06/02/2020 11:50 GMT+7

Miễn nhiễm với virus corona nhờ tăng sức đề kháng của cơ thể

HỒNG HÀ
HỒNG HÀ

Không chỉ khẩu trang y tế, trong 2-3 ngày qua, thị trường thuốc, đặc biệt là thuốc có tác dụng tăng cường miễn dịch, hiệu quả trong phòng chống các bệnh virus (như virus corona) và nước sát khuẩn miệng cũng bắt đầu cháy hàng.

Miễn nhiễm với virus corona nhờ tăng sức đề kháng của cơ thể - Ảnh 1.

Bộ sản phẩm có hỗ trợ miễn dịch đang cháy hàng tại các nhà thuốc - Ảnh: THÚY ANH

Chỉ bán 5 chai/người

Chị Hải Dương ở Trấn Vũ, Hà Nội chia sẻ từ 2 hôm trước, chị đi mua nước sát khuẩn miệng cho gia đình phòng bệnh viêm phổi Vũ Hán, nhưng người bán thông báo giá có thể sẽ lên và ngay thời điểm hiện tại chỉ bán "phân phối" mỗi khách hàng 5 chai là tối đa.

Chị Nguyễn Thu Hà ở Thanh Xuân, Hà Nội cũng cho biết nhà chị gần chợ thuốc nên rất rành giá cả, vài ngày nay thấy giá các mặt hàng chống dịch đều tăng và chị cho đây là tình trạng bất thường. "Trong trong lúc dịch giã, việc tăng giá hoặc găm hàng tạo khan hiếm giả tạo là vấn đề về mặt đạo đức"- chị Hà nói.

Tuy nhiên khảo sát của phóng viên cho thấy nhu cầu mua sắm các mặt hàng chống dịch có gia tăng, một phần do nguy cơ dịch (Việt Nam đã ghi nhận 10 bệnh nhân viêm phổi do nCoV), số mắc và tử vong ở Trung Quốc tăng nhanh mỗi ngày, một phần do ý thức của người dân trong phòng chống dịch bệnh cũng gia tăng.

Hiện tại người làm việc, khách đến nơi công cộng hầu hết đều đã đeo khẩu trang. Các khuyến cáo của Bộ Y tế cũng hướng dẫn biện pháp phòng dịch hiệu quả là đeo khẩu trang, thường xuyên rửa sạch tay, sát khuẩn miệng và tăng sức đề kháng của cơ thể. 

Cơ thể khỏe mạnh, phòng chống đúng phương pháp sẽ phòng chống được dịch bệnh, đó cũng là cách để cuộc sống nhanh chóng trở lại bình thường, sau những ngày dịch do virus corona ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống, từ đi lại, du lịch, lễ chùa, thăm thân nhân, ăn uống..., trong khi mọi năm đây là thời điểm mọi người đang nô nức bắt đầu một năm mới hứng khởi sau những ngày nghỉ tết.

Hiệu quả phòng dịch nhờ tăng cường miễn dịch

Ngày 3-2 vừa qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã cho nữ bệnh nhân nhiễm corona duy nhất của tỉnh này ra viện. Nữ bệnh nhân L.T.T.H, 25 tuổi ở Khánh Hòa cũng đã ra viện ngày 4-2, cùng ngày là bệnh nhân Li Zichao, 28 tuổi, quốc tịch Trung Quốc, bị lây virus corona từ bố đẻ, cũng được ra viện. Như vậy, 3/10 bệnh nhân virus corona ở Việt Nam đã được ra viện. Tuần này có thể có thêm 1-2 bệnh nhân ra viện.

Miễn nhiễm với virus corona nhờ tăng sức đề kháng của cơ thể - Ảnh 2.

Khách hàng hỏi mua Antot Thymo - Ảnh: THÚY ANH

Các bệnh nhân đã được ra viện đều có đặc điểm chung là tiền sử cơ thể khỏe mạnh, tuổi còn trẻ, đề kháng tốt, đó chính là lý do khi nhiễm virus corona, biểu hiện bệnh rất nhẹ, ít sốt, trở về âm tính sau ít ngày điều trị.

Trong tình hình các sản phẩm tăng cường đề kháng cơ thể cháy hàng, Công ty CP Traphaco - nhà sản xuất sản phẩm Antot Thymo, bổ sung Thymomodulin, tăng cường sức đề kháng trong các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn đường hô hấp, cảm cúm trong mùa hoặc trong vùng có dịch, bổ sung các acid amin, đặc biệt là Lysin, Cholin, Taurin, giúp ăn ngon miệng, bồi bổ cơ thể và phục hồi sức khỏe, tăng chiều cao ở trẻ em, cùng sản phẩm nước sát trùng miệng TB có uy tín lâu nay - cho biết Công ty cam kết không tăng giá bán, đồng thời đẩy tối đa công suất để có đủ hàng hóa phục vụ thị trường.

Trong các ngày 2, 5-2, sản phẩm sát khuẩn miệng TB, tăng cường miễn dịch Antot Thymo đã được vận chuyển tới nhiều cơ quan, doanh nghiệp đặt mua tập thể. Ngoài Traphaco, nhiều doanh nghiệp khác cũng đang đẩy mạnh công suất để phục vụ chống dịch. 

Phát biểu tại phiên họp của Thường trực Chính phủ ngày 4-2, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long dẫn các báo cáo khoa học cho rằng đỉnh dịch ở Trung Quốc là khoảng 7-10 ngày tới, và mỗi người dân phải cùng tham gia thì mới chống được dịch.

Tại cuộc họp báo chiều 5-2, ông Nguyễn Thanh Long khẳng định khẩu trang không phải là "vũ khí vạn năng". Theo ông Long, virus corona rất sợ không khí, sợ nắng, gió và tia cực tím, do đó ở các vùng có nắng nhiều thì không cần đeo khẩu trang y tế, tuy nhiên nếu cơ thể khỏe mạnh thì không sợ gì corona.

HỒNG HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Với tầm nhìn chung trong việc đưa các thiết bị y tế thế hệ mới, dễ sử dụng và tích hợp công nghệ thông minh đến gần hơn với cộng đồng, Long Châu đã hợp tác cùng OMRON – thương hiệu uy tín trong lĩnh vực giải pháp theo dõi sức khỏe tại nhà

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo nghị định sửa đổi, thay thế nghị định 15 về quản lý an toàn thực phẩm, với hàng loạt quy định mới nhằm bịt kín kẽ hở trong quản lý thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung.

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Không còn xã, cũng chẳng còn huyện hay tỉnh như thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhiều người dân băn khoăn liệu có thể khám chữa bệnh BHYT hay phải đổi lại thẻ BHYT?

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?

Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp khi tuổi càng cao. Bệnh lý này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar