14/09/2007 06:54 GMT+7

Mẹ và con trai xứ Quảng

MỸ TRÂM - V.HÙNG - Đ.CƯỜNG
MỸ TRÂM - V.HÙNG - Đ.CƯỜNG

TT - Đó là những người mẹ dù khó nghèo đến tận cùng vẫn cố rướn với ước mơ của con. Còn những người con trai xứ Quảng càng thương mẹ càng muốn đi đến cùng ước mơ được học cho mình lẫn cho mẹ...

Tiếp sức đến trường năm 2007

* Báo Tuổi Trẻ - Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng - Sở GD-ĐT Quảng Nam - Thành đoàn Đà Nẵng, Tỉnh đoàn Quảng Nam và Đoàn ĐH Đà Nẵng phối hợp tổ chức. * Tài trợ: Câu lạc bộ "Tiếp sức đến trường" Quảng Nam - Đà Nẵng tại TP.HCM.

Phóng to

Ngày ngày Lạc dìu mẹ lên từng bậc dốc vào nhà - Ảnh: Mỹ Trâm

TT - Đó là những người mẹ dù khó nghèo đến tận cùng vẫn cố rướn với ước mơ của con. Còn những người con trai xứ Quảng càng thương mẹ càng muốn đi đến cùng ước mơ được học cho mình lẫn cho mẹ...
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Và trong những gương mặt nhận học bổng "Tiếp sức đến trường" hôm nay có hai người con trai xứ Quảng với lòng hiếu thảo đã dám ước mơ như thế.

Để thay đổi đời mẹ, đời con

Căn nhà 9m2 của mẹ con bạn Đỗ Văn Lạc chỉ đủ để kê hai chiếc giường ọp ẹp cho mẹ và con. Lạc chặt tre nẹp thành một tấm cửa mỏng che chắn lối đi, tráng cho lớp đất cứng hơn để mẹ lê người dễ dàng lúc không có em ở nhà.

Cả làng Triêm Đông, xã Điện Phương, nơi giáp ranh giữa Hội An và huyện Điện Bàn (Quảng Nam), ai cũng từng mua vé số giúp bà mẹ tàn tật Nguyễn Thị Tha. Hằng ngày bà lết lên bậc thềm cao của những quán cà phê, quán ăn, hàng chợ mời mua vé số. Còn người con, tuổi thơ của Lạc là từng chặng đường cuốc bộ, buôn thúng bán bưng những rổ ổi, xoài từ chợ đến cổng trường. Lên một cấp học lại chuyển một nghề: bán vé số, bán cà rem dọc từ Điện Bàn, Hội An, ra tận Đà Nẵng. Lớn chút nữa, Lạc đi làm phụ hồ.

Lăn lộn mưu sinh vậy nhưng Lạc chưa nghỉ học ngày nào. "Cái tội lớn nhất của nó là nghèo khổ nhưng ham học" - bà Tha chua xót.

Ngày ngày Lạc chăm sóc mẹ, kể cả việc dọn dẹp vệ sinh cho mẹ vì nhà không có cả hố xí. Những ngày chờ nhập học, Lạc xin phụ bàn tại một nhà hàng ở Đà Nẵng. Mừng vì có chỗ làm nhưng lại không yên: "Mẹ tàn tật. Mỗi lần mẹ về, mình cõng mẹ lên dốc, giờ không có ai ở nhà mẹ sinh hoạt bất tiện lắm. Rồi vô năm học là mùa mưa lũ, nhà mình mỗi lần nước lụt là lên tận nóc, ai cõng mẹ qua nhà hàng xóm?". Nỗi lo này chồng chất nỗi lo kia, trước khi ra Đà Nẵng làm việc kiếm tiền nộp học phí, Lạc kịp tráng bằng khoảnh sân trước nhà cho mẹ dễ lết người lên xuống, sửa bánh lắc xe lăn nhẹ hơn.

"Một ước muốn nhỏ trong những lần mình cõng mẹ đi bán vé số, cõng mẹ lên thềm nhà là được chở mẹ một vòng từ Hội An ra Đà Nẵng để mẹ biết đó biết đây mà chưa làm được. Nhưng chính điều ấy còn nuôi dưỡng cho mình một ước mơ thay đổi cuộc đời của mẹ bằng cuộc đời của mình" - Đỗ Văn Lạc tâm sự như trải lòng mình.

Bà lại ứa nước mắt không sao ngủ được từ ngày thằng con trai đậu đại học. Nén hơi thở để không sụt sùi thành tiếng, bà biết nó cũng chẳng dám cựa mình thao thức trên chiếc chõng ba tấc dưới chân giường của mẹ.

Phóng to

Chăm sóc mẹ bị bệnh nặng khiến Quang cơ cực hơn - Ảnh: Đoàn Cường

Lớn rồi phải lo cho mẹ

Khỏe hay ốm, nắng hoặc mưa phùn rét mướt, cứ 6g cậu học sinh Trịnh Hồ Quang cọc cạch trên chiếc xe đạp lấy báo để bán. Năm năm gắn với chồng báo, chút tiền lời còm cõi đỡ đần được bữa ăn gia đình và nuôi ước mơ cháy bỏng ngày ngày được đến trường.

Ngày Quang mới 3 tuổi, đau đớn vì chưa rõ mặt người cha vừa khuất thì gia đình lâm cảnh khánh kiệt. Mẹ Quang - bà Kim - tay bế tay xách bốn đứa con nhỏ về nhà ngoại thôn Bàu Câu (xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang) dựng tạm mái lều che nắng mưa. Không muốn đàn con thất học, người mẹ đội nón, xỏ giày công nhân bắt đầu chuỗi ngày làm phụ hồ. Công việc nặng đối với phụ nữ, ăn uống lại kham khổ đã "đốn ngã” bà.

Còn Quang, mấy năm nay người qua lại cầu Cẩm Lệ quen với hình ảnh cậu học sinh trong bộ đồng phục ngồi thu mình bên bàn bán báo. Tan trường Quang quay lại tiếp tục bán báo. "Mỗi ngày lấy khoảng 23 tờ báo các loại để bán. Bán không hết là lỗ vốn nhưng lại được... đọc báo" - Quang cười tâm sự. Thi xong hôm trước, hôm sau cậu học trò mọi khi ôm xấp báo ra đầu đường. Và chưa xong chén cơm, Quang lại nhảy vào chuồng xịt nước tắm heo, cho heo ăn. Thời gian học còn lại là những lúc đôi mắt sụp xuống bởi một ngày mưu sinh cật lực và chăm sóc mẹ.

Thương Quang học giỏi, ngoan hiền, lại hiếu thảo, hàng xóm nhờ Quang dạy kèm con mình. Mỗi tháng Quang nhận được 200.000 đồng tiền "đứng lớp" hai em lớp 2 và lớp 4. Mỗi kỳ danh hiệu học sinh giỏi cùng số tiền thưởng 50.000 đồng. Lên lớp 12 Quang đoạt giải khuyến khích cuộc thi "Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước của TP Đà Nẵng" với học bổng 1 triệu đồng. Tiền gom góp được Quang dành mua thuốc, tẩm bổ cho mẹ, còn lại dùng mua sách vở, đóng học phí. "Các chị lấy chồng cũng nghèo, ở xa. Lớn rồi phải lo cho mẹ!" - Quang nói như tự nhủ với chính mình.

* 15g30 chiều nay, 14-9-2007, tại hội trường Viện Anh ngữ - Đại học Đà Nẵng (41 Lê Duẩn, Đà Nẵng),100 tân SV sẽ nhận học bổng với trị giá 3 triệu đồng/suất (Quảng Nam: 75 bạn, Đà Nẵng: 25 bạn). Ngoài ra thủ khoa ĐH Bách khoa Đà Nẵng Nguyễn Bá Kiên (Đà Nẵng) được Công ty P&G Long Quân (TP.HCM) tặng học bổng 5 triệu đồng; thủ khoa ĐH Y Huế Trần Văn A (Hội An, Quảng Nam) được một nhà hảo tâm tặng 7 triệu đồng.

* Các tân SV còn được nhận tặng phẩm là quyển sách Einstein do ông Nguyễn Xuân Xanh, tác giả và nhóm Việt kiều Đức tặng.

MỸ TRÂM - V.HÙNG - Đ.CƯỜNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên muốn việc làm lương cao cần cải thiện kỹ năng mềm

Ngày 24-5, khoảng 30 doanh nghiệp đã trực tiếp tham gia tuyển dụng tại Ngày hội việc làm 2025, tổ chức tại Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

Sinh viên muốn việc làm lương cao cần cải thiện kỹ năng mềm

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Các tình nguyện viên chương trình Ước mơ của Thúy đã đến các bệnh viện những ngày qua để lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư, chuẩn bị cho chương trình dịp Quốc tế Thiếu nhi 1-6.

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

UBND thành phố Huế phát động chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho người dân, học sinh và trẻ em trên địa bàn.

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Câu chuyện của một phụ nữ ở Thâm Quyến (Trung Quốc) bị từ chối hồ sơ xin việc vì ngoại hình đang dấy lên tranh cãi, buộc cơ quan chức năng sở tại vào cuộc kiểm tra công ty liên quan.

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Cuộc sống vội vã, cô bé sinh ra đã không biết mặt cha vẫn ngày ngày lặng lẽ ấp ủ một ước mơ bình dị là được tiếp tục đi học, sẽ được vào giảng đường đại học để có thể viết lại trang mới của đời mình, tạo lập cho tương lai của mình và mẹ tốt đẹp hơn.

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Trở thành phiên dịch tại cuộc thi Hoa hậu sắc đẹp quốc tế (Miss Charm) từ năm 2 đại học, Phạm Thị Kiều Oanh (22 tuổi) đã không ngừng nỗ lực trau dồi ngoại ngữ, chia sẻ tri thức với trẻ em vùng cao qua những lớp học tiếng Anh.

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar