27/10/2021 17:29 GMT+7
Trở lại chủ đề

Mỏ đang cạn kiệt, có tăng khai thác dầu khi giá vượt 80 USD để bù ngân sách?

NGỌC AN
NGỌC AN

TTO - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Nguyễn Phú Cường đề nghị tăng cường khai thác dầu thô để hưởng lợi tăng giá, bù đắp khi ngân sách khó khăn, nhưng liệu ngành dầu khí có đảm đương nổi khi các mỏ đang dần cạn kiệt?

Mỏ đang cạn kiệt, có tăng khai thác dầu khi giá vượt 80 USD để bù ngân sách? - Ảnh 1.

Người lao động làm việc trên các mỏ dầu khí - Ảnh: V.THÁI

Trước áp lực của ngân sách nhà nước khó khăn, kiến nghị mới đây tại Quốc hội, chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cho rằng hiện giá dầu tăng lên 70 - 80 USD/thùng thì có thể cân nhắc, xem xét tăng sản lượng khai thác để bù đắp, thu ngân sách.

Tuy vậy, ông Hồ Đức Phớc - bộ trưởng Bộ Tài chính - cho hay cũng đã đặt vấn đề này nhưng qua làm việc với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), khả năng tăng sản lượng khai thác dầu thô trong năm 2022 là khó.

Nguyên nhân là tài nguyên tại các mỏ khai thác lâu nay suy giảm, việc gia tăng sản lượng tiềm ẩn rủi ro cho an toàn các mỏ, ông Phớc cho hay việc khai thác dầu thô ở mức 7 triệu tấn là phù hợp.

"PVN cho hay không thể tăng sản lượng được. Bởi tăng khai thác tức là phải bơm nước dầu nổi lên thì không đảm bảo kỹ thuật nên không thể tăng sản lượng. Chính phủ đã tính rất kỹ về sản lượng khai thác dầu khí" - ông Phớc nói.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại biểu Quốc hội đoàn Cà Mau, ông Lê Mạnh Hùng - tổng giám đốc PVN - cho hay việc khai thác mỏ phụ thuộc nhiều vào việc đầu tư nhưng Luật dầu khí chưa sửa được, hiện ta chưa có mỏ mới, hợp đồng mới, cơ bản vẫn là các mỏ cũ.

Vì vậy, muốn tăng khai thác mỏ phải phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kỹ thuật. Cụ thể, để tăng sản lượng với các mỏ đã khai thác, phải dùng giải pháp kỹ thuật song cũng chỉ là hỗ trợ, có thể thành công hoặc không.

Cũng theo ông Hùng, để có thể khai thác được mỏ dầu, cần phải đầu tư mất hàng chục năm, để thăm dò trữ lượng, tìm kiếm thăm dò, phát triển khai thác mới có sản lượng. Thời gian qua việc đầu tư bị hạn chế nên không có trữ lượng và không thể có sản lượng ngay được.

Thông tin thêm về vấn đề này, PVN cho hay hiện phần lớn các mỏ dầu khí đang khai thác ở nước ta đều được đưa vào khai thác trong giai đoạn từ 1986 - 2015.

Nhiều mỏ đóng góp sản lượng lớn đều đã khai thác được 15 - 35 năm, đang ở giai đoạn cuối đời mỏ. Độ ngập nước trung bình của các mỏ này hiện đã ở mức 50% - 90% dẫn đến sản lượng suy giảm tự nhiên khoảng 15% - 25%/năm.

Trong khi đó, do hạn chế về cơ chế chính sách nên hoạt động tìm kiếm thăm dò, gia tăng trữ lượng giảm nhiều so với trước. Nguồn bổ sung vào khai thác hằng năm cũng hạn chế, tất yếu dẫn đến đà suy giảm sản lượng.

Ngoài ra, kế hoạch khai thác khí của PVN dự kiến cũng sẽ giảm do tình hình tiêu thụ khí hết sức khó khăn, đặc biệt là tiêu thụ khí cho điện giảm sút mạnh. Đơn cử, 9 tháng đầu năm, huy động khí cho điện chỉ bằng khoảng 72% so với cùng kỳ và bằng 70% kế hoạch, thấp hơn kế hoạch giao, làm ảnh hưởng chung khai thác các mỏ.

Đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội Hoàng Văn Cường - phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế quốc dân - cho rằng việc khai thác dầu cần phải theo kế hoạch và chiến lược chung của ngành. Trong thời điểm giá quá thấp thì có thể tính toán hạn chế khai thác để bù đắp chi phí, nhưng thời điểm giá tăng cao thì không nên hạn chế mức khai thác.

"Song không phải vì thế mà tăng công suất quá mức vì chưa chắc hiệu quả cao, tăng chi phí không cần thiết, tạo ra sự cạn kiệt nguồn tài nguyên không bền vững" - ông Cường khuyến nghị.

Sản lượng khai thác dầu liên tục sụt giảm

Theo thống kê từ năm 2015 đến nay, sản lượng dầu trong nước liên tục sụt giảm, từ mức 16,9 triệu tấn năm 2015; xuống 15,2 triệu tấn năm 2016; 13,4 triệu tấn năm 2017; 12 triệu tấn năm 2018; 11 triệu tấn năm 2019; 9,7 triệu tấn năm 2020 và dự báo tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo.

Vì vậy, cùng với giải pháp để đẩy mạnh tìm kiếm, thăm dò, gia tăng trữ lượng, PVN cho rằng cần giải quyết những vấn đề như xử lý các khó khăn vướng mắc liên quan đến 2 dự án trọng điểm về dầu khí là dự án khí Lô B và dự án khí Cá Voi Xanh để có thể đưa hai mỏ này vào khai thác theo kế hoạch. Sớm phê duyệt cơ chế hoạt động cho một số lô dầu khí, thay đổi các điều kiện phân chia giữa nhà nước và nhà thầu.

Cần cơ chế thu hút nhà đầu tư lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí

Cùng với việc xây dựng cơ chế, chính sách nhất quán ổn định cho công tác thăm dò, cần có khung pháp lý về dầu khí nhằm khuyến khích nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Start-up làm pin từ cát nhận vốn đầu tư 1 triệu USD

Alternō - start-up công nghệ khí hậu vừa gọi vốn 1 triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài để tiếp tục mở rộng giải pháp lưu trữ năng lượng thông qua pin cát.

Start-up làm pin từ cát nhận vốn đầu tư 1 triệu USD

Cảng biển Trần Đề được quy hoạch tiếp nhận tàu chở hàng đến 160 ngàn tấn

Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển Trần Đề khoảng 61.513 tỉ đồng, cần sử dụng khoảng 1.331ha đất và khoảng 148.000ha mặt nước.

Cảng biển Trần Đề được quy hoạch tiếp nhận tàu chở hàng đến 160 ngàn tấn

Thủ tướng: Các vụ hàng giả nghiêm trọng cho thấy có sự buông lỏng quản lý

Ngày 14-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đầu năm 2025.

Thủ tướng: Các vụ hàng giả nghiêm trọng cho thấy có sự buông lỏng quản lý

Vietnam Airlines chuyển toàn bộ chuyến bay nội địa sang nhà ga T3 từ ngày 17-5

Sau hơn 20 ngày vận hành thực tế, từ 4h sáng 17-5-2025, toàn bộ chuyến bay nội địa của Vietnam Airlines tại sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được chuyển sang khai thác tại nhà ga hành khách T3.

Vietnam Airlines chuyển toàn bộ chuyến bay nội địa sang nhà ga T3 từ ngày 17-5

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung

Thỏa thuận tạm dừng thuế quan Mỹ - Trung mở ra cơ hội đàm phán song phương cho các quốc gia nhưng chưa đủ thời gian để giải quyết toàn diện các xung đột thương mại đang tồn tại.

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung

Khoảng thở quý giá từ 'hưu chiến'

Việc Mỹ và Trung Quốc quyết định tạm dừng mức thuế quan mới đối đầu trong 90 ngày để đàm phán đã tạo ra một khoảng thở quan trọng.

Khoảng thở quý giá từ 'hưu chiến'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar