27/06/2014 16:27 GMT+7

Mobile Money "nở rộ" ở các nước nghèo

C.LUÂN
C.LUÂN

TTO - Với hơn 16 tỉ USD đang chảy qua hệ thống Mobile Money chỉ tính riêng ở Kenya, dịch vụ Mobile Money đang mở rộng nhanh chóng đến những vùng nông thôn sâu và xa nhất thế giới.

Phóng to
Mobile Money cho phép người dùng gửi, nhận, chi trả thậm chí là giữ tiền tiết kiệm hoàn toàn qua điện thoại di động - Ảnh: pctechmag

Nhiều người có thu nhập thấp thường giữ tiền và chuyển tiền thông qua các kênh tài chính không chính thức, giá giao dịch cao và không an toàn. Mobile Money đang bắt đầu lấp đầy khoảng trống này bằng cách cho phép người dùng gửi, nhận, chi trả thậm chí giữ tiền tiết kiệm hoàn toàn qua điện thoại di động.

Mobile Money hướng đến những những cá nhân chưa từng có tài khoản ngân hàng, tín dụng hay bảo hiểm.

Thành công tại các nước đang phát triển

Mobile Money là gì?

Mobile Money hướng đến những những cá nhân chưa từng có tài khoản ngân hàng, tín dụng hay bảo hiểm, cho phép người dùng gửi, nhận, chi trả và giữ tiền tiết kiệm hoàn toàn qua điện thoại di động.

Dịch vụ giao dịch này đặc biệt có ý nghĩa ở các quốc gia có địa hình hiểm trở, giao thông kém phát triển và thường xuyên gặp thiên tai như Indonesia, Philippines hay các nước châu Phi. Các quốc gia thường xuyên đón lượng kiều hối lớn cũng được hưởng lợi từ hệ thống Mobile Money.

Hiện có khoảng hơn 200 dự án kinh doanh hình thức Mobile Money trên khắp thế giới, với tiềm năng cao nhất ở châu Phi, Đông Nam Á và châu Mỹ Latinh như dịch vụ M-Pesa ở Kenya, dịch vụ MTN Uganda, Vodacom Tanzania, FNB ở Nam Phi hay GCASH và Smart Money ở Philippines.

Tại Kenya, dịch vụ Mobile Money M-Pesa đã minh chứng cho thành công rực rỡ khi thu hút được 18 triệu người dùng di động đăng ký và 43% GDP của Kenya chảy qua dịch vụ Mobile Money. Doanh số giao dịch giữa 2 cá nhân thông qua M-Pesa là 170 triệu USD/tháng.

Gần một nửa dân số Kenya hiện sử dụng dịch vụ Mobile Money M-Pesa nổi tiếng của tập đoàn viễn thông Safaricom của Kenya. Trong khi đó, các quốc gia khác như Pakistan, Bangladesh, Campuchia, Somaliland, Tanzania, và Uganda cũng nhanh chóng áp dụng công nghệ này.

Trong năm 2013, những người khổng lồ tài chính như Visa, Mastercard, PayPal, và Google cùng nhiều ngân hàng đã hợp tác với các tổ chức chính phủ và cơ quan dịch vụ xã hội phi chính phủ để nhảy vào cuộc và đưa Mobile Money ra toàn thế giới.

Ngân hàng thế giới ước tính nếu giảm 2-5% phí chuyển tiền nội địa sẽ tăng lượng chuyển tiền lên 50-70%, từ đó kích thích kinh tế phát triển. Cụ thể thu nhập của các hộ gia đình Kenya sử dụng Mobile Money đã tăng 5-30%, theo nghiên cứu của Tổ chức tư vấn trợ giúp người nghèo (Consultative Group to Assist the Poor).

Câu hỏi đặt ra là liệu Mobile Money có thể giải quyết trọn vẹn vấn đề về tiếp cận và hòa nhập tài chính hay không? Dịch vụ Mobile Money hiện nay chỉ cung cấp bước đi quan trọng đầu tiên để hòa nhập tài chính, trong khi đó nhu cầu của nền công nghiệp tài chính không chỉ dừng lại ở vấn đề dịch chuyển kiều hối cơ bản.

Tiềm năng ở Đông Nam Á

Ở Đông Nam Á, Philippines là quốc gia dẫn đầu trong việc tiếp nhận hình thức thanh toán di động.

Kinh tế gia tăng nhanh chóng, dân số trẻ và điện thoại thông minh/máy tính bảng giá rẻ đang góp phần tạo ra một thế hệ am hiểu công nghệ trên khắp Đông Nam Á. Các công ty thương mại điện tử như Groupon, eBay, Rocket Internet hay LivingSocial đã mạo hiểm lao vào Đông Nam Á với mức đầu tư đáng kể. Kéo theo đó là cuộc đổ bộ của các tập đoàn thanh toán toàn cầu như Paypal vào khu vực này.

Động lực chính để phát triển dịch vụ thanh toán trực tuyến là tốc độ bao phủ của các thiết bị đi động. Cùng với sóng di động ổn định, tỉ lệ thuê bao di động ở Đông Nam Á luôn vượt qua con số 100 thuê bao/100 cư dân. Điều này cho thấy nhiều người dùng hiện đang xài điện thoại 2 SIM. Đứng đầu là Singapore với 153 thuê bao/100 người và thấp nhất là Myanmar 11 thuê bao/100 người. Việt Nam đứng thứ nhì với 149 thuê bao/100 người.

Việt Nam xếp thứ 3 trong khoản thanh toán di động, chứng tỏ người dùng Việt có độ quen thuộc cao và sẵn sàng áp dụng kênh thanh toán Mobile Money. Nhưng Solidiance - công ty tư vấn chiến lược tiếp thị B2B - cho rằng các công ty viễn thông và chính phủ nhiều khả năng sẽ chỉ hỗ trợ giới hạn cho hình thức Mobile Money, vì thế sẽ cản trở sự đổi mới của phương thức giao dịch tài chính này.

Cuối cùng là Indonesia, người dùng nước này vẫn chưa thấy thuyết phục về giá trị của việc thanh toán di động và chưa sẵn sàng sử dụng.

Trong khi đó, Singapore dẫn đầu về môi trường chính trị và pháp lý cho sự phát triển của công nghệ thông tin truyền thông (ICT). Philippines xếp cuối cùng trong danh sách 6 quốc gia chính ở Đông Nam Á, vì gánh nặng quy định của chính phủ đặt ra cho các doanh nghiệp và thiếu các điều luật hỗ trợ ICT.

Nhìn chung mỗi quốc gia đều có những điều kiện khác nhau cho sự phát triển của hình thức giao dịch qua điện thoại. Xét tổng thể, Singapore là nước có mức độ sẵn sàng chuyển đổi sang xã hội "phi tiền tệ" cao nhất, kế tiếp là Malaysia, Philippines, Việt Nam, Thái Lan và Indonesia. Việt Nam và Thái Lan đều nằm ở mức trung bình so với các láng giềng.

Tại Việt Nam, dịch vụ mobile banking được nhiều người sử dụng hiện nay là BankPlus của Viettel. Dịch vụ này đã có hơn 3 triệu thuê bao và liên kết được với 14 ngân hàng hàng đầu Việt Nam; tạo doanh số chuyển tiền lên đến hơn 1.000 tỉ đồng/tháng và doanh số thanh toán cước lên đến hơn 100 tỉ đồng/tháng.

Trước đó, VinaPhone cũng đã liên kết với M-Service và ngân hàng Vietcombank, Vietinbank khai trương dịch vụ ví điện tử MoMo - hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển khoản ngay trên điện thoại di động. Đến nay, Momo đã có hơn 120.000 khách hàng.

(Theo Tech in Asia)

C.LUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi đề xuất đầu tư tuyến nhánh đường sắp nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam.

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Vietnam Airlines vừa chính thức công bố tái khởi động đường bay thẳng Hà Nội – Moscow trong khuôn khổ chuyến thăm Liên bang Nga của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ nâng vốn điều lệ từ 21.771 tỉ đồng lên 35.830 tỉ đồng sau khi phát hành hơn 1,4 tỉ cổ phiếu để chia cổ tức ngay trong năm 2025. Vì sao ACV tăng vốn?

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Ngày 11-5, tại cảng Tân Cảng - Cát Lái (TP.HCM), 4 cẩu RTG Hybrid đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa và "xanh hóa" các cảng biển trong nước.

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Nhiều doanh nghiệp Nga xem Việt Nam là thị trường ưu tiên

Nhân chuyến công tác Nga, ngày 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp một số doanh nghiệp tiêu biểu của nước này. Ông khẳng định Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp Nga mở rộng hợp tác, đầu tư.

Nhiều doanh nghiệp Nga xem Việt Nam là thị trường ưu tiên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar