25/06/2014 07:58 GMT+7

Mỏi mòn chờ văcxin

LAN ANH
LAN ANH

TT - Nhu cầu văcxin trong năm 2014 tăng ít nhất 2-3 lần so với năm 2013 - ông Đỗ Tuấn Đạt, giám đốc Công ty Văcxin và sinh phẩm số 1, đánh giá.

Nhưng hiện các văcxin 5 trong 1 (phòng bại liệt, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib), 6 trong 1, thủy đậu, 3 trong 1 (sởi - quai bị - rubella) vẫn đang hết hoặc rất khan hiếm.

Tiêm văcxin 5 trong 1 cho trẻ tại Viện Pasteur TP.HCM - Ảnh: Hữu Khoa

Có mặt tại phòng tiêm chủng 70 Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) ngày 13-6 để tiêm ngừa văcxin 6 trong 1 mũi nhắc lại cho con gái, vợ chồng anh Đinh Mạnh Quý ở đường Láng, Hà Nội chưng hửng vì được báo đã hết sạch văcxin, dự kiến cuối tháng 7 mới có văcxin trở lại.

Điệp khúc thiếu văcxin

"Về lý thuyết thì công ty văcxin, nhà cung cấp đều muốn bán văcxin, chúng tôi cũng muốn có văcxin tiêm cho người dân, tức là người sử dụng, người cung cấp văcxin không có xung đột gì. Vấn đề chỉ là năm 2014 này nhiều loại dịch bệnh xảy ra, mà văcxin Quinvaxem bị tạm dừng sử dụng một thời gian nên người dân chuyển sang tiêm dịch vụ gây tình trạng thiếu văcxin 5 trong 1, 6 trong 1 dịch vụ"

Ông Nguyễn Nhật Cảm (giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội)

Anh Quý kể sau nhiều tai biến sau tiêm văcxin 5 trong 1 tiêm chủng mở rộng nên gia đình lo sợ, đưa con đi tiêm dịch vụ. “Con tôi đã tiêm hai mũi 5 trong 1 dịch vụ, lần này đến lịch tiêm mũi 3 mà không có văcxin nên chúng tôi lo không biết có ảnh hưởng hiệu quả phòng bệnh hay không” - anh Quý băn khoăn.

Ông Đỗ Tuấn Đạt cho biết so với cùng kỳ năm trước, nhu cầu nhiều loại văcxin đã tăng 2-3 lần trong nửa đầu năm nay, kể cả những loại văcxin ít người tiêm do bệnh cảnh nhẹ, không gây tử vong, như bệnh thủy đậu thì từ cuối năm 2013 đến nay liên tục rơi vào cảnh cháy hàng.

“Cuối tháng 4 chúng tôi vừa nhập được 25.000 liều đưa ra thị trường giờ hết sạch. Dù Cục Quản lý dược duyệt cho chúng tôi nhập gần 80.000 liều, nhưng có nhập được hay không còn tùy nhà cung cấp. Phải cuối tháng 6 chúng tôi mới có thể nhập được thêm 10.000 liều văcxin thủy đậu” - ông Đạt nói.

Tình cảnh thiếu văcxin trầm trọng còn xảy ra với các văcxin 5 trong 1, 6 trong 1 dịch vụ. Trao đổi ngày 24-6, ông Nguyễn Nhật Cảm, giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, thành thật cho hay chỉ nghe nói cuối tháng 7 văcxin 5 trong 1 mới có thể cung cấp ra thị trường, còn văcxin 6 trong 1, thủy đậu chưa biết bao giờ có lại. Tại cơ sở tiêm chủng của Trung tâm Y tế dự phòng, ông Cảm cho biết ngay cả trẻ tiêm nhắc lại các văcxin 5 trong 1, 6 trong 1 cũng đều không có văcxin.

“Tôi nghe nhiều gia đình bay sang tận Singapore, Thái Lan... tiêm chủng cho trẻ. Nhưng ở chỗ chúng tôi có nhiều em du học ở Mỹ về nghỉ hè đến tiêm văcxin ngừa virút HPV gây ung thư cổ tử cung. Tôi hỏi lý do thì các em nói giá tiêm ở VN rẻ hơn” - ông Cảm nói.

Còn theo ông Đạt, việc đưa trẻ đi tiêm ở nước ngoài phải tốn thêm chi phí máy bay, ăn ở. Theo ông Trương Quốc Cường - cục trưởng Cục Quản lý dược Bộ Y tế, chi phí tiêm văcxin ở nước ngoài tốn kém. “Nếu trước mắt thị trường không đủ văcxin phối hợp, các bậc cha mẹ có thể cho trẻ tiêm văcxin đơn liều để thay thế” - ông Cường khuyến cáo.

Ngành y tế trấn an người dân

Theo ông Trương Quốc Cường, thông thường hằng năm các cơ sở phải dự trù nhu cầu văcxin sử dụng tại cơ sở mình, để các nhà cung cấp có đủ dữ liệu về nhu cầu văcxin và cung cấp đáp ứng nhu cầu tiêm phòng. “Họ dự trù rất thấp hoặc không dự trù, đến khi có dịch lại tranh nhau nhập văcxin hoặc đổ lỗi cho phía cung cấp. Chúng tôi khẳng định đáp ứng đủ nhu cầu văcxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, còn văcxin dịch vụ nếu không dự trù sẽ không được đảm bảo cung cấp” - ông Cường khẳng định.

Ông Đỗ Tuấn Đạt phân tích để giữ khách, các bệnh viện tư nhân lớn có dịch vụ sản khoa luôn “ôm” một lượng văcxin, đảm bảo tiêm đủ mũi cho trẻ sinh tại bệnh viện.

Theo Cục Quản lý dược, ít nhất phải cuối tháng 7 văcxin 5 trong 1 mới được cung cấp ra thị trường. Trong tình hình này, ông Trần Đắc Phu, cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho rằng người dân có thể yên tâm với 11 loại văcxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Qua khảo sát cho thấy 98% điểm tiêm ngừa đã đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Ngoài ra, tỉ lệ tiêm ngừa bằng văcxin Quinvaxem đã nhích hơn trong tháng qua.

Cảnh giác bệnh sởi ở người trên 15 tuổi và trẻ dưới 9 tuổi

Theo ông Trần Đắc Phu, cục trưởng Cục Y tế dự phòng, tuần qua có 141 bệnh nhân sởi mới và đa số là người chưa được tiêm ngừa sởi ở nhóm trên 15 tuổi và trẻ dưới 9 tuổi. Ông Phu cũng đánh giá tuy số mắc sởi hiện đã ở thời điểm cuối vụ dịch, không còn ổ dịch lớn nhưng chưa xác định được thời điểm kết thúc.

LAN ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Viên sỏi 'khủng' bằng nắm tay trong bàng quang bệnh nhân 36 tuổi

Sau hàng chục năm phát triển, viên sỏi ở bàng quang bệnh nhân nữ ở phường Pleiku (Gia Lai) phát triển đến kích thước hơn 10cm, gần như chiếm trọn cả bàng quang.

Viên sỏi 'khủng' bằng nắm tay trong bàng quang bệnh nhân 36 tuổi

Công an điều tra bệnh viện lập khống 20 hồ sơ bệnh án, đề nghị bảo hiểm rà soát

Công an tỉnh Thanh Hóa xác định, trong bốn năm, Bệnh viện Đa khoa TP Thanh Hóa (nay là Bệnh viện Đa khoa Hạc Thành) đã lập khống 20 hồ sơ bệnh án tại các khoa, phòng khác nhau.

Công an điều tra bệnh viện lập khống 20 hồ sơ bệnh án, đề nghị bảo hiểm rà soát

Huế kêu gọi người dân sử dụng thịt heo đúng cách, không nên quá lo

Chỉ trong 1 tháng, TP Huế liên tiếp ghi nhận hàng chục ca mắc liên cầu lợn, trong đó có nhiều ca bệnh nặng xin đưa về nhà và 1 ca tử vong. Từ đầu năm nay, Huế ghi nhận 38 ca mắc liên cầu lợn.

Huế kêu gọi người dân sử dụng thịt heo đúng cách, không nên quá lo

Phẫu thuật lấy búi tóc nặng nửa ký khỏi dạ dày bệnh nhi 5 tuổi

Bé trai 5 tuổi ở xã Liên Hương (tỉnh Lâm Đồng) nhập Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận (tỉnh Khánh Hòa) trong tình trạng đau bụng, nôn ói và suy kiệt. Các bác sĩ đã phẫu thuật và gắp thành công búi tóc nặng nửa ký từ dạ dày bé.

Phẫu thuật lấy búi tóc nặng nửa ký khỏi dạ dày bệnh nhi 5 tuổi

Nhiều lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng, nam tài xế nguy kịch vì bệnh dại

Ông Đ.H.B. (62 tuổi, làm nghề lái xe, trú tại Bắc Ninh) từng nhiều lần bị chó cắn, lần gần nhất cách đây gần ba tháng. Khi đó ông bị chó nhà hàng xóm cắn vào mặt ngoài cẳng chân phải, nhưng không tới cơ sở y tế để xử lý hay tiêm phòng dại.

Nhiều lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng, nam tài xế nguy kịch vì bệnh dại

Xác minh thông tin bánh mì của một thương hiệu lớn ở Đà Nẵng có dòi bò lúc nhúc

Một du khách phản ánh trên mạng xã hội thông tin bánh mì của một thương hiệu lớn ở Đà Nẵng có dòi bò lúc nhúc, ngay lập tức chính quyền đã kiểm tra, xác minh.

Xác minh thông tin bánh mì của một thương hiệu lớn ở Đà Nẵng có dòi bò lúc nhúc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar