30/12/2024 14:25 GMT+7
Trở lại chủ đề

Mẹ lao công học yêu sao lại cho cả... máy quay vào hình?

Sau khi có mặt trên Facebook, Mẹ lao công học yêu phát lại trên YouTube với khung ngang. Ngay từ tập 1, khán giả phát hiện ra sự bất thường: Một máy quay phim lọt vào khung hình nội dung.

Mẹ lao công học yêu: Xem nhiều và chê thậm tệ - Ảnh 1.

Máy quay phim lọt vào khung hình phim Mẹ lao công học yêu khi phim này phát theo định dạng khung hình ngang trên YouTube - Ảnh: Cắt từ clip

"Còn nguyên cả người đứng quay phim. Mình làm phim chiếu mạng thì biên tập cũng chỉn chu tí đi", "lúc đầu nghĩ nội dung phim như vậy, nhưng cô lao công vô thì chả thấy ông đó nữa, này là lỗi mà lỗi to mà ngớ ngẩn"- khán giả nhận xét.

Mẹ lao công học yêu hiện đang xôn xao trên mạng với nhiều bình luận. Khen cũng nhiều mà chê thì thậm tệ. Đây là bộ phim thực hiện theo thể loại mới phim ngắn khung hình dọc, phát trên điện thoại cầm tay.

"Phim Việt dạo này nó lạ lắm"

Không chỉ bị sạn về hình ảnh, Mẹ lao công học yêu còn nhận vô số "gạch đá" phê bình của khán giả, dù lượt phim xem trên Facebook, TikTok và YouTube cao.

Mẹ lao công học yêu kể về nữ giám đốc quyền quý Mỹ Hằng. Bà giả làm lao công trong khách sạn của gia đình.

Mẹ lao công học yêu: Xem nhiều và chê thậm tệ - Ảnh 2.

Mẹ lao công học yêu phát trên khung hình dọc - Ảnh: Cắt từ clip

Trong một lần làm việc, bà Hằng vô tình giải cứu Nhật Duy, chủ tịch trẻ tuổi phong độ khỏi bẫy "tình" của tiểu thư Anh Thư.

Nhưng rồi hai người đã trải qua một đêm định mệnh. Từ đó, Nhật Duy quyết định theo đuổi và cưới bà Mỹ Hằng, dù anh thua bà đến 20 tuổi.

Oái oăm, bà Hằng là bạn học và là người yêu cũ của ba Nhật Duy.

Mỗi tập phim chỉ dài khoảng trung bình 3 - 5 phút, đạt vài triệu lượt người xem. Đây là con số mơ ước của nhiều nhà sản xuất ở thể loại phim này.

Một khán giả nhận xét: "Phim "não tàn" mà ngày nào cũng canh coi. Diễn viên như mấy học trò hay trong xóm đóng kịch ngày xưa, thoại cứng ngắc và diễn phô ghê má ơi". 

Người khác xem cho rằng: "Phim Việt dạo này nó lạ lắm".

Đầu tiên, câu chuyện phim lạ vì phi lý, bắt nguồn từ việc bắt chước theo bộ phim của Trung Quốc Tổng tài yêu cô lao công. Và cái lạ tiếp theo là diễn viên diễn và thoại với từ "tiểu thư", "chủ tịch", "đưa vào danh sách blacklist"  lạ lẫm với cách nói chuyện và suy nghĩ người Việt.

Cần hướng đến chân thiện mỹ

Trước ý kiến của khán giả, đạo diễn Trác Huỳnh Nhựt Tân chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, thể loại phim ngắn khung hình dọc có nguyên tắc riêng nên có khán giả bất ngờ khi xem và có ý kiến phản ứng.

Mẹ lao công học yêu sao lại cho cả... máy quay vào hình? - Ảnh 3.

Thùy Trang vai bà Hằng và Đình Mạnh vai Nhật Duy trong phim Mẹ lao công học yêu - Ảnh: ĐPCC

"Câu chuyện phim lạ và điều để khán giả chỉ trích là do đặc trưng thể loại. Nhịp phim nhanh, mâu thuẫn xung đột giải quyết xong lại có những mâu thuẫn xung đột khác xảy ra. Thoại phim phi lý và phóng đại, diễn viên diễn nhanh, kịch một tí để giữ chân người xem vì thời lượng ngắn", anh lý giải.

Đạo diễn cho rằng phim nói lên sự khao khát của những người dù có cách biệt tuổi tác nhưng tình yêu họ dành cho nhau là thật và thể loại phim này chủ yếu mang tính giải trí.

Mẹ lao công học yêu góp vào sự đa dạng của dòng phim mới đang được nhiều nhà sản xuất lựa chọn khai thác. 

Việc ngày càng nhiều diễn viên phim truyền hình tham gia, chứng tỏ sức hấp dẫn của thể loại phim này, đồng thời giúp phim thêm phần hấp dẫn.

Nhìn từ Mẹ lao công học yêu và một số phim như Dâu hào môn, Bên hiếu bên tình, Dưới bóng con hầu… cho thấy số lượng phim thì nhiều, nhưng chất lượng không được nhiêu.

Nội dung phim hiện chủ yếu khai thác bi kịch gia đình, chồng vợ với xung đột quá mức bình thường, còn thiếu góc nhìn mới mẻ, thú vị và bổ ích.

Mặt khác, nếu phim phát cả hai thể loại khung hình dọc và ngang thì ê kíp sản xuất phải tính toán kỹ để tránh "chuyện cười ra nước mắt" khi màn hình lọt vào ống kính quay như tập 1 Mẹ lao công học yêu gặp phải.

Và suy cho cùng, dù thể loại nào thì bộ phim cần hướng đến giá trị "chân, thiện, mỹ" chứ không chỉ giải trí đơn thuần.

Làm phim ngắn khung hình dọc còn cần thêm nhiều góc nhìn mới mẻ

TTO - Bên cạnh sự đột phá về khung hình, những đạo diễn, nhà làm phim trẻ cần chú ý đến góc nhìn và cách thể hiện để có thể khai thác được tối đa ưu thế mà màn hình dọc mang lại.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hơn 50% Gen Z toàn cầu là fan anime; Cannes mất điện trước bế mạc

Một số tin tức nổi bật: Hơn 50% Gen Z toàn cầu là fan anime; Liên hoan phim Cannes mất điện cục bộ vài giờ trước bế mạc; Ưng Hoàng Phúc lan tỏa năng lượng chữa lành qua âm nhạc...

Hơn 50% Gen Z toàn cầu là fan anime; Cannes mất điện trước bế mạc

Thời đại cuồng dã của Thư Kỳ tại Cannes: Liều thuốc chữa mất ngủ hoàn hảo?

Dù nhận tràng pháo tay kéo dài 7 phút tại Cannes, Thời đại cuồng dã vẫn gây chia rẽ giới phê bình, nhận về loạt đánh giá trái chiều.

Thời đại cuồng dã của Thư Kỳ tại Cannes: Liều thuốc chữa mất ngủ hoàn hảo?

Người sáng tác nhiều hit của The Carpenters qua đời; Bắc Bling có phiên bản mới

Một số tin tức nổi bật: Bắc Bling có phiên bản mới; Khán giả vẫn chê Nguyễn Duyên Quỳnh hát Viết tiếp câu chuyện hòa bình; Lưu Vũ Ninh và Tống Tổ Nhi gây sốt nhờ Khom lưng; Ali Hoàng Dương vẫn không bật lên được với EP đầu tay...

Người sáng tác nhiều hit của The Carpenters qua đời; Bắc Bling có phiên bản mới

Hào quang của Cannes lu mờ

Người săn phim mới giảm mạnh, nhà hàng vắng khách, loạt băng rôn khổng lồ từng phủ kín đại lộ Croisette nay biến mất, thảm đỏ thiếu vắng những bộ trang phục lộng lẫy... khiến ánh hào quang của Cannes phai nhạt.

Hào quang của Cannes lu mờ

Cannes bước qua ngày cuối cùng với hai phim xuất sắc và giải Palm Dog danh giá

Liên hoan phim Cannes bước sang ngày thứ 10 với không khí sôi động, khi hai tác phẩm cuối cùng trong danh sách tranh giải Cành cọ vàng The Mastermind và Young Mothers chính thức ra mắt và nhận phản hồi nồng nhiệt từ giới phê bình.

Cannes bước qua ngày cuối cùng với hai phim xuất sắc và giải Palm Dog danh giá

Phim về bệnh AIDS đoạt giải, Scarlett Johansson và Kristen Stewart trắng tay tại Cannes

Hollywood không áp đảo cuộc chơi. The Chronology of Water của Kristen Stewart và Eleanor the Great của Scarlett Johansson đều không được xướng tên ở bất kỳ hạng mục nào.

Phim về bệnh AIDS đoạt giải, Scarlett Johansson và Kristen Stewart trắng tay tại Cannes
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar