12/09/2015 05:56 GMT+7

Miura hay Mourinho cũng thế!

TTO - Cuộc tranh luận quanh câu hỏi “nên hay không nên sa thải ông Miura” tiếp tục nóng trong dư luận truyền thông, người hâm mộ bóng đá Việt. Tuy nhiên, xem ra đa số đang bàn đến phần ngọn của bóng đá Việt...

Nỗi buồn của các CĐV VN trên sân Rajamangala khi đội tuyển VN thua Thái Lan 0-1 ở trận mở màn vòng loại World Cup 2018 - Ảnh: N.K.

Đã có người hỏi thế này: “Nếu mời ông Mourinho sang dẫn dắt đội tuyển Việt Nam thì chúng ta có thắng được Thái Lan ngay bây giờ không?”. Dĩ nhiên, chuyện ấy chẳng bao giờ xảy ra nên cũng chưa biết thế nào. Nhưng có lẽ cũng khó đấy.

Đơn giản bởi ông Mourinho đi xem những trận đấu ở V-League trong giai đoạn cờ tàn, khi mà người ta công khai bảo rằng cầu thủ hết động lực thi đấu (khoan nói đến tiêu cực), như SLNA chẳng hạn; còn đội bóng mà quá nhiều người yêu thích thì lại đang ở nhóm nguy cơ rớt hạng... Vậy thì ông biết chọn ai? Trong một nền tảng hư hư thực thực như vậy, nên cầu thủ vừa yếu thể lực vừa yếu kỹ thuật là điều hiển nhiên. Và khi ấy, Mourinho cũng bó tay chứ đừng nói là Miura.

“Tiềm lực của bóng đá Việt Nam không thua Thái Lan. Chỉ cần làm ăn ngon lành một chút là chúng ta qua mặt được người Thái

Ông Đoàn Nguyên Đức

VFF lại rối

Đặt ra tình huống giả định đó để thấy rằng câu chuyện cần bàn của bóng đá Việt không nằm ở chỗ HLV đội tuyển, mà nó nằm ở bộ máy quản lý bóng đá Việt, đó chính là Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) vậy.

VFF hiện nay đang là nhiệm kỳ thứ 7. Trong suốt lịch sử của tổ chức này, gần như chưa bao giờ chúng ta thấy được sự đoàn kết, một lòng một dạ vì bóng đá Việt của những con người đang giữ trọng trách phát triển bóng đá nước nhà. Ở đó luôn có sóng gió, luôn có mâu thuẫn, chia bè chia phái để nghĩ đến lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Một nhân vật là người hùng của công nghệ thông tin Việt Nam - ông Mai Liêm Trực - khi tham gia ngồi ghế chủ tịch VFF chỉ một thời gian ngắn đã phải “tháo chạy” và để lại câu nói kinh điển: Bộ máy điều hành bóng đá VN đi sau xã hội 20 năm!

Đó là lịch sử, còn hiện tại của VFF thì thế nào? Khi ông Lê Hùng Dũng được bầu làm chủ tịch VFF nhiệm kỳ 7, chúng ta kỳ vọng sẽ khởi sắc khi so với người tiền nhiệm là một cựu quan chức ngành thể thao. Nhưng trong vòng khoảng một năm nay, ông Dũng gần như biến mất khỏi vai trò điều hành VFF do gặp nhiều khó khăn về công việc lẫn sức khỏe.

Chính bầu Đức đã tâm sự: “Tôi tham gia VFF là để ủng hộ anh Dũng. Nhưng bây giờ anh Dũng gần như rút lui, khiến mọi chuyện rối tinh và tôi ngao ngán”! Chúng ta cứ xem diễn biến của câu chuyện Miura thì thấy được VFF đang rệu rã thế nào. Ông Dũng thì đang ở nước ngoài chữa bệnh. Ông phó chủ tịch phụ trách tài chính - bầu Đức đòi sa thải Miura. Ông phó chủ tịch thường trực Trần Quốc Tuấn thì ủng hộ Miura. Ông phó chủ tịch phụ trách truyền thông Nguyễn Xuân Gụ chưa lên tiếng, nhưng cho biết “chuyện chọn Miura tôi chẳng biết gì”. Vị cuối cùng trong nhóm năm người thường trực của VFF, ông Trần Anh Tú, thì chuyên trị về bóng đá futsal nên vô can.

Trưa 10-9, khi trò chuyện với chúng tôi, bầu Đức bảo rằng chỉ cần mình làm ăn ngon lành một chút là sẽ qua mặt được bóng đá Thái Lan. Nhưng làm sao có được cái “làm ăn ngon lành một chút” ấy, đó mới là vấn đề. Bóng đá Thái có một ông tổng thư ký như Ong -art Korsinka, người đã xin rút lui một năm để bỏ tiền túi sang Anh học làm bóng đá chuyên nghiệp. Về nước, ông viết đề án cải tổ toàn diện bóng đá Thái và được mời trở lại ghế tổng thư ký. Từ đó, bóng đá Thái thay da đổi thịt từ Thai-League, đào tạo trẻ...

Vâng, chúng ta không có được những con người như Worawi Makudi - chủ tịch LĐBĐ Thái, như Ong-art Korsinka, Kiatisak...

Mọi lời góp ý rơi vào thinh không

Thật ra, không thể tin được là người Việt chúng ta không tìm được những nhân vật như Worawi, Korsinka...

Mấy hôm nay, các bạn đồng nghiệp ở tờ Thể Thao & Văn Hóa đã mở một diễn đàn với chủ để làm thế nào để vượt qua bóng đá Thái Lan, và chúng tôi thật sự tâm đắc với những phát biểu của Frank Van Eijs (cựu cầu thủ của Hà Nội ACB, nay là một nhà môi giới cầu thủ). Anh nói thế này: “Mấy ngày qua, tôi thấy khán giả đến sân cổ vũ giải bóng đá phong trào Hà Nội Premier League rất đông, điều mà nhà tổ chức và điều hành V-League thật sự bất lực từ nhiều năm nay. Điều đó có nghĩa rằng cách tổ chức bóng đá đỉnh cao của các bạn đang rất có vấn đề”.

Đúng vậy, cứ mỗi một lần tiến hành đại hội VFF, người ta lại loanh quanh kiếm người làm việc chuyên trách ở 36 Trần Phú (trụ sở Tổng cục TDTT) mà không chịu tìm kiếm bên ngoài. Tại sao những người ngoài VFF lại làm được những giải đấu hấp dẫn như Hà Nội Premier League? Tại sao những người như thế lại không nằm trong bộ máy VFF? Đó mới là vấn đề.

Trở lại với VFF hiện tại, chúng ta không thể không giật mình với một thông tin từ bầu Đức: thường trực VFF đã quyết định chọn lứa U-19 làm nòng cốt cho U-23 dự SEA Games 2015, nhưng sau đó thì HLV Miura thay đổi tất cả.

Chúng tôi không nói quyết định chọn U-19 làm nòng cốt cho U-23 là đúng hay sai, nhưng liệu có tin cậy được quyết định đó không, khi nó được đưa ra bởi năm nhân vật không phải là những người làm chuyên môn?

Lẽ ra đó phải là câu chuyện từ phòng các đội tuyển hoặc hội đồng HLV quốc gia, để rồi từ đó mới đề xuất lên thường trực VFF. Nhưng hiện tại, hai bộ phận này chỉ còn danh xưng. Nói đến đây, lại nhớ đến một đề xuất của ông Vũ Công Lập - một người rất am hiểu bóng đá Việt và bóng đá Đức. Ông Lập đề xuất thế này: “Chúng ta nên học theo cách của bóng đá Đức, đó là thành lập hội đồng HLV quốc gia gồm những HLV trưởng của các đội bóng đang dự giải vô địch quốc gia cùng HLV trưởng các đội tuyển quốc gia. Chính hội đồng này sẽ quyết định hình dạng của nền bóng đá nước nhà như thế nào”.

Đáng tiếc thay, lời góp ý của ông Lập chẳng được quan tâm. VFF giao cho ông Trần Quốc Tuấn phụ trách hội đồng HLV quốc gia. Nhưng ông Tuấn thì cả đời chưa hề làm huấn luyện viên bất cứ một đội nào, nên làm sao thuyết phục được ai. Vì vậy, hội đồng HLV quốc gia chỉ có trên giấy từ đầu nhiệm kỳ 7 của VFF đến nay. Và rồi, tất tần tật mọi chuyện liên quan đến chuyên môn đều được phó mặc cho những người không am hiểu chuyên môn!

Tóm lại, muốn bóng đá Việt thay đổi một cách căn bản, việc trước tiên là phải thay đổi từ VFF. Chứ bàn chuyện thay hay không thay ông Miura chỉ là việc chữa bệnh từ ngọn!

                                                                                               HUY THỌ ([email protected])

VFF khủng hoảng về chuyên môn

Vai trò cầu nối của VFF với HLV Miura gần như không có trong bối cảnh bóng đá VN và Nhật Bản vẫn còn những thứ xa lạ, rất cần có sự gắn kết để đồng điệu. Lãnh đạo VFF thì bận việc và không phải ai cũng am hiểu bóng đá đỉnh cao. Hai bộ phận quan trọng để giúp cho lãnh đạo VFF về vấn đề chuyên môn là phòng các đội tuyển và hội đồng HLV quốc gia thì hoàn toàn mờ nhạt, thậm chí tồn tại như không có. Vì vậy, ở VFF đâu có ai phản biện với ông Miura về chuyên môn, dẫn đến việc ông ấy hết sức đơn độc. Với lề lối làm việc của thượng tầng như vậy, thì bất cứ ai thế chỗ ông Miura sớm muộn gì cũng lãnh hậu quả. Miura không tệ nhưng ông ấy không có được sự kết nối. Tôi thấy ông ấy đáng thương hơn là đáng trách.

BLV Quang Huy

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lịch trực tiếp bóng đá châu Âu: Chung kết Cúp quốc gia Đức, Real Madrid ra sân

Đêm nay (24-5) và rạng sáng 25-5 sẽ diễn ra một số trận đấu đáng chú ý của bóng đá châu Âu. Trong đó có chung kết Cúp quốc gia Đức.

Lịch trực tiếp bóng đá châu Âu: Chung kết Cúp quốc gia Đức, Real Madrid ra sân

Tin tức thể thao sáng 24-5: Real Madrid rao bán Rodrygo, Djokovic sắp có danh hiệu thứ 100

Real Madrid rao bán Rodrygo, Djokovic sắp có danh hiệu thứ 100... là những tin chính trong phần tin tức thể thao sáng 24-5.

Tin tức thể thao sáng 24-5: Real Madrid rao bán Rodrygo, Djokovic sắp có danh hiệu thứ 100

Vượt mặt Inter Milan, Napoli đăng quang chức vô địch Ý

Rạng sáng 24-5, Napoli đã đánh bại Cagliari 2-0 ở vòng đấu cuối cùng, qua đó lên ngôi vương Giải vô địch Ý (Serie A).

Vượt mặt Inter Milan, Napoli đăng quang chức vô địch Ý

Diệu Khánh - Thanh Thư vượt qua đàn chị kỳ cựu, vô địch đôi nữ bóng bàn

Đội Nguyễn Khoa Diệu Khánh - Nguyễn Bạch Thanh Thư (TP.HCM) đã sở hữu tấm huy chương vàng nội dung đôi nữ Giải bóng bàn vô địch quốc gia 2025 tối 23-5.

Diệu Khánh - Thanh Thư vượt qua đàn chị kỳ cựu, vô địch đôi nữ bóng bàn

HLV Anh Đức giúp CLB Bình Dương trụ hạng sớm 2 vòng

Trung vệ Adriano Schmidt “báo hại” thủ môn Patrik Le Giang trong trận thua 0-2 của CLB TP.HCM, giúp CLB Becamex Bình Dương trụ hạng sớm từ vòng 24 V-League 2024-2025.

HLV Anh Đức giúp CLB Bình Dương trụ hạng sớm 2 vòng

Trần Quyết Chiến đại thắng, đi tiếp chóng vánh tại World Cup billiards TP.HCM

Ngày 23-5, Trần Quyết Chiến đã ra quân tại World Cup billiards carom 3 băng TP.HCM với thành tích ấn tượng.

Trần Quyết Chiến đại thắng, đi tiếp chóng vánh tại World Cup billiards TP.HCM
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar