05/06/2020 09:44 GMT+7

Mổ tỉnh xuất huyết não

HOÀNG LỘC
HOÀNG LỘC

TTO - Trong video được gia đình quay gửi chia vui cùng với các bác sĩ, bà Yến khỏe khoắn dạo vòng quanh nhà, những bước đi vững chắc. Bà còn tự ngồi trên ghế, xúc cơm ăn ngon lành.

Từ ca phẫu thuật u não đầu tiên bằng robot dưới sự hỗ trợ của chuyên gia đến từ Mỹ, bác sĩ Chu Tấn Sĩ - trưởng khoa ngoại thần kinh (Bệnh viện Nhân Dân 115, TP.HCM) - vừa ghi dấu ấn lớn khi tự tay điều khiển robot mổ tỉnh thành công 4 ca xuất huyết não.

Mổ tỉnh xuất huyết não - Ảnh 1.

Bác sĩ Chu Tấn Sĩ - trưởng khoa ngoại thần kinh (Bệnh viện Nhân Dân 115), người được mệnh danh là “bàn tay vàng phẫu thuật thần kinh” - Ảnh: K.T

Thực tế lúc mổ có tình huống tiếp cận vào vùng ngôn ngữ, nếu không tinh tế lập tức bệnh nhân bị ngưng nói và trở nên câm lặng. Mổ tỉnh là phương pháp cho phép vừa tiếp cận, vừa trao đổi với bệnh nhân để biết chắc rằng không gây biến chứng cho người bệnh. Ngoài kiểm soát bằng hình ảnh trên robot, bác sĩ có thêm kênh kiểm chứng giúp bảo toàn chức năng người bệnh.

BS Chu Tấn Sĩ

Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt mới trong chuyên ngành phẫu thuật thần kinh của Việt Nam. Xuất huyết não được một đơn vị áp dụng mổ tỉnh bằng robot, vốn là thử thách không phải bác sĩ bệnh viện nào cũng dám đương đầu.

Hồi sinh ngoạn mục

Ba tháng sau ngày bị xuất huyết não và được êkip bác sĩ Bệnh viện Nhân Dân 115 mổ tỉnh, bà Đặng Thị Yến (50 tuổi, ngụ Phú Quốc, Kiên Giang) đã có thể tự sinh hoạt như một người bình thường. 

Trong video được gia đình quay gửi chia vui cùng với các bác sĩ, bà Yến khỏe khoắn dạo vòng quanh nhà, những bước đi vững chắc. Bà còn tự ngồi trên ghế, xúc cơm ăn ngon lành. 

"Đây là điều ngoài sức tưởng tượng. Bởi trước đây với bệnh lý xuất huyết não như bà Yến, việc phẫu thuật thường mục đích bảo tồn sự sống là chính. Thành công của ca mổ tỉnh này là ngoài mang lại sự sống, còn giúp bệnh nhân có một chất lượng sống tốt nhất"- bác sĩ Chu Tấn Sĩ, người mổ tỉnh cho bà Yến, vui mừng chia sẻ.

Anh Nguyễn Quốc Bảo (30 tuổi, con trai bà Yến) cho biết, đầu tháng 2-2020 trong lúc bán trái cây ngoài chợ, mẹ anh cảm thấy chóng mặt, tay chân bắt đầu tê dần và không còn cảm giác gì nữa, dù vẫn nghe tiếng người nói xung quanh. Ngay sau đó gia đình chuyển bà Yến đến Bệnh viện Đa khoa Phú Quốc (Kiên Giang) cấp cứu, được hai ngày chuyển lên Bệnh viện Nhân Dân 115. 

"Tôi rất mừng vì sau mổ mẹ tôi trở lại hoàn toàn bình thường. Nhờ các bác sĩ, nhờ robot, sinh mạng của mẹ tôi được giữ lại", anh Bảo xúc động nói.

Khởi đầu mổ tỉnh thành công ca bệnh của bà Yến, bác sĩ Chu Tấn Sĩ cùng với êkip của mình lần lượt thực hiện 3 ca mổ tỉnh thành công xuất huyết não cho các bệnh nhân đến từ Gia Lai, Bình Dương và TP.HCM. 

Các bệnh nhân đều ngoài 50 tuổi, đặc biệt có trường hợp bệnh nhân lớn tuổi (70 tuổi), nhập viện với tình trạng không tiếp xúc, bị liệt nửa người bên phải. Sau mổ, cả 4 bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, tiếp xúc được, tự thở, tự hoạt động mọi thứ.

Đặc biệt, trung bình thời gian nằm viện của các bệnh nhân chỉ 4 ngày, đó được xem là kỳ tích bởi trước đây mổ gây mê bệnh nhân có thể nằm 2-3 tuần, có ca cá biệt nằm cả tháng, chưa kể các biến chứng luôn thường trực. 

"Bốn trường hợp này nếu không được can thiệp phẫu thuật kịp thời, các tổn thương sẽ chèn ép trong não làm cho bệnh nhân có thể bị liệt một số bộ phận cơ thể, sống thực vật hoặc dẫn đến tử vong" - bác sĩ Chu Tấn Sĩ nói.

Mổ tỉnh xuất huyết não - Ảnh 3.

Gây tê cho bệnh nhân trước khi mổ tỉnh - Ảnh: K.T

Hướng đến chất lượng sống sau phẫu thuật

Bác sĩ Chu Tấn Sĩ cho biết mổ tỉnh và mổ gây mê có sự khác biệt nhau rất lớn. Khi mổ tỉnh bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, có thể tương tác với bác sĩ xuyên suốt quá trình mổ. Đặc biệt khi mổ xâm lấn vào một vùng chức năng, ngoài hướng dẫn bằng robot để "lách", mổ tỉnh giúp bác sĩ chắc chắn rằng bệnh nhân không bị ảnh hưởng gì.

Ngoài ra, mổ tỉnh cho phép bác sĩ kiểm soát nhiều thứ trước-trong-sau mổ, giúp bệnh nhân tránh được tối đa các biến chứng so với một cuộc mổ gây mê. Bởi mổ gây mê bệnh nhân được vô cảm hoàn toàn, thở và mọi sinh hiệu đều duy trì bằng máy. Và như vậy khi bệnh nhân ra hậu phẫu sẽ phải nằm chờ hồi phục các chức năng với đời sống thực.

Bác sĩ Sĩ phân tích: "Chưa kể có bệnh nhân lệ thuộc vào máy sau cuộc mổ, điều này làm thời gian hậu phẫu ở phòng hồi sức kéo dài. Và chỉ cần 24-36 tiếng mà bệnh nhân không tự thở lại được, nhiều khả năng rơi vào viêm phổi, nhiễm trùng tiểu. Như vậy chi phí điều trị chắc chắn sẽ tăng, chất lượng cuộc mổ, chất lượng cuộc sống giảm xuống". 

Trong khi mổ tỉnh chỉ sau 24 tiếng có thể đánh giá được các vấn đề chảy máu, nhiễm trùng. Và chỉ sau 24 tiếng nếu bệnh nhân bình thường có thể xuất viện.

Khó khăn lớn nhất của mổ tỉnh là êkip phải thực sự thuần thục. Bởi mổ tỉnh là lúc người bệnh tỉnh táo hoàn toàn, đòi hỏi việc trao đổi giữa các bác sĩ trong êkip rất tế nhị. 

"Đó đôi khi chỉ là cái nháy mắt, biểu cảm khuôn mặt hoặc cử chỉ là hiểu cần phải làm gì. Điều này rất quan trọng, nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của bệnh nhân, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cuộc phẫu thuật" - một bác sĩ trong êkip mổ cho biết.

Chủ động ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Ông Phan Văn Báu - giám đốc Bệnh viện Nhân Dân 115 - cho biết để đi đến các ca mổ mang tính "lịch sử" này, bệnh viện đã ấp ủ suốt nhiều năm qua. Bên cạnh việc chủ động ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đơn vị thường xuyên cử chuyên gia hàng đầu trong phẫu thuật thần kinh đến các trung tâm thần kinh lớn của thế giới tập huấn, học hỏi kinh nghiệm.

"Điều vui hơn cả là chúng tôi đã thực hiện được mục tiêu tối thượng là cứu sống bệnh nhân", bác sĩ Báu nói. Trước mắt đơn vị triển khai phẫu thuật mổ tỉnh robot cho bệnh lý xuất huyết não, dự định trong tương lai gần khi mọi chuyện kiểm soát tốt sẽ chuyển sang mổ tỉnh u não.

Bàn tay vàng phẫu thuật thần kinh

Bác sĩ Chu Tấn Sĩ được mệnh danh là "bàn tay vàng phẫu thuật thần kinh", người đầu tiên phẫu thuật u não bằng hệ thống robot, dưới sự hỗ trợ của GS Amin Kassam - phó chủ tịch Viện phát triển thần kinh Aurora (Mỹ) - vào tháng 2-2019. Với ca mổ thành công này, ông chính thức xác lập kỷ lục châu Á, từ đó mở ra một bước tiến mới trong việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong phẫu thuật thần kinh.

Từ đó đến nay có 20 ca u não được ông phẫu thuật thành công. Chia sẻ về việc xác lập kỷ lục, ông nói: "Kỷ lục tất nhiên theo thời gian sẽ bị xô đổ. Và tôi rất mong muốn điều này sẽ đến sớm hơn, và kỹ thuật này sẽ trở thành phẫu thuật thường quy trong ngành y tế Việt Nam trong thời gian tới".

Kỳ lạ nghệ sĩ chơi piano trong khi được phẫu thuật não

TTO - Ca phẫu thuật này vừa diễn ra thành công trong một bệnh viện tại Ý. Bệnh nhân là một nhạc sĩ bị khối u trong não.

HOÀNG LỘC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hà Tĩnh giám sát, phòng chống dịch COVID-19 ở cửa khẩu

Để chủ động phòng chống dịch bệnh COVID-19 xâm nhập qua biên giới, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh đã kiểm tra, giám sát, chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.

Hà Tĩnh giám sát, phòng chống dịch COVID-19 ở cửa khẩu

Cháu bé trong clip ‘nộp đủ tiền mới cấp cứu’ ở Nam Định được xuất viện

Bé trai 4 tuổi trong vụ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định bị xe ba bánh tự chế chèn qua người đã ra viện sáng nay, chi phí điều trị được bảo hiểm y tế chi trả.

Cháu bé trong clip ‘nộp đủ tiền mới cấp cứu’ ở Nam Định được xuất viện

Cảnh giác bệnh sốt xuất huyết vào mùa, có trẻ bị tổn thương gan

Bé gái 10 tuổi, nặng 50kg bị sốc sốt xuất huyết nặng, gây rối loạn đông máu, tổn thương gan, suy hô hấp. Hiện sốt xuất huyết đang bắt đầu vào mùa, số ca mắc có xu hướng tăng cao từ tháng 5 đến 11.

Cảnh giác bệnh sốt xuất huyết vào mùa, có trẻ bị tổn thương gan

Xử lý 2 phòng khám không có bác sĩ từ phản ánh của bạn đọc Tuổi Trẻ

Từ phản ánh của bạn đọc báo Tuổi Trẻ, Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai đã vào cuộc xác minh và xử lý 2 phòng khám không có bác sĩ mà giao cho nhân viên không đủ điều kiện thực hiện khám bệnh.

Xử lý 2 phòng khám không có bác sĩ từ phản ánh của bạn đọc Tuổi Trẻ

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID thì sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Thời tiết nắng nóng và cảnh báo quan trọng cho người bệnh suy tim

Những người khỏe mạnh có khả năng chịu đựng tốt khi tiếp xúc với nắng nóng. Tuy nhiên, khả năng này bị suy giảm ở bệnh nhân tim mạch.

Thời tiết nắng nóng và cảnh báo quan trọng cho người bệnh suy tim
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar