12/07/2018 07:23 GMT+7

Máy ủi đi đến đâu, dấu tích văn hóa bị phá hủy đến đó

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Việc ồ ạt khai quật các cổ vật lên, di dời về bảo tàng để cất kho bởi không đủ không gian cho trưng bày là một sự lãng phí rất lớn...

Máy ủi đi đến đâu, dấu tích văn hóa bị phá hủy đến đó - Ảnh 1.

Công ty du lịch Tràng An tháo dỡ công trình "khủng" xâm phạm di sản thế giới Tràng An - Ảnh: T.L

Lời than phiền này của GS.TS Lâm Mỹ Dung (Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) tại cuộc tọa đàm khoa học về việc đánh giá và bảo tồn di tích Vườn Chuối do Sở Văn hóa - thể thao Hà Nội tổ chức ngày 11-7 nhận được sự chia sẻ lớn từ các nhà nghiên cứu khác.

Chúng ta đang khai quật khảo cổ học thiếu bền vững. Việc ồ ạt khai quật các cổ vật lên, di dời về bảo tàng để cất kho bởi không đủ không gian cho trưng bày là một sự lãng phí rất lớn

GS Lâm Mỹ Dung

Gần 10 năm cùng các sinh viên lăn lộn khai quật, nghiên cứu di chỉ Vườn Chuối (thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội), GS Lâm Mỹ Dung buồn bã cho rằng các di chỉ khảo cổ hiện đang rất mong manh không chỉ bởi nó bị các chủ đầu tư "ghẻ lạnh", coi là vật cản, cộng đồng chưa có sự quan tâm đủ, mà còn bởi chính sự thiếu bền vững trong hoạt động khảo cổ hiện nay.

Tại hội thảo, ông Trương Minh Tiến, phó giám đốc Sở Văn hóa - thể thao Hà Nội, cũng cho biết dù đã có lời mời nhưng chủ đầu tư khu đô thị mà di tích Vườn Chuối đang nằm trong đó đã vắng mặt trong cả hai sự kiện do sở tổ chức: chuyến khảo sát di tích Vườn Chuối tháng 4 vừa qua và hội thảo này.

Dù đã được phát hiện từ năm 1969 nhưng tới năm 2007 thì di tích khảo cổ Vườn Chuối lại nằm trọn trong phần đất của chủ đầu tư khu đô thị phức hợp Kim Chung - Kim Lũ. 

Chỉ đến năm 2009, khi GS Lâm Mỹ Dung dẫn các sinh viên của mình về đây tìm hiểu, khai quật mới phát hiện ra cả một kho báu di tích có niên đại kéo dài hơn 1.000 năm lịch sử, từ giai đoạn cuối văn hóa Phùng Nguyên đến văn hóa Đông Sơn.

Theo PGS Tống Trung Tín - chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, di tích khảo cổ học Vườn Chuối nếu được nghiên cứu đầy đủ sẽ có đóng góp tốt cho việc nghiên cứu thời kỳ dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc. Ông cũng cảnh báo di tích này "rất dễ bị biến mất chỉ trong một vài ngày nào đó" bởi cơn lốc đô thị hóa hiện nay.

TTO - Ngày 15-6 là hạn chót để phá dỡ công trình sai phép đường lên núi Cái Hạ, thuộc vùng lõi di sản thế giới Tràng An. Xây đường lên núi đã khó, giờ phá dỡ càng khó hơn. Dù vậy, di sản cũng khó trở lại hình dạng ban đầu.

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar