05/01/2014 07:29 GMT+7

Môn ngoại ngữ - chìa khóa mở cánh cửa hội nhập

TS NGUYỄN TÙNG LÂM (chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội)
TS NGUYỄN TÙNG LÂM (chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội)

TT - Nhấn mạnh tầm quan trọng của ngoại ngữ, nhiều chuyên gia và bạn đọc tiếp tục gửi ý kiến đến báo Tuổi Trẻ đề xuất các phương án đưa môn này vào danh sách các môn thi tốt nghiệp THPT.

Phóng to
TS Nguyễn Tùng Lâm - Ảnh do tác giả cung cấp

* “Ngoại ngữ nên là môn thi tự chọn”

Tôi cho rằng việc Bộ GD-ĐT đổi mới mạnh mẽ việc thi và công nhận tốt nghiệp THPT trong năm nay sẽ nhận được ủng hộ của dư luận xã hội vì thể hiện rõ việc chuyển động tích cực sau khi có nghị quyết Trung ương 8, góp phần khôi phục niềm tin của người dân với giáo dục. Nhưng có lẽ việc đổi mới cần tính toán chặt chẽ và phải triệt để, tránh đưa ra những giải pháp nửa vời.

Tôi nghĩ phương án 2 (thi bắt buộc ba môn văn, toán, ngoại ngữ và hai môn tự chọn trong số các môn còn lại) không hợp lý. Vì trong khi kết quả xét tốt nghiệp có 50% là điểm trung bình môn học lớp 12 thì việc thi năm môn vẫn là nhiều. Hơn nữa xét ở khía cạnh thực tiễn, khó có thể bắt buộc tất cả học sinh trên toàn quốc thi ngoại ngữ được.

Một điều quan trọng nữa cần phải thừa nhận là cách thức thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT lâu nay không giúp chất lượng dạy học môn này nâng lên mà lại kéo lùi chất lượng. Vì vậy nếu lấy việc “bắt buộc thi ngoại ngữ” là giải pháp cốt yếu đảm bảo chất lượng dạy học môn này, trong khi vẫn giữ cách thi cũ thì mục đích không đạt được. Theo tôi, kỳ thi tốt nghiệp THPT nên thi bốn môn, trong đó có hai môn ngữ văn, toán thi bắt buộc. Hai môn còn lại thí sinh được tự chọn trong số các môn ngoại ngữ, vật lý, hóa học, lịch sử, địa lý, sinh học. Nếu áp dụng cách này, tôi nghĩ đa số học sinh thành phố sẽ vẫn thi ngoại ngữ, nhưng học sinh các vùng không có điều kiện dạy học tốt ngoại ngữ sẽ chọn môn khác.

Tôi không tán thành phương án “cộng điểm” đối với môn ngoại ngữ. Theo tôi, kỳ thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi công nhận hoàn thành chương trình THPT, vì thế không nên cộng điểm ưu tiên, khuyến khích hay xếp loại, càng không nên đưa vào tiêu chí xem xét thi đua của các địa phương. Có làm như thế thì kỳ thi tốt nghiệp THPT mới khách quan. Cũng với quan điểm trên, tôi không đồng ý phương án mở rộng đối tượng miễn thi cho học sinh giỏi với tỉ lệ 20% cho năm. Nên để học sinh dự thi công bằng như nhau.

Còn một điều nữa tôi muốn nói là Bộ GD-ĐT cần đổi mới việc thi tốt nghiệp phổ thông trong bối cảnh đổi mới toàn diện nền GD-ĐT, đổi mới kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ nên cần đưa ra những quyết định để có tính tiếp nối, thống nhất trên toàn hệ thống. Trong tương lai ta sẽ bỏ hẳn kỳ thi tuyển sinh “3 chung” và giao về cho các trường tự chủ tuyển sinh. Vì vậy, cần tính tới việc sử dụng kết quả tốt nghiệp làm một căn cứ quan trọng trong xét tuyển sinh vào ĐH-CĐ, TCCN. Các trường có thể căn cứ vào kết quả xét tốt nghiệp nhưng cũng có thể căn cứ vào điểm thi của những môn tương ứng với yêu cầu của từng ngành, trường để tuyển sinh.

* Môn bắt buộc

Thế giới đã chứng kiến một Singapore phát triển vượt bậc nhờ vào việc họ đã xem trọng việc học và sử dụng tiếng Anh. Bộ GD-ĐT cần có cách nhìn xa hơn trong việc dạy tiếng Anh cho học sinh. Dạy tiếng Anh là để sử dụng trong giao tiếp với phần còn lại của thế giới, để hội nhập vào thế giới, để hiểu những gì thế giới nói và nói cho họ hiểu những gì chúng ta muốn nói và muốn làm hoặc cùng họ sẽ làm. Ngày nay, học sinh và các bậc phụ huynh đã ý thức rất rõ tầm quan trọng của ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Vì vậy Bộ GD-ĐT cần thể hiện trách nhiệm của mình, làm tiếng Anh thật sự trở thành một nguồn lực cho việc hội nhập trong 5-10 năm tới đây. Tiếng Anh nên trở thành một môn thi bắt buộc cũng giống như toán, văn.

* Lo cho khả năng giao tiếp

Nên để ngoại ngữ là môn thi bắt buộc. Trong trường sẽ có những bạn học kém môn này, dẫn đến ngại học ngoại ngữ. Lúc thi các bạn này sẽ chọn môn khác chứ không phải ngoại ngữ. Vậy khả năng giao tiếp với thế giới của thế hệ trẻ sẽ đi về đâu?

Lấy ý kiến trong vòng một tháng

Bộ GD-ĐT sẽ trưng cầu ý kiến rộng rãi về dự thảo phương án thi và công nhận tốt nghiệp THPT trong một tháng, kể từ ngày 2-1-2014. Theo đại diện Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ GD-ĐT, muộn nhất là ngay sau Tết Nguyên đán sẽ quyết định chính thức phương án thi và công nhận văn bằng năm 2014.

Như vậy thay vì phải chờ tới cuối tháng 3 để biết môn thi tốt nghiệp, học sinh lớp 12 năm nay sẽ có thể xác định môn thi tốt nghiệp sớm hơn gần hai tháng. “Có thêm thời gian ôn thi, phương án thi, công nhận tốt nghiệp phù hợp, giảm bớt căng thẳng sẽ là những yếu tố khiến tình trạng học đối phó, thi tiêu cực giảm mạnh” - ông Trần Văn Nghĩa, phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, phân tích.

TS NGUYỄN TÙNG LÂM (chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM hợp tác Intel đào tạo nhân lực AI

TP.HCM và Tập đoàn Intel phối hợp triển khai chương trình đào tạo nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó tập trung vào cán bộ, công chức, những người đã và sắp đi làm của TP.

TP.HCM hợp tác Intel đào tạo nhân lực AI

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Sinh viên khoa marketing và truyền thông, Trường đại học Hoa Sen vừa hoàn thành môn học 'kỹ năng tạo lập văn bản truyền thông' tại Tuổi Trẻ.

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Trong 6 giải nhất quốc gia cuộc thi vô địch tin học văn phòng, Nguyễn Thái Sơn là học sinh cấp 3 duy nhất.

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Nhờ nỗ lực không ngừng và khả năng ngoại ngữ vượt trội, Hà Tiểu Linh, lớp 12/11 Trường Quốc tế Á Châu (Asian School), đạt học bổng của 10 trường đại học tại Hoa Kỳ.

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11

Trong hệ thống giáo dục quốc tế, chương trình 'Dự bị Đại học' (Foundation Studies) là lựa chọn quen thuộc để học sinh rút ngắn thời gian trước khi vào đại học.

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11

Tuyển sinh 2025: Những điểm thí sinh cần lưu ý, tránh mất cơ hội vào đại học

Nhiều thí sinh chờ có điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 rồi xét tuyển vì năm nay không còn xét tuyển sớm, trong khi nhiều trường đại học yêu cầu thí sinh nộp hồ sơ sớm trực tuyến, trực tiếp để phục vụ công tác xét tuyển.

Tuyển sinh 2025: Những điểm thí sinh cần lưu ý, tránh mất cơ hội vào đại học
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar