23/10/2016 09:24 GMT+7

“Mẹ” Laila Haidari và 3.600 người cai nghiện

D.KIM THOA 
(Theo CS Monitor) (duongkimthoa@tuoitre.com.vn)
D.KIM THOA 
(Theo CS Monitor) ([email protected])

TTO - Bốn năm qua, khu nhà đặc biệt có tên Mother Camp là nơi nương náu của những người nghiện ma túy được bà Laila Haidari cưu mang, giúp cai nghiện.

Bà Laila Haidari đứng dưới gầm cầu Pul-e Sokhta, nơi cư trú của nhiều người nghiện ma túy tại Kabul - Ảnh: THEFIX

Suốt thời gian ấy, 3.600 người nghiện đã cùng vượt qua những khoảnh khắc thử thách nhất để thoát được cám dỗ của “nàng tiên nâu”, tìm về cuộc sống lương thiện, bình thường.

“Mẹ” là cách những thành viên trong Trung tâm Mother Camp gọi bà Laila Haidari. Với bất cứ ai tìm đến nơi này, theo lời người coi sóc khu nhà Nasim Alizada, “mẹ” sẽ trò chuyện trực tiếp với họ về cơn nghiện và về cách thức có thể giúp họ vượt qua ma túy”.

Bà Haidari không phải là một chuyên gia tư vấn đã qua đào tạo. Nhưng tình trạng nghiện ngập và ảnh hưởng tồi tệ của nó tới đời sống xã hội đã thôi thúc bà tham gia khởi tạo dự án này.

Tới nay, Afghanistan vẫn là quốc gia sản xuất thuốc phiện hàng đầu thế giới. Và Afghanistan cũng là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề từ tệ nạn nghiện ngập ma túy.

Anh Fahim, ngoài 40 tuổi, kể: “Tôi từng là một đầu bếp chuyên nghiệp làm việc cho Văn phòng chính phủ. Tôi có thể nấu món ăn của Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc. Tôi nhập ngũ và phục vụ đất nước được tám năm thì dính vào ma túy và bị sa thải”.

Bà Haidari chia sẻ: “Tôi sinh ra đã là một đứa trẻ tị nạn ở Pakistan. Tôi ngóng từng ngày được trở về quê nhà và hình dung Afghanistan là một nơi tuyệt đẹp.

Nhưng khi về đây năm 2009, tôi đã sốc trước những gì chứng kiến. Đất nước Afghanistan xinh đẹp của tôi đâu rồi? Tôi chỉ thấy sự đau đớn và thống khổ, tình trạng vô luật pháp và hỗn loạn”.

Thế rồi tới lượt anh trai của bà Haidari lâm vào nghiện ngập và bỏ nhà đi. Bà kể: “Anh tôi là một người rất tốt và từng là một quân nhân Afghanistan. Tôi không thể nói hết được nỗi thống khổ cùng cực khi phải chứng kiến một người ruột thịt của mình bị cuốn vào vòng xoáy của nghiện ngập”.

Mỗi buổi chiều tối khi từ nơi làm việc trở về nhà (bà làm việc cho một hãng sản xuất phim), bà luôn phải đi qua khu vực tai tiếng nhất ở Kabul. Đó là cây cầu Pul-e Sokhta. Phía dưới gầm cầu là nơi trú ẩn của rất đông người nghiện ma túy. Hàng trăm người nghiện, đàn ông có, đàn bà có, trẻ em cũng có đang phải sống tạm bợ trong điều kiện vệ sinh vô cùng tệ hại.

Xã hội Afghanistan không chấp nhận những con nghiện này. Bà Haidari nói: “Mỗi người sống bên dưới cây cầu đó đều có hoàn cảnh riêng. Lần nào đi qua đó tôi cũng đều đau lòng khi thấy họ.

Trên thực tế tại Afghanistan chỉ có khoảng 115 trung tâm điều trị cai nghiện do chính phủ quản lý. Số lượng đó không thể đủ chứa lượng người nghiện ma túy từ 2,5 -2,9 triệu người.

Và bà Haidari quyết định phải làm gì đó để thay đổi điều đó. “Nhưng mọi sự không đơn giản” - bà nói. Những người lớn tuổi trong cộng đồng ngăn cản vì cho rằng việc một phụ nữ muốn làm việc với các thành phần bị xã hội gạt ra ngoài là chuyện bất bình thường ở Afghanistan.

Nhưng rốt cuộc bà cũng tìm được một vài sự ủng hộ. Năm 2012, bà tìm được một căn nhà không ai muốn thuê vì tình trạng rất thảm hại. Bà nhờ bạn bè xắn tay vào giúp đỡ, sắm thêm đồ đạc và các vật dụng cần thiết, hỗ trợ một phần tài chính ban đầu.

Sau đó bà cùng vài người bạn đi tới khu vực gầm cầu tai tiếng Pul-e Sokhta, gặp những người ở đó và nói với họ ý muốn giúp đỡ. Bà kể: “Tôi không bắt ép, mà chỉ nói rằng ai muốn có thể tự nguyện đi với tôi nếu họ muốn cai nghiện”. Lần đó đã có 18 người đồng ý theo bà.

Bà kể tiếp: “Đầu tiên, chúng tôi đưa họ tới một nhà tắm công cộng để được tắm rửa sạch sẽ. Sau khi tắm táp, trông tất cả đều khác hẳn và tôi hiểu rằng quá trình hồi phục của họ đã bắt đầu”. Bà mỉm cười.

Cứ thế trong bốn năm qua, 3.600 người đã được nương náu và cai nghiện thành công tại Mother Camp. Do những hạn chế về thuốc men nên các biện pháp hỗ trợ cai nghiện ở Mother Camp còn rất đơn giản, tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc cơ bản giúp cắt cơn vẫn được đảm bảo.

Nhờ Mother Camp, nhiều người đã thay đổi cuộc đời. Anh Fahim bây giờ là một người bán trái cây ở thủ đô Kabul. Hai năm qua anh không còn dùng ma túy nữa. Hay như cậu thanh niên Nazar đã là một kỹ sư làm việc cho một tổ chức đa quốc gia tại Kabul.

Để có nguồn kinh phí lâu dài cho hoạt động của Trung tâm Mother Camp, bà Haidari đã tổ chức thành lập nhà hàng Taj Begum năm 2012 tại Kabul. Tới nay, nhà hàng này đã tạo dựng được thương hiệu riêng và thu nhập từ đó là nguồn kinh phí đáng kể cho hoạt động hỗ trợ những người cai nghiện của bà Haidari.

D.KIM THOA 
(Theo CS Monitor) ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thượng úy công an góp phần mang 'hạnh phúc' đến với trẻ em vùng cao

Gắn bó với dự án Hạnh phúc cho em từ những ngày đầu, thượng úy Lê Cao Thiên cùng đồng đội đã lan tỏa hành trình đầy nhân văn, biến khát vọng dựng trường, dựng tương lai cho trẻ em vùng cao Sơn La thành hiện thực.

Thượng úy công an góp phần mang 'hạnh phúc' đến với trẻ em vùng cao

Xây công trình biểu tượng ở Bảo tàng Lịch sử quân sự theo lệnh khẩn cấp của bộ trưởng Quốc phòng

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu các đơn vị xây dựng công trình khu biểu tượng ghi nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ của các nước trong các cuộc kháng chiến của Việt Nam, theo lệnh xây dựng công trình khẩn cấp của bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Xây công trình biểu tượng ở Bảo tàng Lịch sử quân sự theo lệnh khẩn cấp của bộ trưởng Quốc phòng

Chàng trai quăng xe, lao tới cứu cháu bé trước mũi tàu hỏa

Trong lúc đi làm về, phát hiện cháu bé đang loạng choạng ở đường ray không lùi lại được, trong khi tàu hỏa đang đến gần, Nam quăng xe lao tới kéo cháu bé ra.

Chàng trai quăng xe, lao tới cứu cháu bé trước mũi tàu hỏa

30 tuổi 30 lần hiến máu: 'Chọn hiến máu để mang lại sự sống'

Trong bối cảnh cả nước thiếu nguồn máu dự trữ, nhiều bạn trẻ ở TP.HCM tham gia hiến máu cứu người. Có bạn vượt qua nỗi sợ hãi lần đầu hiến máu, có bạn hiến máu 30 lần...

30 tuổi 30 lần hiến máu: 'Chọn hiến máu để mang lại sự sống'

Giữa trưa nắng, người dân đến trải bạt ở bờ sông Hàn ‘xí chỗ’ xem chung kết pháo hoa

Trưa 12-7, hàng trăm người dân và du khách đã đổ về hai bờ sông Hàn (TP Đà Nẵng) để chọn chỗ đẹp xem chung kết Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025, giữa đội chủ nhà Việt Nam và đội Trung Quốc.

Giữa trưa nắng, người dân đến trải bạt ở bờ sông Hàn ‘xí chỗ’ xem chung kết pháo hoa

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh

Theo kế hoạch, 9 tốp bay với 30 máy bay sẽ có màn bay chào mừng trong lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9 (A80).

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar