12/06/2019 15:07 GMT+7

Mỗi tuần chúng ta nuốt vào cơ thể một chiếc thẻ tín dụng

Ý NGUYÊN
Ý NGUYÊN

TTO - Ô nhiễm nhựa đang ngày càng lan rộng đến mức mỗi người chúng ta đưa vào cơ thể đến 5 gram nhựa mỗi tuần, tương đương với 1 chiếc thẻ tín dụng.

Mỗi tuần chúng ta nuốt vào cơ thể một chiếc thẻ tín dụng - Ảnh 1.

Rác thải nhựa tràn ngập ở Indonesia - Ảnh: AFP

Theo ABC News, đây là kết luận từ nghiên cứu do Đại học Newcastle của Úc tiến hành. Kết quả vừa công bố cho biết kể từ năm 2000, thế giới đã sản xuất ra khối lượng nhựa nhiều bằng tất cả các năm trước cộng lại.

Dựa trên kết luận của 52 nghiên cứu khác, báo cáo này chỉ ra rằng nguồn hấp thụ nhựa lớn nhất là từ nước uống khi trung bình mỗi người có thể tiêu thụ 1.769 hạt vi nhựa mỗi tuần chỉ từ việc uống nước.

Ngoài ra, con người cũng có thể nuốt một lượng lớn hạt vi nhựa khi ăn các loài động vật có vỏ như cua, tôm, trai, hàu hay sò vốn hấp thu các chất nhựa độc hại từ nước biển đã bị ô nhiễm quá nặng.

Cũng theo báo cáo của ĐH Newcastle, mức độ ô nhiễm nhựa có khác nhau tùy từng khu vực, nhưng không có nơi nào được "vô nhiễm".

Mỗi tuần chúng ta nuốt vào cơ thể một chiếc thẻ tín dụng - Ảnh 2.

Các container rác thải nhựa ở Cảng Klang, phía tây thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) ngày 28-5. Chính quyền Malaysia đã cương quyết buộc trả các container rác thải độc hại về nơi xuất phát của nó - Ảnh: AFP

Tại Mỹ, có tới 94,4% mẫu nước máy nhiễm các sợi nhựa siêu nhỏ, trung bình 9,6 sợi nhựa/lít. Nguồn nước ở châu Âu ít bị ô nhiễm hơn nhưng lượng sợi nhựa được ghi nhận có trong 72,2% mẫu nước, và trung bình là 3,8 sợi nhựa/lít.

Nghiên cứu công bố ngày 11-6 được xem là hồi chuông cảnh báo về tác động tiêu cực của ô nhiễm nhựa đang đe dọa nghiêm trọng không chỉ đối với môi trường và còn sức khỏe của con người.

Vài ngày trước, một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Công nghệ và Khoa học môi trường (Mỹ) cũng cho thấy mỗi người trung bình ăn ít nhất 50.000 hạt vi nhựa mỗi năm và hít vào một khối lượng tương tự.

Các nhà khoa học cũng cảnh báo con số thực có thể còn cao hơn nhiều lần vì nghiên cứu chỉ thực nghiệm phân tích được với một lượng nhỏ thực phẩm và nước uống. Theo các nhà khoa học, việc uống nước đóng chai làm gia tăng trầm trọng số lượng hạt vi nhựa mà con người tiêu thụ.

Mỗi tuần chúng ta nuốt vào cơ thể một chiếc thẻ tín dụng - Ảnh 3.

Các hạt nhựa gây ô nhiễm trong môi trường sống của chúng ta theo ghi nhận của ĐH Newcastle - Ảnh: ĐH Newcastle

Ý NGUYÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Con gái cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton phải trả lại 2,2 triệu USD cho USAID?

Tin đồn trên mạng cho rằng bà Chelsea Clinton phải hoàn trả 2,2 triệu USD cho Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID).

Con gái cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton phải trả lại 2,2 triệu USD cho USAID?

Xôn xao thông tin lãnh đạo Mossad bị Iran ám sát

Mạng xã hội rộ lên tin đồn chấn động: Giám đốc cơ quan tình báo Mossad của Israel - ông David Barnea - đã bị lực lượng Iran ám sát.

Xôn xao thông tin lãnh đạo Mossad bị Iran ám sát

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

Một người đàn ông sống ở bang Texas cả đời đã bị trục xuất về Jamaica vì không có quốc tịch Mỹ, dù sinh tại căn cứ quân sự ở Đức.

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

4 người con của ông Trump không bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh về quyền quốc tịch theo nơi sinh

Một số ý kiến cho rằng 4/5 người con của tổng thống Mỹ có thể bị trục xuất, nếu sắc lệnh hành pháp hủy quyền quốc tịch theo nơi sinh được thực thi.

4 người con của ông Trump không bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh về quyền quốc tịch theo nơi sinh

‘Chợ bán hổ’ ở Bangladesh là thật hay giả?

Video lan truyền trên mạng được cho là ghi lại khung cảnh "chợ bán hổ" tại Bagerhat, Bangladesh, nơi người dân xếp hàng bán hổ Bengal.

‘Chợ bán hổ’ ở Bangladesh là thật hay giả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar