06/07/2016 08:29 GMT+7

Môn học sinh tồn

PHẠM VŨ
PHẠM VŨ

TTO - “Năm học sinh chết đuối do tắm ao” - đó là bản tin trên trang 2 báo Tuổi Trẻ ngày 5-7. Và nào chỉ có mỗi số báo ấy, đến độ có người đã thở dài ai oán: “Mỗi năm đến hè lại nghe... đuối nước”!

Những bản tin “tức ngực” xuất hiện không biết bao lần, dồn dập mỗi mùa hè, thậm chí kéo dài quanh năm. Bao đau đớn, tiếc thương cũng không chuộc lại được cuộc đời. Chỉ có tìm giải pháp và hành động.

Tôi cũng thiếu kỹ năng sống. Khi bị một xoáy nước kéo ra xa trên bãi biển Vũng Tàu, chìm dần dưới những con sóng, tôi đã tiếc biết bao tuổi 19, quặn lòng khi nghĩ sẽ không còn được gặp ông bà, cha mẹ, chị em, bạn bè. Và tiếc vì mình đã không học bơi.

May mắn được cứu thoát, nhưng tôi đã vĩnh viễn mất đi cảm giác vui sướng khi đứng trước biển, vĩnh viễn không thể thoải mái thả mình trong làn nước. Một thiệt thòi không nhỏ cho đời người.

Một lần khác, chuyến công tác sau cơn bão số 9 dữ dội ở Lý Sơn kết thúc, tôi ra tàu về đất liền. Cầu tàu đã tan nát. Chiếc tàu cao tốc quay đuôi về phía mảng chân cầu còn sót lại, các anh thủy thủ ghì dây, hành khách đứng chờ, khi sóng xô tàu gần vào bờ thì... phi thân lao xuống.

Không có cách nào khác. Tôi đứng sững nhìn từng người một lần lượt lấy đà - canh khoảnh khắc - nhảy qua khoảng không. Phía dưới là sóng cuộn, là đuôi tàu đập rầm rầm vào thành bêtông.

“Nhảy nhanh, mạnh lên. Rớt xuống đó là nát xương” - một ai đó quát vào tai tôi.

Tái xanh, tim đập rầm rập, tôi biết chỉ có môn nhảy xa đã được học hai tiết trong trường phổ thông có thể cứu mình lúc này. Môn thể dục mà tôi yếu nhất, bỏ lơ nhất vì coi là môn phụ. Lúc ấy, trong đầu tôi bật ra một chân lý: mình đã bỏ lỡ những môn học sinh tồn...

Về thành phố, nhìn những cô cậu bé đeo kính cận, tay cầm bánh mì, bánh bao, sushi, cơm hộp, ngồi trên xe của cha mẹ chạy đến những lớp học thêm: tiếng Anh, văn, vẽ, nhạc, toán, lý, hóa, sinh, lúc rảnh lại vùi vào tivi, iPad... lòng tự hỏi không biết các em có còn thời gian, tâm sức để tập luyện những môn học sinh tồn, những kỹ năng sau này sẽ là thiết yếu trong cuộc sống?

Hỏi thêm những người bạn, đọc thêm những tin tức, biết rằng không chỉ ở TP.HCM hay Hà Nội mà với các em nhỏ sinh ra, lớn lên trên sông nước đồng bằng sông Cửu Long, bơi lội cũng trở thành xa xỉ, các em sinh ở cao nguyên giờ cũng chân yếu tay mềm. Vì sao? Vì thể dục thể thao trong học đường vẫn cứ mãi là môn phụ, là phong trào.

Nếu môn thể dục, giáo dục thể chất trong trường tiểu học, trung học được đặt lại tên thành môn học sinh tồn, được dành nhiều thời gian hơn, đầu tư nhiều điều kiện hơn thì quan điểm chính - phụ trong các thầy cô, phụ huynh và trong chính các em có thay đổi?

Môn sinh tồn được đầu tư đúng mức liệu có cho chúng ta kết quả là những cô cậu học sinh năng động, tự tin hơn, thành công hơn, cho một xã hội an toàn hơn, bớt đi những bản tin đuối nước, tức ngực đến nghẹn ngào vì sự vô lý?

Kỹ năng sinh tồn không thể chỉ dành riêng cho người may mắn.

PHẠM VŨ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cần tỉnh táo trước khi 'chốt đơn'

Tôi đã từng livestream để bán sách. Đây là công việc không dễ dàng. Nguyên ê kíp phải chuẩn bị kịch bản, các nội dung khuyến mãi, set up trường quay, lưu ý các từ không được nói...

Cần tỉnh táo trước khi 'chốt đơn'

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Quy định "người gây ô nhiễm phải trả tiền" này đã được nhiều nước áp dụng để thúc đẩy phân loại rác và phát triển kinh tế tuần hoàn. Chúng ta cũng đang thúc đẩy hướng này, nhưng...

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Chỉ hai ngày sau khi nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, người giàu nhất Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Hai huyện U Minh và Phú Tân (Cà Mau) cho các đại biểu HĐND và lãnh đạo chủ chốt ban, ngành huyện đi học tập kinh nghiệm ở Côn Đảo và Phú Quốc trước ngày giải thể cấp huyện.

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar