14/07/2009 08:02 GMT+7

Mất tiền vì đi lao động xuất khẩu chui

HỒ VĂN
HỒ VĂN

TT - Đưa lao động qua Indonesia, sau đó làm thủ tục du lịch vào Anh, Úc tìm việc làm - đó là “bản vẽ” của một đường dây đưa lao động ra nước ngoài. Tuy nhiên, một nhóm lao động gần 30 người đã ăn ở tại Indonesia tháng này qua tháng khác mà chưa biết khi nào được cập bến mơ.

Phóng to
Đơn tố cáo, phiếu đăng ký đi du lịch, giấy thu tiền và hẹn trả tiền mà ông Châu cam kết với người lao động - Ảnh: MAI VINH

Đầu tháng 6-2009, một nhóm lao động sáu người đã đáp máy bay về TP.HCM sau hơn một tháng sống lay lắt ở Indonesia. Họ về để đòi lại tiền, nhưng đến nay vẫn chưa lấy được đồng nào từ tay những người trong đường dây đưa họ đi.

Chờ mòn mỏi

Biết bất hợp pháp vẫn đi

Thời gian gần đây, ở các tỉnh Bắc Trung bộ xuất hiện nhiều đường dây đưa người lao động đi qua Anh và một số nước châu Âu trồng cần sa với nhiều con đường khác nhau. Chi phí người lao động bỏ ra khá cao, từ vài trăm đến gần nửa tỉ đồng. Thực tế cho thấy nhiều lao động đã tiền mất tật mang mà không biết kêu ai vì chính họ đã thỏa thuận với đường dây này để thử vận may “được ăn cả, ngã về không”. Ít ai trong họ đi tố cáo với các cơ quan chức năng, vì họ cũng biết mình chọn đi bằng các con đường bất hợp pháp.

Theo các lao động này, họ được các đường dây môi giới ở quê giới thiệu làm thủ tục đăng ký “du lịch” Anh qua đường Indonesia. Trong đó ba người ở Quảng Bình và Hà Tĩnh qua môi giới một đường dây ở Hà Nội giới thiệu làm hồ sơ bay qua Indonesia gặp ông Dương Hoài Châu để làm tiếp thủ tục. Ba người còn lại đi qua đường của một người tên Dũng và cũng được đưa qua Indonesia gặp Dương Hoài Châu.

Đến Indonesia, các lao động này được ông Châu hứa làm thủ tục đi Anh. Họ phải nộp cho ông Châu mỗi người 4.000 USD và được hứa trong vòng một tháng sẽ đi, nếu không đi được sẽ hoàn lại toàn bộ tiền. “Khi sang Indonesia, chúng tôi đã đóng tiền cho ông Châu để lo thủ tục. Nhưng bốn ngày sau ông Châu bỏ về VN, giao chúng tôi lại cho một người tên Quang. Sau bốn tuần giao hẹn, chúng tôi được ông Quang thông báo là không lo được thủ tục đi Anh và mua vé để chúng tôi trở lại VN” - Nguyễn Chí T., quê Hà Tĩnh, kể lại.

Về tới TP.HCM, nhóm lao động này được ông Châu viết giấy cam kết hẹn đến ngày 16-6 sẽ hoàn lại toàn bộ số tiền 4.000 USD/lao động. Đến ngày hẹn, nhóm lao động này nhận thêm một giấy cam kết hẹn đến ngày 21- 6- 2009. Nhưng đến hôm nay, thông tin từ nhóm lao động này cho biết ông Châu không trả tiền như cam kết và họ phải trở về quê với hai bàn tay trắng, tiếp tục chờ đợi. Trước đó ở trong nước, các lao động này cũng đã đóng cho các đường dây môi giới mỗi người 3.000 USD.

Hiện nay tại Indonesia còn 21 lao động cũng đang sống lay lắt chờ đợi cơ hội đi Anh và Úc. Theo các lao động đã về VN, nhóm 21 lao động nói trên qua Indonesia trước họ và đã chờ đợi bốn tháng nay.

Giúp đỡ hay lừa đảo?

Chúng tôi đã tìm gặp ông Dương Hoài Châu - mắt xích quan trọng nhất trong đường dây này. Ông Châu thừa nhận có thu tiền của người lao động để lo thủ tục đi Anh và Úc. Ông Châu khoe: có mối làm ăn bên Indonesia nên quen biết một số công ty du lịch tại đây. Qua các công ty này, ông có thể lo được thủ tục đi Anh và Úc cho người lao động bằng hai cách.

Cách thứ nhất là làm thủ tục đăng ký du lịch qua Anh và Úc sau đó tự người lao động tìm cách trốn. Cách thứ hai là ông Châu sẽ tìm việc làm tại Indonesia cho người lao động làm việc khoảng sáu tháng. Sau đó chủ lao động tại Indonesia sẽ làm thủ tục cho lao động đi xem thể thao tại Anh và Úc. Trong thời gian đó, người lao động sẽ tự tìm đến các trang trại xin việc làm. Nếu được chấp nhận thì họ ở lại và lên các đại sứ quán làm thủ tục lao động như quy định(?).

Ông Châu nói tổng số lao động mà ông hứa giúp đỡ đi Anh và Úc qua đường Indonesia là 27 người, gom từ các đường dây môi giới trong nước như: đường dây của một phụ nữ tên Thương ở Hà Nội, một người tên Dũng ở Hải Phòng và một người tên Trương Tân ở TP.HCM.

Theo ông Châu, “các đường dây này thu của người lao động bao nhiêu tôi không biết, nhưng khi qua Indonesia tôi chỉ thu 4.000 USD/lao động. Nếu làm thủ tục trót lọt, người lao động sẽ đóng cho phía Indonesia 12.000 USD”. Tuy nhiên khi chúng tôi đặt câu hỏi: “giúp đỡ” gì mà người lao động qua Indonesia vài tháng lại quay về, và không trả lại tiền cho họ như đã hứa, ông Châu than thở: “Tôi vừa làm ăn ở cả Indonesia lẫn ở Thái Lan nên không có thời gian lo thủ tục cho họ vì việc này cần thời gian khá dài. Người lao động tố cáo tôi lừa đảo thì oan cho tôi, vì thương họ nghèo mà tôi hứa lo thủ tục cho họ. Nếu họ qua được Anh và Úc thì tôi cũng chỉ lấy vài ngàn USD tiền công thôi”.

Ông Châu cho biết thêm là đang chạy khắp nơi gom tiền từ các đầu mối làm ăn để trả lại cho người lao động đã về nước. Thậm chí ông sẽ qua Thái Lan thu gom tiền của các đối tác để mua vé máy bay đưa nhóm 21 lao động đang ở Indonesia về nước vì nhóm này cũng không thể qua Anh và Úc do phía Indonesia không làm được thủ tục.

HỒ VĂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển

Sau khi nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, nhiều doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách hỗ trợ nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển doanh nghiệp, đất nước.

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển

Mặc đồ yoga nấu ăn cho khách, thu nhập 70 triệu đồng một tháng

A Lục biến sở thích nấu ăn thành nghề kiếm sống, phục vụ phụ nữ trẻ thành thị bận rộn, thu nhập gần 20.000 tệ/tháng (gần 70 triệu đồng/tháng). Nhưng cô cũng vướng phải tranh cãi về cách ăn mặc.

Mặc đồ yoga nấu ăn cho khách, thu nhập 70 triệu đồng một tháng

Nam thanh niên 'trả thù tình' bằng cách trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò

Đổ vỡ trong chuyện tình cảm, nam thanh niên nảy sinh ý định 'trả thù tình' bằng cách không ai ngờ tới: trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò.

Nam thanh niên 'trả thù tình' bằng cách trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò

Chủ nhân HCV Olympic Vật lý châu Á: Nhỏ mê tìm hiểu sấm chớp mây mưa, lớn muốn làm kỹ sư AI

Nguyễn Công Vinh - Trường THPT chuyên Bắc Ninh - vừa giành huy chương vàng Olympic Vật lý châu Á lần thứ 25, chia sẻ nguyên tắc tự học.

Chủ nhân HCV Olympic Vật lý châu Á: Nhỏ mê tìm hiểu sấm chớp mây mưa, lớn muốn làm kỹ sư AI

Đưa kiểu tính KPI của doanh nghiệp vào cơ quan công quyền: Đừng máy móc

Áp KPI cho công chức sao cho hiệu quả? Làm sao để hài lòng người dân, tránh chạy theo KPI để làm việc hình thức đối phó?

Đưa kiểu tính KPI của doanh nghiệp vào cơ quan công quyền: Đừng máy móc

Chụp ảnh ở metro: Đừng chắn lối, chặn cửa tàu

Metro số 1 là không gian công cộng, nơi ai cũng có thể chụp ảnh, lưu lại khoảnh khắc đẹp, nhưng cần tuân thủ quy định.

Chụp ảnh ở metro: Đừng chắn lối, chặn cửa tàu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar