09/09/2007 03:27 GMT+7

Mẹ con học trò nghèo xứ Quảng

Q.TÁM ghi
Q.TÁM ghi

TT - Những người mẹ xứ Quảng dẫu khó nghèo vẫn tần tảo lo cho ước mơ thoát nghèo của con luôn là hình ảnh không thể nào quên cho bao thế hệ học trò xứ Quảng.

Tiếp sức đến trường năm 2007

Phóng to

Ngọc rửa bát ở một quán bún để vừa đóng tiền trường, vừa giúp đỡ mẹ, chị - Ảnh: Đ.C.

TT - Những người mẹ xứ Quảng dẫu khó nghèo vẫn tần tảo lo cho ước mơ thoát nghèo của con luôn là hình ảnh không thể nào quên cho bao thế hệ học trò xứ Quảng.
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Và những cô Tấm học trò con nhà xứ Quảng cũng đã biết chung lo với mẹ…

Chung lo với mẹ

Ngày Nguyễn Thị Ngọc bập bẹ tiếng ba cũng là lúc ba mẹ Ngọc chia tay nhau. Mẹ đưa Ngọc cùng Thương, cô con gái lớn khuyết tật do ảnh hưởng chất độc da cam, dắt díu nhau tìm chỗ trọ.

Sáng sớm đến tối mịt, bà mẹ phải bươn chải bán hàng xén ngoài chợ kiếm từng đồng đong gạo.

Từ năm học lớp 10 trường Ngô Quyền, tiền lời của mẹ ngày một ít đi, có ngày hai mẹ con vừa lột, vừa bán cả ngày được 5kg hành, tỏi, được 2.500 đồng. Ngọc bắt đầu mưu sinh để đỡ gánh gia đình. 6g, Ngọc phải đến rửa chén bát ở quán bún, cùng lúc bà Mai quảy gánh hành tỏi vốn liếng chỉ 100.000 đồng ra chợ. Hơn 9g, Ngọc lại quần quật bên rổ hành, tỏi. Tay lột vỏ từng củ nhưng đôi mắt cô lúc nào cũng dõi về phía người chị gầy nhom nằm, ngồi bất động góc nhà.

Từ khi Ngọc nhận giấy báo nhập học ngành hóa ĐH Sư phạm Đà Nẵng, đôi gánh người mẹ nặng thêm nỗi lo, nặng thêm món hàng ớt dầm, gừng và nghệ, bán khuya hơn... Nhưng trước hết là tiền nhập học của con giờ biết xoay đường nào. Ngọc lo lắng một nỗi khác: “Chị Thương luôn cần người bên cạnh. Mẹ đi bán, lo thuốc thang cho chị nữa, không biết sao đây?” - đôi mắt Ngọc rân rấn nước mắt trước bài toán xem ra khó giải.

Phóng to

Lê Thị Bích cắt cỏ ngoài ruộng về cho heo ăn - Ảnh: TR.H.

Tần tảo cho ước mơ con

Cách đây sáu năm, có một cô học trò nghèo suýt bỏ học để đi làm mướn, kiếm tiền phụ giúp cha mẹ. Vậy mà cô học trò nhỏ đã đậu cùng lúc cả hai khối thi A, B vào hai trường ĐH Kinh tế TP.HCM và ĐH Sư phạm Đà Nẵng...

Đó là Lê Thị Bích, học sinh lớp 12/8 Trường THPT Nguyễn Thái Bình (Thăng Bình, Quảng Nam). Xót và lo cho con đường học của con gái, người mẹ lặn lội ra Đà Nẵng, ngày ngày lê bước khắp đầu đường xó chợ xới từng đống rác tìm lượm ve chai, kiếm chừng 20.000 đồng mỗi ngày. Cô em gái Lê Thị My cứ 4g sáng đã thức dậy đạp xe xuống tận xã Bình Dương xin làm cá bò kiếm 5.000-10.000 đồng/ngày.

Thấy mẹ và em khổ cực như thế, Bích ứa nước mắt bởi biết gia đình khó mà kham nổi bốn năm ĐH. Ước mơ đại học còn quá nhiều thách thức,...

Phóng to
Nhật ký của Hồng Thân

Hơn 19g, trời tối mịt, người mẹ gầy còm trên chiếc xe cọc cạch chở hai sọt rau mới trở về nhà, người đầy mồ hôi và ẩn sâu trong ánh mắt của người phụ nữ đó là cả nỗi lo tiền bạc cho đứa con ngày tựu trường. Căn nhà nhỏ lụp xụp của ba mẹ con Trần Thị Hồng Thân ở tổ 7, P. Hòa Xuân, Q. Cẩm Lệ (Đà Nẵng) vào mùa đông luôn thừa mưa. Xin được trích nội dung đoạn nhật ký (ảnh) của cô bé tân sinh viên ngành quản trị kinh doanh & du lịch (ĐHKT Đà Nẵng)...

"Mưa sao mà dữ vậy, xô xát, điêu tàn, gió cứ xoay chiều đổi hướng. Làm sao mẹ lấy sức đâu mà vượt qua được trên con đường đầy bão tố đó? Cái giá rét của mùa đông như xé da xé thịt mẹ. Mẹ vẫn đi, đi trên chiếc xe đạp cọc cạch, cũ kỹ.

Tôi đã làm gì cho mẹ?".

Năm học cấp III của Thân người mẹ lại gầy hơn, ốm yếu hơn để kiếm thật nhiều tiền cho con nộp học phí. "Những lần nộp tiền học là mỗi lần mẹ lại mệt nhoài chạy quanh xóm làng để vay mượn", Thân tâm sự.

Và rồi ngày đậu đại học: "Cầm giấy báo trúng tuyển trên tay mà niềm vui trào dâng, bao cảm xúc nao nao thật khó tả. Người mà tôi chia sẻ đầu tiên là mẹ. Tôi muốn mẹ cười thật nhiều, tôi muốn mang hạnh phúc tới mẹ vì không có mẹ tôi sẽ không có phút giây tuyệt vời ngày hôm nay. Nhưng nỗi buồn không thôi chiếm chỗ trong lòng tôi khi đôi mắt mẹ đang mỗi lúc một nhạt nhòa... Mẹ là người vĩ đại, nghị lực".

Người mẹ ấy từ năm 8 tuổi đã phải đi ở thuê rồi làm mướn cho người ta. Đến nay đã 55 tuổi, cả cuộc đời gắn với vài ba bó rau, dăm ba quả ớt hay chỉ ít bó hành bên vỉa hè để nuôi ba đứa con khôn lớn.

Q.TÁM ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giúp dân quen với dịch vụ công trực tuyến

Đội hình tình nguyện hỗ trợ vận hành mô hình chính quyền hai cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở cơ sở của các bạn trẻ đã có mặt ở 168 phường, xã, đặc khu tại TP.HCM sau sáp nhập.

Giúp dân quen với dịch vụ công trực tuyến

Bộ Quốc phòng trả lời việc bố trí quân nhân công tác gần nhà

Bộ Quốc phòng vừa có giải đáp cử tri về việc đề nghị có quy định tạo điều kiện để quân nhân được công tác gần nhà nhằm ổn định cuộc sống và yên tâm phục vụ lâu dài.

Bộ Quốc phòng trả lời việc bố trí quân nhân công tác gần nhà

Wang An Nam giành ngôi Nam vương Du lịch thanh thiếu niên toàn cầu 2025

Wang An Nam vừa giương cao lá cờ Việt Nam trong khoảnh khắc nhận vương miện Nam vương Du lịch thanh thiếu niên toàn cầu 2025 tại Thái Lan.

Wang An Nam giành ngôi Nam vương Du lịch thanh thiếu niên toàn cầu 2025

Ba nam sinh đuối nước ở đập, chỉ cứu được 1 em

Nhóm ba nam sinh ra khu vực đập nước ở Nghệ An chơi thì không may bị đuối nước. Lực lượng cứu hộ chỉ cứu được một em, hai em chết đuối.

Ba nam sinh đuối nước ở đập, chỉ cứu được 1 em

Sở Y tế TP Cần Thơ kêu gọi hiến máu khẩn

Ngày 8-7, trước tình hình thiếu máu nghiêm trọng tại ngân hàng máu Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ, Sở Y tế TP Cần Thơ tiếp tục phát thông điệp khẩn, kêu gọi hiến máu tình nguyện.

Sở Y tế TP Cần Thơ kêu gọi hiến máu khẩn

Lũ lụt ở Texas, tin nhắn yêu thương của hai cô bé khiến người còn sống tan nát trái tim

Trong trận lũ lụt kinh hoàng ở Texas (Mỹ), một người đàn ông đã sơ tán các gia đình khác rồi cố chèo thuyền kayak đến chỗ các con gái. Tuy nhiên, dòng tin nhắn cuối cùng mà ông nhận được là ba chữ “Con yêu bố”.

Lũ lụt ở Texas, tin nhắn yêu thương của hai cô bé khiến người còn sống tan nát trái tim
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar