16/11/2020 06:26 GMT+7

Mô hình chính quyền đô thị TP.HCM: Chọn hình mẫu cho cả nước

TIẾN LONG
TIẾN LONG

TTO - Dự kiến hôm nay (ngày 16-11), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM.

Mô hình chính quyền đô thị TP.HCM: Chọn hình mẫu cho cả nước - Ảnh 1.

Đại biểu Tạ Văn Hạ phát biểu góp ý tại Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị ở TP.HCM - Ảnh: TTXVN

Trước đó, tại các phiên thảo luận, đa số đại biểu Quốc hội tán thành việc thông qua nghị quyết để tạo "cú hích" trong tổ chức bộ máy quản lý hành chính TP.HCM hiệu lực, hiệu quả.

Đại biểu Nguyễn Bá Sơn (phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng):

Tạo điều kiện tốt nhất để TP phát triển

Mô hình chính quyền đô thị TP.HCM: Chọn hình mẫu cho cả nước - Ảnh 2.

Đại biểu Nguyễn Bá Sơn

Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng tán thành đề nghị của Chính phủ trình Quốc hội ban hành nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM. Thiết chế chính quyền đô thị tại TP.HCM ra đời nhằm đáp ứng đòi hỏi cấp bách là phù hợp với đặc điểm, tình hình, yêu cầu của sự phát triển TP trong sự phát triển của cả nước.

Việc ban hành nghị quyết của Quốc hội không thông qua thí điểm mô hình chính quyền đô thị, như đang triển khai tại Hà Nội và Đà Nẵng, là phù hợp hoàn toàn với quy định của pháp luật hiện hành. Mặt khác, TP.HCM đã thông qua quá trình thí điểm và tổng kết thực hiện thí điểm, đã rút ra bài học kinh nghiệm. Đây là tiền đề để Chính phủ đề nghị Quốc hội ban hành nghị quyết mà không nhất thiết phải tiến hành thí điểm, đảm bảo sự phát triển ổn định và có đóng góp chung cho sự phát triển của đất nước.

Tuy nhiên, sau khi nghị quyết được ban hành, Quốc hội cần ban hành các văn bản hướng dẫn về tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn của địa phương. Chú trọng việc bố trí nhân lực, đội ngũ cán bộ cho cấp cơ sở đảm bảo đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Tránh tình trạng cắt giảm biên chế theo kiểu dàn hàng ngang đối với các địa phương mà không căn cứ vào tình hình thực tiễn dẫn đến khó khăn, không hiệu quả về hiệu lực của cấp chính quyền, cấp cơ sở. 

Nghị quyết về chính quyền đô thị tại TP.HCM phải đạt được mục tiêu là tạo điều kiện tốt nhất để TP phát triển ổn định, làm tốt vai trò là một trọng điểm kinh tế của cả nước, có đóng góp quan trọng hơn cho quá trình phát triển chung của đất nước như tinh thần của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ giao cho và sự kỳ vọng của nhân dân cả nước.

Đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng):

Tôi nhất trí cao!

Mô hình chính quyền đô thị TP.HCM: Chọn hình mẫu cho cả nước - Ảnh 3.

Đại biểu Phùng Văn Hùng

Tôi nhất trí cao về việc Quốc hội ban hành nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM. Trong khi chúng ta chưa có đủ cơ sở để chọn được một hoặc một vài mô hình chính quyền đô thị phù hợp, áp dụng phổ biến trong cả nước thì việc Quốc hội ban hành nghị quyết riêng để một số địa phương áp dụng là việc làm hết sức cần thiết. Việc này nhằm kịp thời tháo gỡ những hạn chế, vướng mắc về mặt tổ chức bộ máy chính quyền đang cản trở sự phát triển tại một số địa phương như Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.

Chúng ta thấy rằng việc tổ chức thực hiện mô hình chính quyền đô thị là vấn đề mới, nếu được Quốc hội ủng hộ cũng mới chỉ được bắt đầu áp dụng ở 3 địa phương là Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM, phạm vi quá hẹp so với địa bàn của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. 

Việc Quốc hội ban hành nghị quyết áp dụng cục bộ ở một vài địa phương cũng là những bước đi thận trọng để tiến tới chọn được hình mẫu chung nhất, nhân rộng ra cả nước. Lúc đó những vấn đề sẽ phải được điều chỉnh bằng một luật. Làm như vậy sẽ bớt được sự xáo trộn, gây phiền hà, tốn kém, không cần thiết cho người dân và phức tạp cho công tác quản lý.

Đại biểu Dương Minh Tuấn (Đoàn đại biểu Quốc hội Bà Rịa - Vũng Tàu):

Nâng cao hiệu quả cung ứng dịch vụ công

Mô hình chính quyền đô thị TP.HCM: Chọn hình mẫu cho cả nước - Ảnh 4.

Đại biểu Dương Minh Tuấn

Việc ban hành nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM để nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của bộ máy chính quyền đô thị; nâng cao chất lượng, hiệu quả cung ứng dịch vụ công. Đồng thời mô hình này cũng phù hợp với đặc điểm, tính chất của một trung tâm tài chính, kinh tế, công nghệ cao của cả nước và khu vực, đóng góp kinh nghiệm thực tiễn cho quá trình đổi mới hiệu lực, hiệu quả của chính quyền đô thị.

Tuy nhiên, tôi đề nghị cần quan tâm hơn nữa và nâng cao vai trò giám sát của cấp ủy, đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND TP, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội nhằm đảm bảo các quyền của người dân.

Biểu quyết thông qua nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

Trong hai ngày họp cuối (16 và 17-11) của kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM, Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống nhiễm virút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).

Quốc hội cũng sẽ thảo luận và nghe giải trình ở hội trường về dự án Luật giao thông đường bộ (sửa đổi), Luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Trong phiên họp bế mạc ngày 17-11 được truyền hình, phát thanh trực tiếp, Quốc hội sẽ nghe, thảo luận và biểu quyết thông qua một số nghị quyết, đặc biệt là nghị quyết về ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn:

Cải thiện hiệu quả quản lý hành chính cấp quận, phường

thu truong noi vu tuan 15-11 2(read-only)

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn

Dự thảo nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM đang được Quốc hội xem xét thông qua. Lý do TP Hà Nội và TP Đà Nẵng chỉ được Quốc hội ban hành nghị quyết cho thí điểm tổ chức chính quyền đô thị, còn TP.HCM được ban hành nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị vì nghị quyết này được ban hành sau thời điểm Luật tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi 2019), có hiệu lực là ngày 1-7-2020. Trước thời điểm này, do thiếu cơ sở pháp lý nên Quốc hội chỉ cho phép TP Hà Nội, TP Đà Nẵng tổ chức thí điểm chính quyền đô thị theo hướng không tổ chức HĐND ở cấp quận, cấp phường.

Việc tổ chức lại chính quyền đô thị tại các đô thị lớn hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý cấp phường, cấp quận, giải quyết thủ tục cho người dân nhanh gọn hơn. UBND cấp phường, cấp quận sau khi tổ chức lại sẽ là cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc chính quyền cấp trên.

Quá trình tổ chức lại chính quyền đô thị cũng hướng tới thống nhất chế độ công chức công vụ trong các cơ quan nhà nước từ thành phố đến quận, phường. Đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền giữa các cơ quan nhà nước tại đô thị, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của công chức làm việc tại UBND phường, hạn chế tình trạng đùn đẩy công việc.

B.NGỌC

Nhu cầu phát triển tất yếu của Đà Nẵng

Ông Võ Ngọc Đồng, giám đốc Sở Nội vụ TP Đà Nẵng, cho biết mô hình chính quyền đô thị là nhu cầu phát triển tất yếu của Đà Nẵng. Nó phù hợp với xu hướng đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của TP.

Theo ông Đồng, mô hình chính quyền đô thị mà Đà Nẵng được phép thí điểm tổ chức là mô hình một cấp chính quyền địa phương (ở cấp TP) và hai cấp hành chính (quận, phường). Chính quyền TP được tổ chức gồm HĐND và UBND. Chính quyền địa phương ở các quận thuộc TP là UBND quận (không tổ chức HĐND quận), là cơ quan hành chính nhà nước ở quận. Chính quyền địa phương ở các phường thuộc quận tại TP là UBND phường (không tổ chức HĐND phường), là cơ quan hành chính nhà nước ở phường. Việc thí điểm tổ chức chính quyền đô thị tại TP Đà Nẵng được thực hiện từ ngày 1-7-2021.

HỮU KHÁ

Thảo luận chính quyền đô thị tại TP.HCM: Đề nghị tăng giám sát quận, phường

TTO - Ngày 12-11, 9/9 ý kiến đại biểu phát biểu bày tỏ đồng tình và góp ý thêm giải pháp để thực hiện tốt việc tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM.

TIẾN LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khám chữa bệnh theo yêu cầu được hưởng bảo hiểm y tế; Kịch tính pha cứu 2 trẻ bằng drone phun thuốc

Khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được hưởng bảo hiểm; Cứu trẻ bằng drone... là những thông tin thu hút nhiều bạn đọc quan tâm tuần qua.

Khám chữa bệnh theo yêu cầu được hưởng bảo hiểm y tế; Kịch tính pha cứu 2 trẻ bằng drone phun thuốc

Vì sao đường phố Đà Nẵng ngập chìm trong nước giữa mùa hè?

Trận mưa như trút nước chiều tối 5-7 khiến nhiều người bất ngờ khi chứng kiến nhiều tuyến phố của Đà Nẵng chìm trong nước. Tiến sĩ Lê Hùng - Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng đã có những chia sẻ về nguyên nhân và đề xuất, hiến kế các giải pháp.

Vì sao đường phố Đà Nẵng ngập chìm trong nước giữa mùa hè?

Mướt mắt rặng dừa, lau sậy xanh um giữa lòng Thủ Thiêm

Sát bên đô thị Sala (khu độ thị mới Thủ Thiêm, TP.HCM) hiện đại là vùng đất mênh mông với bãi lau sậy và bùn lầy, rặng dừa mướt mắt vừa được đề xuất làm công viên sinh thái.

Mướt mắt rặng dừa, lau sậy xanh um giữa lòng Thủ Thiêm

Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư phục vụ APEC ở Phú Quốc ra sao?

Ngoài phân công nhiệm vụ, thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tái định cư, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang kiến nghị UBND đặc khu Phú Quốc sớm bố trí khoảng 2.000 nền tái định cư cho phục vụ APEC 2027.

Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư phục vụ APEC ở Phú Quốc ra sao?

Việt Nam xuất khẩu cá tra, ba sa và rô phi sang Brazil, hướng tới thương hiệu cà phê chung

Việc xuất khẩu gạo sang Brazil giúp nước này đảm bảo an ninh lương thực. Hai bên cũng thúc đẩy liên minh cà phê, xây dựng thương hiệu chung.

Việt Nam xuất khẩu cá tra, ba sa và rô phi sang Brazil, hướng tới thương hiệu cà phê chung

Biển số xe ở Lâm Đồng sau sáp nhập được cấp ra sao?

Tỉnh Lâm Đồng được thành lập dựa trên việc sáp nhập 3 tỉnh Bình Thuận, Đắk Nông và Lâm Đồng cũ. Sau sáp nhập, biển số xe người dân được cấp như thế nào?

Biển số xe ở Lâm Đồng sau sáp nhập được cấp ra sao?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar