04/07/2020 12:15 GMT+7

Máy phân loại rác tự động 'made by' sinh viên

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Chỉ cần cho rác thải vào ngăn, máy sẽ nhận dạng và đưa về đúng hộc chứa rác. Đây là thiết bị do nhóm sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) dốc sức nghiên cứu với mong muốn giúp việc phân loại rác thuận tiện hơn nơi công cộng.

Máy phân loại rác tự động made by sinh viên - Ảnh 1.

Sản phẩm máy phân loại rác của sinh viên Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM - Ảnh: TR.NHÂN

Sản phẩm này là 1 trong 3 công trình đoạt giải nhất trong cuộc thi "Từ sáng tạo đến khởi nghiệp: Mô phỏng kinh doanh" do Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tổ chức tháng 6-2020.

Mất 3 giây

Trần Minh Khoa - sinh viên ngành kỹ thuật điện - điện tử, Trường ĐH Bách khoa - giới thiệu: chiếc máy tựa như các cây bán nước tự động đang phổ biến tại nhiều nơi công cộng trong trung tâm TP.HCM. 

Với máy bán hàng, người dùng bỏ tiền để lấy chai nước cần mua, thì với máy phân loại, bạn sẽ cho chai, ly, lon vào máy và có thể nhận quà may mắn.

Hiện tại, máy sử dụng công nghệ phân tích ảnh phân loại 3 loại rác thải cơ bản từ các sản phẩm giải khát là chai nhựa, lon nước, ly giấy. 

Người dùng chỉ cần đưa rác vào ngăn để máy nhận diện bằng các camera. Khi biết được rác thuộc nhóm nào, ngăn sẽ mở để rác rơi xuống một máng trượt bên trong, đồng thời máng sẽ xoay sao cho rác rơi xuống đúng hộc cùng loại. Nếu rác không thuộc 1 trong 3 loại trên, máy sẽ từ chối nhận. Các hộc được đặt gọn gàng trong bộ khung được gia công đẹp mắt.

Máy phân loại rác thải nhựa của sinh viên Bách khoa - Video: TRỌNG NHÂN

Theo Khoa, cái khó nằm ở khâu xử lý ảnh, phải cung cấp cho các mạch rất nhiều dữ liệu để nhận dạng nhiều loại chai, ly, lon khác nhau. 

Đây cũng là khâu ngốn của nhóm nhiều thời gian nhất, bởi với kinh phí có hạn, các camera được sử dụng không thuộc những loại tốt nhất. Hiện tại chiếc máy mất khoảng 3 giây để hoàn thành mọi thao tác từ nhận diện đến đưa rác vào đúng hộc thu gom.

Chị Phan Thị Thùy Ly - phó giám đốc Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao, thuộc Khu công nghệ cao TP.HCM - ấn tượng với máy phân loại của nhóm khi ngồi ghế giám khảo cuộc thi Từ sáng tạo đến khởi nghiệp: Mô phỏng kinh doanh. 

Theo chị Ly, nhóm đã biết sử dụng các xu hướng công nghệ hiện đại như các cảm biến và hướng đến việc dùng trí tuệ nhân tạo trong tương lai.

Đổi rác nhận mã khuyến mãi

Nguyễn Thị Anh Thy - sinh viên ngành kỹ thuật hàng không Trường ĐH Bách khoa - cho biết Thy, Khoa cùng 3 sinh viên khác lên ý tưởng nghiên cứu chiếc máy phân loại rác tự động, trong đó phiên bản đầu tiên sẽ là phân biệt và xử lý được 3 loại chai nhựa, lon nước và ly giấy. 

Trong những mẫu thiết kế sau, nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu và nâng cấp hệ thống bằng các loại camera "xịn" và có thể tích hợp băng chuyền bên trong cho quy mô lớn.

Thy cho biết thêm, điểm đặc biệt của chiếc máy này nằm ở chỗ người dùng sẽ được nhận quà khi phân loại rác. 

Trong mẫu thử nghiệm, sau khi cho rác vào máy, người dùng sẽ nhận được một dải số may mắn trên màn hình hiển thị. 

Nếu kết hợp được với các nhà tài trợ, chẳng hạn như các chuỗi quán cà phê, giải khát, nhóm có thể cho ngẫu nhiên người dùng những mã giảm giá đến các cửa hàng này nhận thưởng. "Những giải thưởng dù nhỏ cũng sẽ khuyến khích mọi người phân loại rác nhiều hơn" - Thy nói.

Là người hướng dẫn các bạn, TS Trần Anh Sơn - phó trưởng khoa cơ khí Trường ĐH Bách khoa - chia sẻ ít thấy nhóm nào mà các thành viên đa dạng như nhóm của Thy và Khoa bởi gần như các em là sinh viên ở từng ngành khác nhau.

Theo TS Sơn, nhờ vậy các bạn dễ dàng hỗ trợ và bổ sung cho nhau, tinh thần làm việc nhóm vì thế cũng rất tốt. TS Sơn cho biết thêm hiện một số đơn vị đã có ý đặt hàng với nhóm nghiên cứu sản xuất để đưa vào hoạt động thực tiễn.

Nhờ máy đổi rác, Lithuania đứng đầu châu Âu

Cách đây 2 năm, Lithuania cho lắp đặt máy đổi chai, lon lấy tiền và quy định khi mua các chai nước hay lon nước, người dùng phải trả thêm 0,1 euro tiền thế chân. Khi uống xong, họ chỉ cần đến máy đổi chai, cho vào và nhận lại tiền thế chân.

Sau 2 năm, 91,9% số chai nhựa, lon nước bán ra trên thị trường được tái chế nhờ vào những chiếc máy này. "Đó cũng là hình mẫu cho sản phẩm chúng mình hướng tới" - Thy nói.

Chỉ sau 2 năm từ khi lắp đặt máy ở nơi công cộng và ra quy định chặt chẽ, Lithuania hiện có thể tái chế được 74% lượng rác thải nhựa sản xuất, cao hơn tỉ lệ trung bình của châu Âu đến 44%, theo số liệu năm 2020.

Học trò cấp 3 'trổ tài' phân loại rác, tìm tuổi cho rác

TTO - Sáng 19-10, học sinh trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q. 3, TP.HCM) đã có cơ hội tìm hiểu về tác động của rác thải nhựa đến môi trường.

TRỌNG NHÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội chính thức rót 3.000 tỉ hỗ trợ suất ăn trưa cho học sinh tiểu học

HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học tại thủ đô, bắt đầu từ năm học 2025-2026.

Hà Nội chính thức rót 3.000 tỉ hỗ trợ suất ăn trưa cho học sinh tiểu học

Nghỉ hưu linh hoạt theo luật mới: Ai được về sớm, ai có thể làm đến 70 tuổi?

Theo Luật Nhà giáo mới, nhiều người được về hưu sớm nhưng có những người mong muốn cống hiến sẽ được kéo dài tuổi nghỉ hưu cao hơn.

Nghỉ hưu linh hoạt theo luật mới: Ai được về sớm, ai có thể làm đến 70 tuổi?

Bổ sung quy định bồi hoàn chi phí đào tạo với du học sinh học bổng ngân sách nhà nước

Nghị định số 86/2021/NĐ-CP chưa quy định tiêu chí miễn bồi hoàn đối với du học sinh chưa hoàn thành khóa học có lý do chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, về sức khỏe, hoàn cảnh khó khăn.

Bổ sung quy định bồi hoàn chi phí đào tạo với du học sinh học bổng ngân sách nhà nước

Thủ khoa lớp 10 ở Quảng Ngãi sống cùng người mẹ mua ve chai trong căn nhà rộng 20m²

Căn nhà 20m² nằm nép mình ở cuối cánh đồng xã Lân Phong, Quảng Ngãi là nơi sinh sống của thủ khoa lớp 10 tỉnh Quảng ngãi. Cô gái nhỏ, đang viết nên câu chuyện truyền cảm hứng về nghị lực và khát vọng vươn lên bằng học vấn.

Thủ khoa lớp 10 ở Quảng Ngãi sống cùng người mẹ mua ve chai trong căn nhà rộng 20m²

Nhiều trường đại học, cao đẳng hợp nhất, đổi tên sau sáp nhập tỉnh

Nhiều trường đại học, cao đẳng được hợp nhất, đổi tên sau nhập tỉnh. Riêng Cà Mau giữ nguyên trạng các trường đại học, cao đẳng.

Nhiều trường đại học, cao đẳng hợp nhất, đổi tên sau sáp nhập tỉnh

Gia đình tố cô giáo mầm non đánh, kéo lê, ném bé gái 4 tuổi vào tường

Một phụ huynh ở Hà Nội tố cô giáo mầm non đánh đập, kéo lê và ném con gái 4 tuổi vào tường ngay trong lớp học.

Gia đình tố cô giáo mầm non đánh, kéo lê, ném bé gái 4 tuổi vào tường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar