24/03/2022 10:00 GMT+7

Mở khóa tâm lý chần chừ với thanh toán không tiền mặt của người Việt

V.C
V.C

Thanh toán không tiền mặt là tương lai được báo trước nhưng người Việt Nam vẫn chưa thật sự mặn mà. Đâu là lý do cho vấn đề này?

Mở khóa tâm lý chần chừ với thanh toán không tiền mặt của người Việt - Ảnh 1.

Thanh toán bằng ứng dụng mobile QR code là phương thức thanh toán không tiền mặt phổ biến thứ 3 theo báo cáo của Sapo.

Trong hai năm sống chung với đại dịch, thanh toán không tiền mặt đã được trao một cơ hội vàng để phát triển với nhiều lợi thế vượt trội: không phải tiếp xúc trực tiếp, an toàn cho sức khỏe, tiện lợi trong giao dịch, có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi. 

Theo khảo sát 15.000 nhà bán lẻ của công ty fintech Sapo, thanh toán không dùng tiền mặt vào năm 2021 chiếm 70,2% tổng số giao dịch. Song dư địa cho hình thức thanh toán này vẫn còn lớn. 

Tại Việt Nam, đa số người dùng vẫn mở tài khoản ngân hàng để rút tiền mặt qua ATM; hộ kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ và người dân mỗi ngày vẫn chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt.

"Ma trận" ứng dụng thanh toán không tiền mặt

Chuyển đổi số đang bùng nổ tại Việt Nam. Trung bình một người trưởng thành sẽ có ít nhất 5 loại ứng dụng có thể thanh toán online dựa trên thói quen sinh hoạt mỗi ngày.

Ví dụ, chị N.H.B 29 tuổi, thuộc tầng lớp người trẻ hiện đại, vừa trở về sinh sống tại Hà Nội sau thời gian dài du học. Đầu tiên chị sẽ có ứng dụng ngân hàng để nhận lương, có thể lên đến 2-3 ứng dụng khác nhau nếu chị có nhiều tài khoản. 

Thứ hai là ứng dụng từ nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn thông, thanh toán hóa đơn điện thoại. Thứ 3 là ví điện tử, số lượng ví tùy vào nhu cầu sử dụng. 

Thứ 4 là nhóm ứng dụng của các cửa hàng bán lẻ, hàng quán, dịch vụ mà chị thường sử dụng. Và cuối cùng là các cổng thanh toán khác nếu chị B sử dụng nhiều nền tảng OTT khác.

Như vậy, trong thời đại chuyển đổi số, một người phải quản lý quá nhiều ứng dụng có chức năng thanh toán. 

Mỗi ứng dụng đều đòi hỏi tài khoản, phiền phức trong việc quản lý, ghi nhớ mật khẩu. Thay vào đó, thanh toán bằng tiền mặt lại tiện lợi vô cùng, như một chiếc chìa khóa vạn năng có thể tra vào mọi ổ. Đây chính là động lực lớn nhất để người Việt vẫn còn trung thành với tiền mặt.

Để khuyến khích thanh toán không tiền mặt, cần một "chiếc chìa khóa vạn năng" như thế, là cầu nối của mọi dịch vụ vệ tinh, phục vụ mọi mặt của cuộc sống. 

Ứng dụng Techcombank Mobile mới - với khả năng quản lý mọi tài khoản và thẻ trên cùng một giao diện, kết nối và tự động thanh toán các hóa đơn - là một giải pháp tiên phong giúp khách hàng loại bỏ cả "ma trận" ứng dụng, thuận tiện hơn trong việc quản lý tài chính mỗi ngày.

Mở khóa tâm lý chần chừ với thanh toán không tiền mặt của người Việt - Ảnh 2.

Thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn phổ biến vì sự an tâm, quen thuộc khi sử dụng

Dịch vụ chỉ tập trung vào khách hàng thành thị

Bên cạnh sự sẵn sàng của nền tảng công nghệ, truyền thông cũng là một yếu tố rào cản. Bong bóng truyền thông chỉ tập trung vào các khách hàng trẻ, hiện đại ở khu vực thành thị khiến những người khác cảm thấy như bị "bỏ quên" trong công cuộc chuyển đổi số.

"Tôi thấy dùng tiền mặt vẫn tiện nhất khi mua những thứ lặt vặt như chai nước. Có dùng thẻ hay app điện thoại thì cũng không có nhiều nơi sử dụng được", ông H.V.N (61 tuổi, sinh sống tại ngoại thành Hà Nội) nói. 

Đó là chưa kể đến tư duy truyền thống - cầm tiền trong tay là an toàn nhất - nên một bộ phận người dân vẫn chưa cảm thấy thoải mái khi gửi tài sản qua một bên trung gian.

Mở khóa tâm lý chần chừ với thanh toán không tiền mặt của người Việt - Ảnh 3.

Quản lý chi tiêu dễ dàng

Như vậy, để thanh toán không tiền mặt thật sự được phủ rộng và len lỏi sâu vào từng hoạt động cuộc sống, cần có sự đồng hành của nhiều phía: ngân hàng và người sử dụng dịch vụ. Có như vậy, người buôn bán nhỏ lẻ mới có cơ hội tác động ngược từ người tiêu dùng, cởi mở hơn với các ứng dụng hỗ trợ thanh toán.

Techcombank là một trong những đơn vị đi đầu trong việc tích hợp thanh toán không tiền mặt cho cá nhân và sẽ mở rộng cho doanh nghiệp trong tương lai gần. 

Lợi ích từ hoạt động chuyển đổi số này không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng, mà còn hỗ trợ tối ưu cách vận hành, cung cấp thêm dữ liệu "yểm trợ" cho các quyết định kinh doanh quan trọng.

V.C

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Các khu công nghiệp Việt đẩy mạnh phát triển xanh để thu hút FDI giữa thách thức thuế đối ứng

Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đối mặt với những tác động ngắn hạn từ chính sách thuế đối ứng của Mỹ, song các chủ đầu tư đang nỗ lực "xoay trục" để giữ vững vai trò là điểm sáng trong thu hút FDI.

Các khu công nghiệp Việt đẩy mạnh phát triển xanh để thu hút FDI giữa thách thức thuế đối ứng

Hãng dược Trung Quốc dự chi hơn 5.700 tỉ đồng để mua gần 65% vốn Imexpharm

Tập đoàn Livzon, thông qua công ty con tại Singapore, vừa công bố dự chi hơn 5.730 tỉ đồng để mua lại gần 65% cổ phần công ty dược ở Việt Nam.

Hãng dược Trung Quốc dự chi hơn 5.700 tỉ đồng để mua gần 65% vốn Imexpharm

Không để sầu riêng trở thành... 'sầu chung'

Xuất khẩu sầu riêng gặp khó, nếu kéo dài đất nước mất đi một ngành xuất khẩu mũi nhọn. Vì vậy, không để sầu riêng thành... "sầu chung".

Không để sầu riêng trở thành... 'sầu chung'

Thủ tướng: Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, đã làm là phải thành công

Để tăng trưởng 2 con số thì phải có vốn, trong khi chúng ta đang thiếu vốn. Do đó Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng phải xây dựng, phát triển trung tâm tài chính quốc tế để bổ sung nguồn lực tài chính.

Thủ tướng: Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, đã làm là phải thành công

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra giá nước sạch tăng, cao hơn Đà Nẵng

Liên quan việc Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam áp dụng đơn giá nước sạch mới trong tháng 5, giá nước tăng, tỉnh Quảng Nam yêu cầu kiểm tra.

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra giá nước sạch tăng, cao hơn Đà Nẵng

Đề xuất giữ lại 2 Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu sau khi hợp nhất hai tỉnh

Trong cuộc họp giữa hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu bàn về các phương án sau khi hợp nhất, một số đại biểu đề xuất giữ nguyên trạng 7 công ty nhà nước của 2 tỉnh, trong đó có Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu.

Đề xuất giữ lại 2 Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu sau khi hợp nhất hai tỉnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar