21/11/2022 16:14 GMT+7

Món ăn Bắc Bộ chua cay mặn ngọt có liên quan gì sức khỏe?

THÙY DƯƠNG
THÙY DƯƠNG

TTO - Món ăn Nam Bộ thường có vị ngọt, món ăn Trung Bộ lấy vị mặn làm đầu, còn món ăn miền Bắc có bốn vị chua, cay, mặn, ngọt. Những món ăn theo vùng miền sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Món ăn Bắc Bộ chua cay mặn ngọt có liên quan gì sức khỏe? - Ảnh 1.

Một bữa ăn của người Bắc - Ảnh: Thùy Dương

Ăn uống là bản năng cần thiết của con người. Nhu cầu ăn uống thay đổi theo từng người và chịu ảnh hưởng bởi kinh tế, văn hóa và xã hội. Thói quen ăn uống sử dụng quá nhiều đường, nhiều muối đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ăn ngọt nhiều, tăng nguy cơ thừa cân béo phì, đái tháo đường type 2

Theo bác sĩ Phạm Ngọc Oanh - trưởng khoa dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, đường là nguồn thực phẩm cung cấp năng lượng cho cơ thể. 1 gam đường cung cấp cho cơ thể 4kcal. 

Tuy nhiên khi cơ thể tiêu thụ nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì, tiểu đường type 2, hội chứng chuyển hóa, một số loại ung thư, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, làm nhanh quá trình lão hóa và da dễ xuất hiện các mụn viêm nhiễm...

Nghiên cứu do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố thực hiện trong năm 2020 trên người từ 18 đến 69 tuổi tại TP.HCM cho thấy, tỉ lệ người dân mắc tiểu đường type 2 là 8,6%, cao hơn so với tỉ lệ chung của cả nước.

Theo nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam của Bộ Y tế, lượng đường cho thêm vào thực phẩm hoặc đường có trong tự nhiên (đường trong mật ong, siro, nước ép trái cây cô đặc, đường trong nước ngọt, trong kẹo, bánh, chè…) không nên dùng quá 25 gam trong một ngày.

Trung bình 1 muỗng cà phê chứa khoảng 5 gam đường; trong 1 lon nước ngọt lượng đường trung bình là 39 gam; trong 1 gói cà phê sữa hòa tan uống liền trung bình có 8-10 gam đường...

Như vậy, nếu ăn nhiều món ăn có nhiều đường, quá 25 gam mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và có những nguy cơ mắc những bệnh kể trên.

Ăn mặn gần gấp 2 lần so với khuyến cáo

Thói quen ăn mặn của người dân hiện nay cũng là vấn đề được quan tâm. Ăn mặn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương…

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), lượng muối tiêu thụ trong một ngày ở người trưởng thành nên dưới 5 gam để giảm nguy cơ mắc tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.

Tuy nhiên theo kết quả điều tra toàn quốc được thực hiện vào năm 2020 ở đối tượng từ 15 đến 49 tuổi cho thấy: lượng muối tiêu thụ trung bình trong 1 ngày ở nam là 9,6 gam và nữ là 9 gam, cao hơn gần gấp đôi so với khuyến cáo của WHO.

Hằng ngày, lượng muối cung cấp cho cơ thể từ thực phẩm tự nhiên khoảng 10%, 10% được cung cấp qua thực phẩm chế biến sẵn và 80% còn lại từ gia vị cho vào thực phẩm khi chế biến và khi ăn.

Thay đổi thói quen và khẩu vị của một người không phải một sớm một chiều, mà cần tập từ từ, mỗi ngày giảm đi một ít. 

Để giữ sức khỏe cho bản thân và gia đình, cần tập giảm muối trong khẩu phần ăn hằng ngày bằng cách giảm bớt muối và gia vị chứa nhiều muối (nước mắm, nước tương, hạt nêm, bột canh) vào thực phẩm khi sơ chế, ướp và nấu thức ăn. 

Cố gắng giảm lượng muối và gia vị chứa nhiều muối mà hiện nay bạn đang cho vào thực phẩm. Hạn chế để muối, nước chấm trên bàn khi ăn. Hạn chế chấm thêm, hãy chấm nhẹ tay các thực phẩm vào muối và gia vị chứa nhiều muối khi ăn. 

Không chấm các món ăn đã mặn như thịt kho, cá kho, dưa cà muối… vào nước chấm. Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối như thịt cá đóng hộp, các loại mắm, cá khô, dưa cà muối, mì ăn liền, xúc xích, giò, chả…

Tăng cường ăn các bữa ăn tự nấu tại nhà thay cho các bữa ăn ngoài hàng quán để có thể kiểm soát lượng muối và gia vị chứa nhiều muối khi chế biến. Hãy tập thói quen đọc hàm lượng muối trên nhãn thực phẩm.

Món phở Việt Nam được đài truyền hình Hàn Quốc gọi là món ăn đường phố ngon nhất

TTO - Xuất hiện trên một chương trình thực tế về du lịch và ẩm thực của Đài truyền hình quốc gia Hàn Quốc, món phở đã "hút hồn" hai người tham gia và được vinh danh là món ăn đường phố ngon nhất.



THÙY DƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những lãnh đạo bệnh viện nhận hối lộ từ Công ty Sơn Lâm sau hợp đồng mua dược liệu

Ông Phạm Văn Cách, cựu chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dược phẩm Sơn Lâm, bị cáo buộc hối lộ hơn 71 tỉ đồng cho nhiều lãnh đạo, cán bộ của 13 bệnh viện, trung tâm y tế trên cả nước để không bị gây khó khăn khi cung cấp thuốc.

Những lãnh đạo bệnh viện nhận hối lộ từ Công ty Sơn Lâm sau hợp đồng mua dược liệu

Đoàn Di Băng lại đăng đàn ‘xin lỗi’ và nói là bên ‘bị ảnh hưởng’

Sau khi có thông tin về việc thu hồi lô kem chống nắng do Công ty VB GROUP phân phối, ngày 17-5 Đoàn Di Băng đã đăng tải trên trang cá nhân về việc thu hồi sản phẩm. Trước đó, cô cũng đăng tải thông báo tương tự khi lô dầu gội bị thu hồi.

Đoàn Di Băng lại đăng đàn ‘xin lỗi’ và nói là bên ‘bị ảnh hưởng’

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Sản phẩm công ty chồng Đoàn Di Băng: Chỉ số chống nắng bằng 4,8% so với nhãn dán, có phải hàng giả?

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy toàn quốc lô sản phẩm do công ty chồng Đoàn Di Băng đưa ra thị trường, do chỉ số chống nắng trên nhãn là SPF 50 nhưng kết quả kiểm nghiệm là SPF 2,4.

Sản phẩm công ty chồng Đoàn Di Băng: Chỉ số chống nắng bằng 4,8% so với nhãn dán, có phải hàng giả?

Mỹ phê duyệt xét nghiệm máu đầu tiên chẩn đoán bệnh Alzheimer

Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt xét nghiệm máu đầu tiên chẩn đoán bệnh Alzheimer, bước tiến lớn giúp phát hiện bệnh sớm hơn và điều trị hiệu quả hơn.

Mỹ phê duyệt xét nghiệm máu đầu tiên chẩn đoán bệnh Alzheimer

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar