15/06/2023 13:19 GMT+7
Trở lại chủ đề

Mở lối thoát hiểm cho nhà ống, bao giờ?

Các cơ quan chức năng đang tìm nhiều cách để mở lối thoát hiểm cho nhà ống nhằm giảm bớt thiệt hại khi có xảy ra hỏa hoạn. Tuy nhiên, việc này không hề đơn giản.

Nhà có "chuồng cọp" không còn lối thoát hiểm - Ảnh: Q.THẾ

Nhà có "chuồng cọp" không còn lối thoát hiểm - Ảnh: Q.THẾ

Những căn nhà ống có diện tích nhỏ hẹp tại các đô thị đang bị biến thành "chuồng cọp", không có lối thoát cho người ở bên trong nhà nếu chẳng may có hỏa hoạn.

Bất an trong những nhà ống lồng sắt

Giữa tháng 5-2023, Hà Nội xảy ra vụ cháy ngôi nhà có ban công bị bịt kín bằng rào sắt ở phường Quang Trung, quận Hà Đông. Vụ cháy khiến bốn người chết, một người bị thương.

Ngôi nhà này được hàn khung sắt dạng ô mắt cáo phía trước ban công để ngăn trộm. Thời điểm xảy ra cháy, do không có cửa thoát nạn, lực lượng cứu hỏa đã phải cắt khung sắt ô mắt cáo trên tầng hai để chữa cháy.

Tại nhiều tuyến phố ở các quận Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm (TP Hà Nội), tình trạng nhà dân làm rào sắt kiên cố, thiếu lối thoát nạn ở ban công trước nhà khá phổ biến.

Bà Lê Tâm (47 tuổi, sống ở đường Đình Thôn, quận Nam Từ Liêm) cho biết: "Khu phố chúng tôi ở đông dân, người vãng lai đến thuê trọ đông nên hay xảy ra mất trộm. 

Nhiều nhà đầu tư hàng chục triệu đồng làm khung sắt rào phía trước để chống trộm. Rào sắt kiên cố nhưng cũng có một cửa nhỏ được khóa lại, chỉ mở ra khi cần thiết".

Cũng trên con đường này, nhiều hộ gia đình kinh doanh nhà trọ 2-3 tầng với hàng chục phòng trong những khu trọ có ban công cũng hàn khung sắt kín mít để chống trộm. Cả khu nhà chỉ có một lối thoát duy nhất là cầu thang bộ từ tầng một lên đến tum.

Tương tự trên phố Dương Khuê (phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy), hầu hết nhà dân đều hàn rào chắn ban công, tất cả các tầng đều được bịt kín bằng rào sắt. 

Ông Tùng (67 tuổi, sống ở phường Mai Dịch) nói việc bít kín các khu ban công bằng rào sắt không khác nào nhốt người vào trong nhà. Nếu không may xảy ra cháy, ngay cả hàng xóm muốn vào dập lửa giúp cũng không vào được thì làm gì có lối thoát hiểm.

"Theo tôi, cần phải có quy định chặt chẽ trước khi xây dựng nhà mặt phố để đảm bảo an toàn. Bởi vì như chúng ta đã biết, khi xảy ra cháy mà lan sang nhiều nhà bên cạnh thì hậu quả sẽ khôn lường", ông Tùng nói.

Cũng theo ông Tùng, việc xây dựng nhà ở không chỉ cần chú ý đến an toàn thoát hiểm tầng nổi mà ngay cả các tầng ngầm cũng cần quy định chặt chẽ về an toàn cháy nổ để tránh rủi ro.

Tại Hà Nội, không chỉ ban công ở những căn nhà ống mặt phố bị bít kín bằng rào sắt mà nhiều khu chung cư cũ hay các khu tập thể, nhà tái định cư, bất chấp nguy hiểm nhiều người dân vẫn tự ý dựng khung sắt, mở rộng sàn nhà rồi tự hàn hàng rào sắt xung quanh trên không để tăng diện tích sử dụng.

Nhà có lồng sắt chống được trộm nhưng không còn lối thoát hiểm. Trong ảnh: một góc chung cư Ngô Gia Tự, quận 10, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Nhà có lồng sắt chống được trộm nhưng không còn lối thoát hiểm. Trong ảnh: một góc chung cư Ngô Gia Tự, quận 10, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Cần áp dụng quy chuẩn PCCC

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Vũ Ngọc Anh - vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) - chia sẻ: Trước khi ban hành tiêu chuẩn quốc gia mới với nhà ở riêng lẻ, Bộ Xây dựng đã ban hành quy chuẩn 06:2022/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình. 

Nhưng quy chuẩn này dường như chưa được người dân quan tâm khi xây dựng nhà ở riêng lẻ.

Quy chuẩn này đang áp dụng với các tòa nhà lớn, nhà xưởng, chung cư cao tầng. 

Theo đó, cầu thang bộ phải bảo đảm không nhiễm khói, độ chịu lửa cao, khi có hỏa hoạn người dân có thể thoát xuống tầng một để ra ngoài; các tòa chung cư cao tầng phải thiết kế tầng lánh nạn, phòng lánh nạn bảo đảm yêu cầu ngăn khói, ngăn cháy để bảo vệ tính mạng người dân.

Với những công trình chung cư cao tầng, nhà xưởng công nghiệp tuân thủ quy chuẩn 06:2022/BXD nếu xảy ra cháy thì chỉ xảy ra cháy cục bộ, nhưng chi phí lắp đặt thiết bị PCCC cũng tốn kém hơn.

Để bảo vệ an toàn cho người dân đang sinh sống trong căn nhà riêng lẻ, đặc biệt là mô hình nhà ống phổ biến tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM hiện nay, Bộ Xây dựng đang hoàn thiện dự thảo tiêu chuẩn quốc gia nhà ở riêng lẻ theo hướng bổ sung các điều kiện trong thiết kế, thi công xây dựng.

Về các yêu cầu PCCC đối với nhà ở riêng lẻ hiện nay, Bộ Xây dựng đã ban hành những quy định mang tính nguyên tắc. 

Cụ thể, khi thiết kế phòng chống cháy cho nhà ở liên kế sẽ phải tuân thủ theo các quy định trong TCVN 2622 và các yêu cầu về an toàn cháy cho nhà và công trình như: phải tránh lửa cháy lan giữa hai nhà qua các ô cửa, có hệ thống cấp nước chữa cháy cho khu nhà ở liên kế, có giải pháp không cho khói từ buồng thang lan vào các tầng và ngược lại để đảm bảo yêu cầu thoát người khi có sự cố.

Các hộp vòi chữa cháy được đặt ở mỗi tầng tại các sảnh cầu thang và phải đảm bảo cung cấp nước chữa cháy khi xảy ra cháy. 

Nhưng theo ông Anh, các tiêu chuẩn này ít được người dân, chủ đầu tư, các cơ quan cấp phép về xây dựng, cấp phép PCCC quan tâm.

Ông Anh dẫn chứng hiện có nhiều khách sạn lưu trú ở TP Đà Nẵng, TP Nha Trang (Khánh Hòa) đang xây bít kín chỉ có duy nhất một cầu thang lên xuống. 

Mặt tiền khách sạn chỉ có 5m, chiều sâu tới 20m, nên nếu không may xảy ra cháy ở phía cầu thang thì du khách ở phòng phía sâu bên trong khó thoát nạn.

Khảo sát của Bộ Xây dựng cũng cho thấy hầu hết công trình nhà ở riêng lẻ hiện nay khu vực ban công, lô gia hay lối lên mái đều bị bịt kín bằng kết cấu kiên cố không có lối thoát nạn hoặc rất khó thoát nạn. 

Đây là nguyên nhân chính gây chết người khi xảy ra cháy tại các công trình nhà ống riêng lẻ ở các khu đô thị thời gian qua.

Theo Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thì bộ tiêu chuẩn quốc gia nhà ở riêng lẻ chỉ khuyến khích áp dụng, nếu nâng lên quy chuẩn mới bắt buộc tuân thủ. 

Vì thế, muốn bảo đảm an toàn phòng cháy cho nhà ở riêng lẻ cần đưa tiêu chuẩn vào quy chuẩn để bắt buộc áp dụng rộng rãi.

Theo Bộ Công an, số lượng vụ cháy, số người thương vong trong những năm 2012 - 2022 thường rơi vào trường hợp nhà diện tích nhỏ, kết hợp sản xuất kinh doanh và không tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC, không thuộc trường hợp phải thẩm duyệt, nghiệm thu PCCC.

Nhóm công trình này chiếm từ 42 - 60% số vụ cháy, và từ 70 - 90% thương vong về người.

Nhiều giải pháp nhưng không khả thi

Đối với nhà ở riêng lẻ hiện hữu, muốn bảo đảm an toàn khi xảy ra cháy, một chuyên gia về PCCC cho rằng cần quy định bắt buộc bổ sung cầu thang thứ hai - cầu thang khẩn cấp.

Thông thường nhà ở riêng lẻ thường cháy từ khu bếp, khu để xe ở tầng dưới thì tầng trên phải thoát ra được hoặc khi xảy ra hỏa hoạn người dân có thể thoát lên tầng tum, thoát sang nhà hàng xóm.

Giải pháp thứ hai cần bố trí, lắp thêm thang rút ngoài ban công, khi xảy ra cháy thì có thể dùng thang để thoát xuống mặt đất. Đối với những nhà ở riêng lẻ có diện tích rộng thì có thể làm hai thang (một thang thoát nạn) hoặc xây dựng một thang kín có khả năng ngăn cháy.

Bên cạnh đó, để bảo vệ các căn nhà xung quanh, ngăn cháy lan khi có cháy thì cần xây dựng mảng tường ngăn cháy lan hoặc lắp kính chống cháy giữa các nhà ở riêng lẻ liền kề để bảo đảm an toàn - vị chuyên gia khuyến nghị.

Nhà ống Hà Nội lên báo quốc tế

TTO - Cao, mỏng và 'màu sắc rực rỡ' là những gì mà Hãng tin AFP mô tả những ngôi nhà ống tọa lạc ở thủ đô Hà Nội.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chi trả tiền lương, phụ cấp với cán bộ, công chức sau sáp nhập ra sao?

Tại nghị quyết 76/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025 đã có quy định cụ thể việc này.

Chi trả tiền lương, phụ cấp với cán bộ, công chức sau sáp nhập ra sao?

Bị xua đuổi trên vỉa hè, hãy trình báo

Xung quanh vụ xử phạt người bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè vì 'đứng vào chỗ bán hàng', nhiều bạn đọc đề nghị xử lý nghiêm hơn để chấm dứt tình trạng cát cứ vỉa hè làm của riêng.

Bị xua đuổi trên vỉa hè, hãy trình báo

Hàng me tây cổ thụ, điểm check-in nổi tiếng Quảng Ngãi bị lột vỏ do che ruộng lúa

Người dân cho rằng hàng me tây cổ thụ tỏa tán rộng che hết nắng ruộng lúa, giảm năng suất nên đã lột vỏ các nhánh lớn.

Hàng me tây cổ thụ, điểm check-in nổi tiếng Quảng Ngãi bị lột vỏ do che ruộng lúa

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Đình chỉ phòng khám Phượng Đạt sau vụ bị 'bóc phốt' chặt chém bệnh nhân

Ngày 9-7, Sở Y tế tỉnh Gia Lai đã có quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động chuyên môn đối với Phòng khám đa khoa Phượng Đạt sau vụ bị người nhà bệnh nhân 'bóc phốt' chặt chém trên mạng xã hội.

Đình chỉ phòng khám Phượng Đạt sau vụ bị 'bóc phốt' chặt chém bệnh nhân

Hàng chục xác heo trên kênh cấp nước, cơ quan chức năng vào cuộc

Hơn một tuần qua, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã vớt, tiêu hủy hàng chục xác heo chết thả trôi trên nhiều tuyến kênh cung cấp nước sinh hoạt.

Hàng chục xác heo trên kênh cấp nước, cơ quan chức năng vào cuộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar