23/11/2014 09:06 GMT+7

​Mỏi mòn chờ xây nhà

D.NGỌC HÀ
D.NGỌC HÀ

TT - Vay mượn tiền mua đất để xây nhà nhưng phải đi ở nhờ và khả năng phải đóng thêm một lần tiền sử dụng đất nữa mới được xây nhà.

Đó là tình cảnh của nhiều người dân mua đất tại các dự án và khu đất của Công ty cổ phần Hoàng Hải (Công ty Hoàng Hải) ở xã Bà Điểm, H.Hóc Môn (TP.HCM).

Đất nền trong khu dân cư Hoàng Hải bỏ hoang nhiều năm, giờ thành bãi chăn bò - Ảnh: D.N.Hà

Năm 2007, gia đình ông Dương Đằng Giao mua một lô đất 120m2 trong khu 18ha của Công ty Hoàng Hải. Để có 840 triệu đồng mua đất, gia đình ông phải vay mượn khắp nơi với mong muốn cất được căn nhà để ở. Thế nhưng sau khi ông Giao mua đất thì xảy ra vụ việc giám đốc Công ty Hoàng Hải vi phạm pháp luật rồi tất cả thủ tục liên quan đến lô đất bị ngưng cho đến nay.

Không được xây nhà

Bảy năm qua, gia đình ông Giao phải thuê nhà trọ ở trong khi đất mua “bỏ hoang”. Sau nhiều lần chuyển nhà, bốn người trong gia đình phải về ở tạm nhà mẹ vợ ông Giao. “Nhà mẹ tôi chật lắm, chỉ có một phòng ngủ, gia đình tôi phải ở tạm tại phòng khách. Giờ chỉ mong chính quyền cho phép gia đình tôi xây nhà trên mảnh đất mình đã mua” - ông Giao nói.

Tương tự, gia đình bà Lê Thị Liên mua 120m2 đất trong khu 18,3ha của Công ty Hoàng Hải từ năm 2007 với giá 600 triệu đồng. Bà Liên vay mượn tiền của người quen và thế chấp căn nhà đang ở mới có đủ tiền mua đất.

Bảy năm nay, bà Liên cũng mòn mỏi chờ Nhà nước giải quyết những thủ tục xung quanh các dự án của Công ty Hoàng Hải để được xây nhà một cách hợp pháp.

Còn ông Ngô Văn Hòa mua đất của Công ty Hoàng Hải từ năm 2006 trên khu đất 20,1ha. Theo ông Hòa, ông còn nợ Công ty Hoàng Hải 330 triệu đồng. Khi ông tìm hiểu để làm giấy chủ quyền nhà đất thì được cơ quan chức năng giải thích: ngoài 330 triệu đồng tiền nợ, ông Hòa phải đóng thêm tiền sử dụng đất cho Nhà nước với giá 880.000 đồng/m2.

Ông Hòa cho biết ông không đồng ý đóng thêm tiền sử dụng đất cho Nhà nước bởi khi ông mua đất của Công ty Hoàng Hải là mua đất ở chứ không phải đất nông nghiệp. “Nếu do Công ty Hoàng Hải vi phạm các quy định của Nhà nước mà buộc dân phải đóng thêm một lần tiền sử dụng đất là quá thiệt thòi cho dân” - ông Hòa nói.

Phải giải quyết từng trường hợp

Ông Nguyễn Toàn Nam, chánh văn phòng UBND H.Hóc Môn, cho biết đối với bốn khu đất nông nghiệp do Công ty Hoàng Hải đang triển khai dở dang tại xã Bà Điểm đã có quy hoạch 1/2.000. UBND TP cho phép tồn tại 79 công trình trên bốn khu đất này, UBND huyện đã cấp số nhà và đang xem xét cấp giấy chủ quyền nhà đất cho các hộ dân.

Tuy nhiên, Công ty Hoàng Hải bán đất cho các hộ dân dưới nhiều hình thức khác nhau, pháp lý của từng khu đất cũng khác nhau nên nghĩa vụ và quyền lợi của các khách hàng theo đó cũng không giống nhau.

Người dân có nhu cầu cấp giấy chủ quyền nhà đất hoặc làm thủ tục xin giấy phép xây dựng nên đem hồ sơ cụ thể của khu, thửa đất mình đã mua liên hệ UBND xã Bà Điểm hoặc Phòng quản lý đô thị H.Hóc Môn để được hướng dẫn cụ thể.

Ông Nam từ chối trao đổi về trường hợp người dân phản ảnh họ mua đất của Công ty Hoàng Hải là mua nền nhà (tức đất ở), nay có người được thông báo phải đóng tiền chuyển mục đích sử dụng đất khiến người dân thiệt thòi. Ông Nam cho biết giao dịch của người dân và Công ty Hoàng Hải là giao dịch dân sự, nếu người dân thấy công ty thực hiện không đúng theo nội dung hợp đồng thì có thể liên hệ cơ quan chức năng (tòa án) để được hướng dẫn giải quyết.

Cũng theo ông Nam, đối với ba dự án của Công ty Hoàng Hải tại xã Bà Điểm, UBND huyện đang lập đồ án điều chỉnh quy hoạch 1/500, sắp tới sẽ phê duyệt.

Ba dự án này trước kia đã có quy hoạch 1/500 nhưng Công ty Hoàng Hải chia lô bán nền không đúng quy hoạch, phân lô trên đất cây xanh, lô nhỏ hơn quy hoạch... nay phải điều chỉnh cho phù hợp.

Việc điều chỉnh quy hoạch này nhằm khắc phục những khiếm khuyết hạ tầng, chỉnh trang khu dân cư và cũng một phần hạn chế thiệt hại cho người dân. Sau khi đồ án quy hoạch điều chỉnh nêu trên được cấp thẩm quyền phê duyệt, UBND H.Hóc Môn, xã Bà Điểm sẽ công khai cho người dân biết và thực hiện.

Chánh văn phòng UBND H.Hóc Môn cũng cho biết UBND huyện dự kiến sẽ làm việc trực tiếp với các ngân hàng mà Công ty Hoàng Hải đã thế chấp giấy chủ quyền đất của các khu đất trên để vay tiền. Sau đó, UBND huyện sẽ rà soát, xin ý kiến các cơ quan chức năng, giải quyết từng trường hợp cụ thể.

Mới cấp được 45 giấy chủ quyền nhà đất

Công ty Hoàng Hải có bảy khu đất tại xã Bà Điểm, H.Hóc Môn, trong đó ba khu đất đã được cơ quan chức năng phê duyệt dự án, phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500. Bốn khu đất còn lại chưa có pháp lý dự án, một phần diện tích còn là đất nông nghiệp chưa chuyển sang đất ở.

Ông Nguyễn Toàn Nam cho biết UBND huyện đang từng bước thực hiện chỉ đạo của UBND TP về việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc tại các khu đất do Công ty Hoàng Hải đầu tư dang dở.

Trong ba dự án và bốn khu đất nông nghiệp của Công ty Hoàng Hải tại xã Bà Điểm, hiện có 350 công trình xây dựng, chủ yếu là nhà ở.

Trong đó có khoảng 230 công trình đủ điều kiện cấp giấy chủ quyền nhà đất, 120 công trình còn lại thuộc diện đang bị tranh chấp, xây dựng sai chức năng quy hoạch hoặc chủ nhà nhận chuyển nhượng giấy tay qua nhiều người...

Cho đến nay, UBND huyện đã cấp giấy chủ quyền được 45 trường hợp, 99 trường hợp đã nộp hồ sơ và đang giải quyết, 87 trường hợp chưa liên hệ cơ quan chức năng nộp hồ sơ. UBND huyện đã chỉ đạo UBND xã Bà Điểm tập trung đôn đốc đối với 87 trường hợp này.

D.NGỌC HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cải tạo đường ống nước sinh hoạt, làm nước vàng đục

Sóc Trăng đang đầu tư, cải tạo nâng công suất nhà máy nước tại khu vực thành phố nên khả năng dẫn đến tình trạng nước sinh hoạt bị vàng, một số nơi nước còn bị đục.

Cải tạo đường ống nước sinh hoạt, làm nước vàng đục

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Có đất ở từ năm 2010 nhưng đến nay, hàng trăm hộ dân tại buôn H'Mông (xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) vẫn chưa được giao đất sản xuất, buộc phải quay về "bám rừng" sống tạm bợ.

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Trụ sở làm việc sau sáp nhập được ưu tiên bố trí tại trung tâm quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng thuộc TP Cần Thơ hiện tại, thuận tiện cho người dân liên hệ làm việc.

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng là câu hỏi mà rất nhiều người dân quan tâm.

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Dừng tham quan của trường học do sắp xếp đơn vị hành chính: Không nên cứng nhắc

Trong khi nhiều trường học ở Ninh Thuận dừng thì trường học ở các địa phương khác vẫn tổ chức cho giáo viên đi tham quan, du lịch.

Dừng tham quan của trường học do sắp xếp đơn vị hành chính: Không nên cứng nhắc

Không thể chấp nhận việc xé vé máy bay của du khách, xử nghiêm để không tái diễn

Vụ nhân viên xuất nhập cảnh xé vé của du khách Đài Loan tại sân bay Phú Quốc nhận được rất nhiều phản hồi từ bạn đọc.

Không thể chấp nhận việc xé vé máy bay của du khách, xử nghiêm để không tái diễn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar