02/01/2023 10:46 GMT+7
Trở lại chủ đề

Minh bạch tài sản quan chức

Công cuộc phòng chống tham nhũng và tiêu cực đang được đẩy mạnh nhưng nếu không minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ có chức vụ, quyền hạn (quan chức) sẽ rất khó để trị tận gốc tham nhũng.

Minh bạch tài sản quan chức - Ảnh 1.

Để khắc phục hạn chế này, theo chỉ đạo của Thủ tướng, mới đây Thanh tra Chính phủ đã có văn bản 2220/TTCP-C.IV gửi các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương về định hướng xác minh tài sản, thu nhập năm 2023 của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Hệ số phụ cấp 0,9 trở lên phải xác minh tài sản

Theo đó, Thanh tra Chính phủ đề nghị các cơ quan liên quan ban hành kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập đối với cán bộ có phụ cấp từ 0,9 trở lên (tương đương cấp vụ, cục trưởng, giám đốc sở, ngành) và người giữ các vị trí lãnh đạo, quản lý chủ chốt trong doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nắm 100% vốn điều lệ, do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu.

Trọng tâm xác minh tài sản, thu nhập sẽ tập trung vào các cán bộ hoạt động trong các ngành, lĩnh vực nhạy cảm như đầu tư xây dựng, tài chính, ngân hàng; quản lý vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp; quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, y tế, quy hoạch, đấu thầu, đấu giá; mua bán, chuyển nhượng tài sản công; đầu tư công, dịch vụ công; cổ phần hóa, thoái vốn DNNN; hoạt động huy động vốn, phát hành trái phiếu; phòng chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý các vụ án, vụ việc; cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tổ chức, cán bộ.

Bên cạnh định hướng xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn năm 2023, Thanh tra Chính phủ cũng vừa lập tổ công tác để xác minh tài sản, thu nhập của 30 cán bộ quản lý cấp cục, vụ thuộc các bộ, ngành và lãnh đạo các DNNN.

Tránh kê khai hình thức

Ông Thang Văn Phúc, nguyên thứ trưởng Bộ Nội vụ, nói minh bạch tài sản, thu nhập của quan chức trước khi bổ nhiệm là điều đương nhiên để tránh rủi ro tha hóa quyền lực. 

Ông Phúc nhấn mạnh việc cán bộ khai đúng hay không đúng giá trị tài sản, thu nhập cần hậu kiểm. Các nước họ cũng làm vậy, tương tự như kê khai thuế, hậu kiểm là quan trọng.

Còn ông Nguyễn Quang Đồng, viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách và phát triển truyền thông, cho rằng về mặt công nghệ, xác minh dữ liệu thu nhập, tài sản của quan chức để công khai, minh bạch là không khó.

Theo ông Đồng, việc công khai thu nhập của các quan chức từ cấp giám đốc sở ở địa phương, cấp cục trưởng, vụ trưởng ở các bộ, ngành trung ương là phù hợp. 

Vấn đề là không chỉ công bố riêng tài sản của quan chức mà phải công bố thêm tài sản của vợ con, anh em của các quan chức. Đây là yêu cầu bắt buộc nếu thực sự muốn kiểm soát, minh bạch tài sản, thu nhập của quan chức.

Để khắc phục việc kê khai tài sản, thu nhập hình thức của nhiều quan chức hiện nay, ông Phúc khuyến nghị quy định về kê khai tài sản cần cụ thể hơn. 

Đồng thời, cần đặt ra mục tiêu trong năm năm phải kiểm tra, kiểm soát được tài sản, thu nhập của tất cả các cán bộ trong bộ máy quản lý. Cán bộ nào có dấu hiệu không ổn thì xác minh trước, cán bộ bình thường làm sau.

Một số chuyên gia về quản trị công cũng cho rằng trong bối cảnh VN đang xây dựng nhà nước pháp quyền thì việc kê khai minh bạch tài sản, thu nhập của quan chức càng trở nên cần thiết hơn. Mỗi cán bộ phải bảo đảm minh bạch mọi tài sản, thu nhập trước khi ngồi vào vị trí quản lý.

Tuy nhiên theo luật sư Nguyễn Tiến Lập - trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế VN (VIAC), việc kê khai tài sản, thu nhập mới giải quyết phần ngọn trong chống tham nhũng, tiêu cực. Cần giải quyết cả cái gốc là cải thiện thu nhập của cán bộ để họ yên tâm công tác. 

Thứ hai là tạo lập cơ chế tuyển chọn, đánh giá cán bộ tốt. Thứ ba là các quy định của pháp luật cần rõ về quyền hạn, trách nhiệm. Tính đến một hệ thống điều tra, xử lý tham nhũng độc lập hơn... 

Cơ quan này ở các nước thường độc lập với hoạt động của chính phủ, điều này sẽ chống được tham nhũng trong chính cơ quan chống tham nhũng. Cơ quan độc lập về chống tham nhũng sẽ thuộc về người có quyền lực cao nhất, đủ uy tín.

Luật sư Lập cũng khẳng định nhiều nước đã thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập nhưng để phục vụ nộp thuế, để nhà nước công nhận tài sản là hợp pháp vì mọi tài sản đều có nguồn gốc. Mọi tài sản, nguồn tiền gửi ngân hàng đều phải chứng minh nguồn gốc. 

Trong khi đó, ở ta là kê khai tài sản, thu nhập nội bộ trong hệ thống, phục vụ răn đe, giám sát nội bộ, vì thế không phát huy hiệu quả tối đa. Kê khai tài sản, thu nhập là chưa đủ để kiểm soát quan chức lạm dụng quyền lực để trục lợi, luật sư Lập khẳng định.

Nên cho từ chức nếu không kê khai trung thực

Theo ông Đồng, kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy muốn chống được xung đột lợi ích phải công khai thông tin, đồng thời phải có lộ trình để công khai tài sản, thu nhập của các quan chức ở cơ quan dân cử trước. Ví dụ như cấp bộ trưởng được quốc hội bầu ra.

Ông Đồng cho rằng đã là quan chức thì phải kê khai quà tặng, các mối quan hệ. Ở một số nước ngay khi tranh cử họ đã phải kê khai. Hoặc vợ, con, anh, em người thân quan chức không được kinh doanh trong lĩnh vực họ quản lý.

Ví dụ một thẩm phán ở Mỹ khi đi ăn với bạn họ không được để bạn trả tiền vì sẽ xảy ra xung đột lợi ích. Rồi quà tặng giá trị bao nhiêu quan chức mới được nhận.

Ông Thang Văn Phúc cũng cho rằng các công cụ kiểm soát tham nhũng phải đồng bộ. Làm sao để người cán bộ có chức vụ quản lý muốn hay không muốn vẫn phải bảo đảm công khai, minh bạch tài sản khi ngồi vào vị trí quản lý. Nếu không đảm bảo nguyên tắc này cần loại bỏ, cho từ chức.

Làm gì để khắc phục tình trạng kê khai không trung thực

Trao đổi về vấn đề vì sao đã thực hiện kê khai tài sản, thu nhập quan chức nhiều năm nhưng không minh bạch được tài sản của họ, ông Nguyễn Quang Đồng cho hay có hai nguyên tắc giám sát quyền lực, đó là giám sát nội bộ trong hệ thống nhà nước và giám sát từ báo chí, xã hội, người dân. Nếu không có đủ hai hệ thống giám sát này sẽ rất khó giám sát được tài sản, thu nhập của quan chức.

Và để ngăn chặn tình trạng kê khai tài sản, thu nhập trước khi bổ nhiệm không trung thực, nhiều chuyên gia khuyến nghị nên coi tiêu chí minh bạch tài sản, thu nhập là một tiêu chí bổ nhiệm cán bộ, trong khi nhiều người lại đồng thuận rằng kê khai tài sản, thu nhập chỉ là điều kiện cần thôi, sau khi kê khai xong giám sát thế nào mới là quan trọng.

Vì thế, ông Đồng nêu quan điểm kê khai tài sản, thu nhập quan chức là điều kiện cần, điều kiện đủ là phải chọn lọc lĩnh vực có nguy cơ cao để giám sát sau khi kê khai tài sản, thu nhập.

Điều này cũng giống như kê khai thuế của doanh nghiệp, mọi doanh nghiệp đều kê khai nhưng cơ quan thuế sẽ chọn lĩnh vực rủi ro trốn thuế cao nhất để điều tra về thuế. Đây là nguyên tắc kiểm soát rủi ro.

Công khai tài sản quan chức: Chống tham nhũng có hiệu quả hơn?

TTO - ‘Công chức, quan chức đều là công bộc của dân nên tài sản quan chức không có gì phải bí mật cả’ - một chuyên gia nhận định khi trao đổi quanh nghị định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn vừa được Chính phủ ban hành.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng tại các TP lớn đang vấn đề là thách thức.

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Trời mưa 2 xe tải đối đầu, ách tắc đường Hồ Chí Minh

Trời mưa, đường trơn khiến hai xe tải đối đầu trên đường Hồ Chí Minh nhánh Đông qua Quảng Trị, rồi lao vào mái sân nhà dân ven đường.

Trời mưa 2 xe tải đối đầu, ách tắc đường Hồ Chí Minh

Cần ưu tiên 1 triệu mét khối đá làm dự án phục vụ APEC

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang đã kiến nghị UBND tỉnh này ưu tiên bố trí 1 triệu m3 đá để làm dự án, công trình phục vụ APEC 2027.

Cần ưu tiên 1 triệu mét khối đá làm dự án phục vụ APEC

Xử phạt nhà hàng bán 150.000 đồng 1 tô bún, 150.000 đồng 1 suất bánh cuốn

UBND phường Bãi Cháy, Quảng Ninh đã xử phạt nhà hàng Thu Hương bán 3 bát bún, 1 bánh cuốn, 1 bát cháo và 1 cốc nước ép giá 810.000 đồng.

Xử phạt nhà hàng bán 150.000 đồng 1 tô bún, 150.000 đồng 1 suất bánh cuốn

Cựu phó chủ tịch tỉnh Phú Thọ cùng nhiều doanh nhân đánh bạc triệu đô thế nào?

Ông Hồ Đại Dũng khi đương chức phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã mở tài khoản dưới cái tên nước ngoài 'Mr. Michael' chi 7 triệu USD đánh bạc.

Cựu phó chủ tịch tỉnh Phú Thọ cùng nhiều doanh nhân đánh bạc triệu đô thế nào?

Nhiều phường mới ở Đồng Nai ngưng gom rác, sở phải vào cuộc

Nhiều phường mới thành lập ở trung tâm tỉnh Đồng Nai không xác nhận khối lượng rác sinh hoạt phải vận chuyển nên các điểm thu gom rác tạm dừng lấy rác.

Nhiều phường mới ở Đồng Nai ngưng gom rác, sở phải vào cuộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar