặc bò đem tẩm ướp gia vị, đặc biệt phải có một loại gừng chỉ bán ở phiên chợ bên Bảo Lạc, Cao Bằng vào chiều 25 tết, để khoảng bốn giờ rồi đem treo lên gác bếp. Bếp người miền núi đun bằng củi, khói bay lên ám đầy bồ hóng vào xiên thịt treo ngày qua ngày.

Muốn ăn thịt ướt chỉ cần treo trên gác bếp 4-5 ngày rồi hạ xuống. Lúc này thịt vẫn còn mềm, thái mỏng, xào với gừng thái chỉ hoặc cải mèo đắng nếu muốn, không cần nêm nếm thêm bất cứ gia vị gì. Thịt treo từ 10 ngày đến nửa tháng sẽ khô quắt lại, trở thành món thịt trâu, bò khô. Khi ăn bọc vào giấy bạc, vùi trong than củi, nướng lên rồi dùng chày dập mềm, xé thành sợi nhỏ, nhắm với tương ớt và rượu ngô thì thật không gì thú vị và ngon miệng bằng.

Thịt gác bếp khô hay ướt đều mang hương vị đặc biệt của bồ hóng. Lữ khách lên chợ Đồng Văn không bao giờ bỏ qua cơ hội thưởng thức những món gác bếp đặc sản này. Nhiều người còn đặt mua mang về dưới xuôi, cất trong tủ lạnh ăn dần hoặc đem ra đãi bạn. Các chủ quán quanh chợ Đồng Văn nhiều khi không có đủ hàng để bán cho khách vì thịt treo trên gác bếp vừa đủ ướt, đủ khô đã có người đến đặt hàng mang về.

Nếu tới Đồng Văn, đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức món ngon này, bạn nhé!

THỦY OCG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Ẩm thực Huế luôn gây thương nhớ với những món ăn độc đáo, phong phú và đặc trưng khó lẫn. Trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, một quán nho nhỏ mang đậm chất Huế ngay từ cái tên: Mệ Nhơn.

Ăn canh cá cơm lá me đất, bún xáo bò cơm nguội và cà pháo trắng giòn quán Mệ Nhơn

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?

Vài ngày qua, câu chuyện một đoạn lòng non của con lợn bùng nổ mạng xã hội. Có người gọi đó là 'lòng xe điếu', có người lại gọi là 'lòng se điếu'.

Tranh cãi 'lòng se điếu' hay 'lòng xe điếu' mới đúng chính tả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar