03/08/2020 10:15 GMT+7

Mở rộng xét nghiệm COVID-19 thế nào?

LAN ANH
LAN ANH

TTO - Tại cuộc họp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và giám đốc các sở y tế ngày 2-8, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết số xét nghiệm trong ngày 1-8 đã vượt thời điểm dịch nóng của tháng 4-2020.

Các địa phương đều đang tăng tốc xét nghiệm, sàng lọc, phát hiện bệnh nhân trong nhóm có liên quan tâm dịch Đà Nẵng.

Cụ thể, ông Long cho biết trong một tháng vừa qua (từ ngày 1 đến 29-7) có đến 1,4 triệu người ở các tỉnh, thành đã đi/đến Đà Nẵng. 

Tại Hà Nội, ước tính đến thời điểm này có 72.000 người từng đi Đà Nẵng về từ ngày 8-7, đã có 50.000 người được thực hiện xét nghiệm bằng test nhanh, hiện chưa ghi nhận thêm ca bệnh ngoài 2 trường hợp dương tính sau khi đi du lịch Đà Nẵng. Hà Nội có 10 cơ sở y tế có thể xét nghiệm được bằng phương pháp Realtime PCR, với công suất 3.000 mẫu/ngày.

Địa phương được coi là nguy cơ cao như TP.HCM đến ngày 2-8 có 90/162 ca nghi nhiễm đã có xét nghiệm âm tính, có 8 bệnh nhân dương tính đang điều trị, công suất xét nghiệm của tất cả các đơn vị trên địa bàn là 8.000 - 9.000 mẫu/ngày.

Tuy nhiên đã có rất nhiều ý kiến với dịch vụ xét nghiệm trong những ngày vừa qua: không đảm bảo giãn cách và cách ly ở khu vực lấy mẫu xét nghiệm, thời gian chờ đợi để được lấy mẫu xét nghiệm quá dài. Tại TP.HCM, chị T.T.L. đi Đà Nẵng về từ 7-7, chị đã khai báo sức khỏe nhưng được hẹn tới 10-8 mới được lấy mẫu xét nghiệm. 

Nếu thời gian cách ly với COVID-19 là 14 ngày, thì chị L. phải chờ 33 ngày tính từ ngày rời tâm dịch mới được xét nghiệm. Việc xét nghiệm như vậy là không có ý nghĩa để phòng dịch vì đã quá thời hạn yêu cầu cách ly và ủ bệnh.

Trong khi đó, tại nhiều phường của Hà Nội đã hết test thử nhanh, nếu thử PCR, công suất chỉ đạt 3.000 mẫu/ngày, thời gian chờ xét nghiệm sẽ kéo dài. 

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 2-8, một chuyên gia của Bộ Y tế cho rằng tăng tốc xét nghiệm nhưng nên chia nhóm để giãn số người làm xét nghiệm: những người có triệu chứng nên lấy mẫu tại các bệnh viện; nhóm người có nguy cơ, đi về từ cộng đồng có người bệnh hoặc có mối liên quan là nhóm ưu tiên kế tiếp, nhóm này cơ quan chức năng đã có danh sách. 

Những người chỉ đi Đà Nẵng chơi, du lịch, không có những yếu tố liên quan là nhóm ít nguy cơ nhất, sẽ được xét nghiệm sau.

Với số lượng người từng đi/đến Đà Nẵng quá lớn, cần phải xét nghiệm, có ý kiến cho rằng nên thực hiện kỹ thuật trộn mẫu (2-10 mẫu/lần, nếu tất cả âm tính thì thôi, nếu dương tính sẽ cho xét nghiệm lại).

Mỗi ngày xét nghiệm 7.000 mẫu!

TTO - Đã có thêm 40 bệnh nhân COVID-19 được xác nhận trong ngày 1-8 và số ca bệnh liên quan tâm dịch Đà Nẵng đã lên đến trên 140 ca. Đáng lo ngại, thêm 1 bệnh nhân tử vong.

LAN ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: xét nghiệm COVID

Tin cùng chuyên mục

Ngăn 'làn sóng' bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, hô hấp mạn tính, ung thư, đái tháo đường là nguyên nhân gây ra gần 80% số ca tử vong.

Ngăn 'làn sóng' bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt di căn đến xương: Nghiêm trọng ra sao, chữa được không?

Ngày 18-5, văn phòng cựu tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông đã được chẩn đoán bị ung thư tuyến tiền liệt và đã di căn đến xương.

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt di căn đến xương: Nghiêm trọng ra sao, chữa được không?

Estrogen thúc đẩy cơ thể sản sinh opioid giảm đau sau chấn thương

Hormone sinh dục nữ estrogen và progesterone có thể giúp giảm đau, theo phát hiện từ một nghiên cứu trên động vật do Live Science đăng tải.

Estrogen thúc đẩy cơ thể sản sinh opioid giảm đau sau chấn thương

Ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu vì nghĩ là đông trùng hạ thảo, bị ngộ độc nguy kịch

Người đàn ông tại Gia Lai hái nấm mọc trên nhộng ve sầu về ăn vì nghĩ là đông trùng hạ thảo quý hiếm rồi ngộ độc nguy kịch.

Ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu vì nghĩ là đông trùng hạ thảo, bị ngộ độc nguy kịch

Vụ thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả: Bộ Y tế đang phối hợp làm rõ các sản phẩm

Liên quan đến vụ triệt phá đường dây sản xuất và buôn bán hàng giả quy mô lớn, thu giữ khoảng 100 tấn thực phẩm chức năng và trang thiết bị y tế giả, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho hay đang phối hợp để xác minh các sản phẩm.

Vụ thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả: Bộ Y tế đang phối hợp làm rõ các sản phẩm

7 loại thuốc không nên uống cùng lúc với cà phê

Cà phê không phù hợp để uống cùng thời điểm với một số loại thuốc, đặc biệt nếu bạn uống thuốc vào buổi sáng.

7 loại thuốc không nên uống cùng lúc với cà phê
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar