27/12/2006 09:36 GMT+7

Mở rộng vòng tay

VÂN THI
VÂN THI

TTO - Tôi là học viên cai nghiện ma tuý. Sau 4 năm học tập ở một trường giáo dục tận Đắk Nông, tôi trở bệnh nặng vì đã nhiễm... Tôi được chuyển về Trung tâm y tế huyện Củ Chi để có điều kiện chữa trị tốt hơn.

Nắm tay người trong cuộc

Ngồi trên chiếc xe lăn, cô y tá đưa tôi vào phòng bệnh. Đó là hai căn phòng nằm riêng ở cuối dãy nội tổng quát, chúng được dành riêng để tiếp nhận những người bệnh từ các trường cai nghiện như tôi. Chiếc xe vừa lăn đến cửa phòng, bỗng tôi thấy một tốp người đứng từ xa xì xầm, chỉ trỏ vào tôi và hai bạn cùng đi: “Sida đó, cái thứ này sao không chết hết cho rồi”, “Sida đó, toàn cái thứ mại dâm, ma tuý, nhìn thấy ớn”.

Chúng tôi lặng lẽ nhìn nhau, dù cố lắm tôi vẫn thấy mắt mình cay xè. Tại sao lại thế nhỉ? Khi ở trường, tôi được học những buổi chuyên đề về căn bệnh này, người ta nói kiến thức về HIV/AIDS đã được tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng, vậy mà… họ vẫn sợ chúng tôi, vẫn xa lánh chúng tôi.

Chưa dừng lại ở đó, mỗi ngày phòng bệnh của chúng tôi luôn có một số người tò mò vây quanh, nhìn qua khe cửa và rủ rê nhau đến xem (như xem sinh vật lạ). Có hôm gia đình không lên, tôi phải tự đi xuống căntin mua cơm về phòng. Vừa thấy tôi là họ né đi, sợ chạm phải vào người, cứ như đụng vào là chúng tôi sẽ lây bệnh ngay cho họ.

Thế mới biết, tuyên truyền và thực hành là hai việc hoàn toàn khác nhau. Chúng tôi bị phân biệt, kỳ thị vì định kiến xã hội luôn cho rằng những người có HIV là những người hư hỏng, sống buông thả. Nhưng thực tế cũng có những hoàn cảnh bị nhiễm HIV là người sống lành mạnh, lương thiện, chỉ vì một sự vô tình hay sơ ý mà họ phải chịu sự ghẻ lạnh này. Tôi không biện minh cho mình nhưng rõ ràng sự xa lánh của một bộ phận trong xã hội làm chúng tôi cảm thấy đơn độc rồi tuyệt vọng và đi đến cái chết nhanh hơn.

Đáng buồn nhất là hoàn cảnh một bạn nằm cùng phòng bệnh với tôi. Bạn đã bệnh rất nặng, thậm chí không thể tự vệ sinh cá nhân được. Vậy mà vài hôm mới thấy gia đình lên thăm, cho ít tiền để sinh hoạt rồi ra về, như chẳng hề là máu mủ ruột thịt.

Cuộc đời mỗi con người như bàn tay có trăm đường chỉ dọc ngang. Ta không đoán được đường đời sẽ đưa ta về đâu. Nhưng chúng tôi, những người có HIV không ai muốn mình lại có kết thúc như thế. Song mấy ai hiểu được để thông cảm và thứ tha? Có ai dang rộng vòng tay đón nhận chúng tôi? Ai sẽ nhìn chúng tôi bằng cặp mắt thân thương trìu mến chứ không phải khinh miệt sợ hãi?

Hãy cho chúng tôi thấy rằng dù đang ở những ngày tháng cuối đời thì cuộc sống vẫn tươi đẹp, vẫn đáng sống từ sự quan tâm thật lòng của xã hội.

Mời bạn tham gia Nhật ký của nhiều người

Đã bao giờ bạn thử viết nhật ký? Ghi lại một câu chuyện nhỏ, một ấn tượng trong một ngày, một giờ, một khoảnh khắc của mình, có khi bạn lại bất ngờ phát hiện được một thông điệp. Và thông điệp đó lại rất có khả năng có thể sẻ chia với mọi người, để chúng ta cùng có một cuộc sống đẹp hơn.

Bạn hãy cùng chúng tôi viết thêm nhiều, nhiều thông điệp khác với những băn khoăn, trăn trở mà các bạn bắt gặp; hoặc đó là những bài học về giá trị làm người mà các bạn "học" được trên đường đời…

Mọi thư từ, bài vở xin gửi về [email protected], xin ghi rõ tham gia mục Nhật ký của nhiều người (bài viết vui lòng dùng font có dấu tiếng Việt). Bài viết chọn đăng sẽ có nhuận bút.

TTO

VÂN THI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Văn minh ở cây xăng

Người ta vẫn nói chỉ cần quan sát những hành xử nhỏ trong các tình huống đời sống của một người, bạn sẽ phần nào cảm nhận được nền tảng văn hóa cũng như nhân cách của người đó. Chẳng hạn như chuyện bạn làm gì khi đợi mua xăng.

Văn minh ở cây xăng

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Hơn 10 năm nay, cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cùng những người bạn trong nhóm thiện nguyện đã nấu hàng ngàn suất cháo, trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị bệnh.

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Chương trình Tiếp sức mùa thi 2025 chính thức khởi động với thông điệp 'Mùa thi hạnh phúc', mở rộng hoạt động trên 63 tỉnh thành cả nước.

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Ngày 11-5, 150 đại biểu trẻ em là học sinh tiểu học và THCS tham gia kỳ họp Hội đồng Trẻ em TP.HCM đã thảo luận nhiều vấn đề, cũng để chuẩn bị cho chương trình lãnh đạo TP gặp gỡ, lắng nghe thiếu nhi sắp tới.

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Công an Quảng Ninh đã ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo gia đình học sinh lớp 12 số tiền 250 triệu đồng.

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar