22/06/2020 14:04 GMT+7
Trở lại chủ đề

Mở rộng mạng lưới chấp nhận thanh toán ví AirPay

N.BÌNH
N.BÌNH

TTO - Để người tiêu dùng yên tâm trả tiền trước, nhận hàng sau, các sàn thương mại điện tử phải tạo được niềm tin cho khách hàng, từ đó giảm được nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của người dùng hiện nay.

Mở rộng mạng lưới chấp nhận thanh toán ví AirPay - Ảnh 1.

Shipper của Shopee giao hàng cho khách thanh toán qua điện thoại tại TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Trần Tuấn Anh, giám đốc điều hành AirPay, cho biết trong những tháng đầu năm 2020, các sàn thương mại điện tử chứng kiến tốc độ tăng trưởng lượng truy cập và khối lượng giao dịch. 

Cùng với đó, sự dịch chuyển của người dùng từ thanh toán tiền mặt sang không tiền mặt để giảm tiếp xúc, tránh nguy cơ lây nhiễm dịch. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy thói quen mua sắm của người Việt đang dần thay đổi, thích ứng với xu hướng của thế giới.

“Nếu khuyến khích thanh toán không tiền mặt thành công, cơ quan quản lý sẽ kiểm soát được thuế, minh bạch thông tin, còn doanh nghiệp thương mại điện tử sẽ hoàn thiện được hệ sinh thái số của mình.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng (phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam)

"Số người sử dụng ví AirPay để chi trả cho các hoạt động mua hàng trên Shopee trong những tháng gần đây tăng trưởng khá. Khách hàng yên tâm vì ví điện tử AirPay đạt chứng chỉ bảo mật quốc tế PCI DSS và các thông tin của khách hàng hoàn toàn được bảo mật. Khi sử dụng phương thức thanh toán không tiền mặt thông qua ứng dụng AirPay, người dùng có thể giảm thiểu những lo ngại gặp phải trong việc chi trả các khoản thanh toán bằng tiền mặt hằng ngày", ông Tuấn Anh nói.

Trong chiến lược phát triển lâu trên thị trường VN, ví điện tử AirPay sẽ đáp ứng được tất cả nhu cầu thanh toán hằng ngày của khách hàng và khiến việc mua sắm dễ dàng, tiện lợi hơn cho tất cả người dùng. Ngoài việc mang đến sự tiện lợi trong hoạt động thanh toán, nhiều khuyến mãi, chiết khấu hấp dẫn, ví điện tử cũng không ngừng cải thiện để tăng độ trải nghiệm cho khách hàng.

Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng, phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử VN (Vecom), sự phát triển thương mại điện tử sau mùa dịch đòi hỏi các hình thức thanh toán điện tử, trực tuyến phải phát triển tương xứng.

Dịch COVID-19 đã hình thành thói quen mua sắm online và thanh toán online, thanh toán qua app (ứng dụng), và "thói quen ấy sẽ kéo dài sau dịch". Muốn tận dụng đà tăng trưởng này, cần có sự hợp tác đột phá giữa các công ty công nghệ tài chính, trong đó có phát triển ví điện tử.

Cũng theo đại diện Vecom, để người tiêu dùng yên tâm trả tiền trước, nhận hàng sau, sàn thương mại điện tử phải tạo được niềm tin cho khách hàng, từ đó giảm được nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của người dùng hiện nay. Những sàn thương mại điện tử đang dần xây dựng được niềm tin cho người tiêu dùng có tỉ lệ hoàn tất một đơn hàng cao, chính sách hậu bán hàng tốt, khi đó, hình thức thanh toán trực tuyến trước khi nhận hàng cao. Theo ông Dũng, so với các nước trong khu vực, thanh toán không dùng tiền mặt ở VN vẫn còn thấp do chưa xây dựng được một hệ sinh thái này.

Ông Phạm Tiến Dũng, vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN), cũng cho rằng đang có sự hiểu nhầm về tỉ lệ thanh toán không tiền mặt ở VN. Nhiều người nói tỉ lệ thanh toán tiền mặt của VN lên đến 90%, thực sự hơn 90% là con số trong lĩnh vực thương mại điện tử. Tuy nhiên, sự ra đời của các ví điện tử, hình thức thanh toán trực tuyến của các công ty Fintech đang dần đưa những hình thức "không tiền mặt" đến gần người dùng hơn.

Theo ông Trần Tuấn Anh, dù tỉ lệ người mua hàng chọn thanh toán không tiền mặt đang tăng đáng kể thời gian gần đây nhưng dư địa để thị trường tăng trưởng vẫn còn rất lớn. 

"Ngoài số lượng lớn khách hàng sử dụng ví điện tử AirPay thường xuyên trên hai nền tảng là Shopee và NowFood, thì hiện nay người dùng còn sử dụng AirPay để thanh toán các tiện ích khác như điện, nước, Internet, truyền hình cáp, thanh toán hóa đơn vay tiêu dùng, mua vé xem phim. Chúng tôi đang tiếp tục mở rộng mạng lưới chấp nhận thanh toán ví AirPay để đáp ứng hơn nhu cầu thanh toán dịch vụ thiết yếu của người dân", ông Tuấn Anh nói thêm.

Mở rộng mạng lưới chấp nhận thanh toán ví AirPay - Ảnh 3.
Gói ưu đãi cho người dùng AirPay tại Ngày không tiền mặt 2020

TTO - Tất cả ưu đãi hoàn tiền đặc biệt này diễn ra trong tuần lễ Ngày không tiền mặt 2020 từ ngày 10-6 đến hết 16-6.

Mở rộng mạng lưới chấp nhận thanh toán ví AirPay - Ảnh 5.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc đáp trả EU, hạn chế hợp đồng mua sắm thiết bị y tế

Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế đối với các hợp đồng mua sắm thiết bị y tế có giá trị trên 45 triệu NDT (6,3 triệu USD) từ Liên minh châu Âu (EU).

Trung Quốc đáp trả EU, hạn chế hợp đồng mua sắm thiết bị y tế

Rộ tình trạng giả mạo fanpage khách sạn để lừa đảo, có cả con dấu của Sở Du lịch

Gần đây nhiều du khách bị các đối tượng lập fanpage homestay, khách sạn tại tỉnh Đắk Lắk mới để lừa đặt cọc tiền phòng rồi chiếm đoạt.

Rộ tình trạng giả mạo fanpage khách sạn để lừa đảo, có cả con dấu của Sở Du lịch

Địa phương nào sẽ quản công ty xổ số có quy mô lớn nhất?

Từ nay đến hết năm, các tỉnh được sáp nhập về sẽ bàn giao nguyên trạng công ty xổ số cho UBND tỉnh mới. Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn hoạt động cũng như lịch biểu phát hành từ năm 2026.

Địa phương nào sẽ quản công ty xổ số có quy mô lớn nhất?

Giá hồ tiêu Việt Nam 'phân hóa' với quốc tế

Giá hồ tiêu nội địa đang duy trì ổn định như hai ngày trước đó với mức giao dịch phổ biến 139.000-144.000 đồng/kg. Ở chiều ngược lại, giá tiêu thế giới tăng, giảm trái chiều.

Giá hồ tiêu Việt Nam 'phân hóa' với quốc tế

Pallet từ phế phẩm nông nghiệp vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Phiên bản nâng cấp của các tấm pallet carbon âm tính "Made in Vietnam" vừa được thí điểm trong hệ thống kho tự động của các nhãn hàng đa quốc gia, dần thay thế pallet truyền thống.

Pallet từ phế phẩm nông nghiệp vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Quảng Ngãi vươn lên dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2025

Quảng Ngãi là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước trong 6 tháng đầu năm 2025, với GRDP tăng tới 11,51%. Riêng theo địa giới cũ (trước hợp nhất Quảng Ngãi - Kon Tum), mức tăng thậm chí lên đến 12,4%.

Quảng Ngãi vươn lên dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar