17/06/2013 06:59 GMT+7

Mất cơ hội vì công nghiệp phụ trợ yếu

NHƯ BÌNH
NHƯ BÌNH

TT - Là nhà đầu tư số một của VN hiện nay với hơn 1.000 doanh nghiệp, nhưng các doanh nghiệp Nhật Bản than phiền đang gặp khó khăn trong việc mở rộng, phát triển sản xuất do ngành công nghiệp phụ trợ của VN còn yếu.

Phóng to
Hiện sản xuất ôtô là một trong những lĩnh vực có tỉ lệ nội địa hóa rất thấp - Ảnh: LÊ NAM

Hầu hết doanh nghiệp Nhật phải nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện từ các nước xung quanh để phục vụ sản xuất tại VN, điều này làm cho chi phí giá thành đội cao.

Đỏ mắt tìm nhà cung cấp

"VN có lợi thế ở những ngành nhiều nhân công vì giá rẻ. Những công ty Nhật thành công ở VN là những công ty dùng rất nhiều lao động. Người VN rất tỉ mỉ, cần cù nhưng về lâu dài khi các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất thì những lợi thế này sẽ không còn"

Ông Yasuzumi Hirotaka

Vào VN từ năm 2005, Kubota VN (Đồng Nai) - công ty chuyên sản xuất máy gặt đập liên hợp, máy cấy, máy kéo - gặp khó khăn trong việc tìm nhà cung ứng phục vụ sản xuất tại VN. Đến nay, phần lớn linh kiện phải nhập khẩu, việc sản xuất tại VN chỉ mang tính lắp ráp linh kiện đơn thuần, vì vậy tỉ lệ nội địa hóa rất thấp. Nếu so với ngành công nghiệp ôtô, cái khó của Kubota gấp nhiều lần vì đặc thù ngành này không phổ biến và có nhiều nhà sản xuất ở VN. Cũng không ít lần phòng thu mua Kubota tìm kiếm nhà cung ứng VN nhưng đều thất bại. “Chúng tôi đã từng tiếp xúc với một nhà cung ứng VN để đặt hàng cho sản phẩm mái che nắng composite nhưng nhà cung ứng VN không làm được. Nếu so với loại nhập khẩu thì giá sản phẩm VN đắt hơn”, đại diện Kubota nói. Việc nhập khẩu quá nhiều chắc chắn ảnh hưởng đến giá thành nhưng nhà sản xuất không có lựa chọn khác. Theo các doanh nghiệp, trong lắp ráp sản phẩm, phụ tùng và linh kiện có thể chiếm 80-90% chi phí sản xuất.

Các nhà đầu tư Nhật Bản khi chọn VN xây dựng cơ sở sản xuất tin vào khả năng sử dụng nguyên liệu, phụ tùng tại chỗ, tuy nhiên đến nay doanh nghiệp Nhật Bản chỉ có thể kỳ vọng vào nhân công giá rẻ hay chi phí thuê hạ tầng thấp. Đại diện Công ty YKK VN cho biết với ngành sản xuất dây khóa kéo, không có nhiều lựa chọn nhà cung cấp nên 90% nguyên phụ liệu đều phải nhập khẩu. “Các loại khuôn kim loại, khuôn đúc gang chính xác cho các công đoạn sản xuất thì trình độ sản xuất của VN còn hạn chế”, đại diện YKK cho biết.

Giám đốc một khu công nghiệp tại TP.HCM thừa nhận thiếu nguồn nguyên liệu là câu chuyện hàng đầu mà các doanh nghiệp Nhật Bản không ngừng than phiền khi đầu tư tại các khu công nghiệp. Ở lĩnh vực điện - điện tử, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tới 90% về doanh thu và kim ngạch xuất khẩu nhưng phần lớn công nghệ phụ trợ đều do nhà máy vệ tinh của những doanh nghiệp này tự cung ứng.

Không giải quyết, sẽ chịu thiệt thòi

Theo ông Yasuzumi Hirotaka - giám đốc điều hành Trung tâm Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP.HCM, toàn bộ doanh nghiệp Nhật khi đầu tư vào VN đều hiểu họ sẽ gặp tình trạng thiếu hụt sự hỗ trợ từ ngành công nghiệp phụ trợ. Khó khăn của doanh nghiệp Nhật không nằm ở việc không thể sản xuất tại VN mà việc phải nhập khẩu nhiều linh kiện, nguyên liệu khiến chi phí sản xuất cao. “Nếu những linh kiện đó được sản xuất tại VN thì chi phí sản xuất sẽ giảm hơn nhiều. Các doanh nghiệp phản ảnh chi phí sản xuất của doanh nghiệp Nhật Bản tại VN cao gấp đôi so với các nước khác”, ông Yasuzumi Hirotaka nói. Điều này cũng làm tỉ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp Nhật tại VN rất thấp.

Theo khảo sát của Jetro năm 2012, tỉ lệ cung cấp nội địa hóa cho các công ty Nhật tại VN rất thấp, chưa đến 28% so với 61% tại Trung Quốc và 53% tại Thái Lan. Ví dụ ở Thái Lan, một nhà máy sản xuất xe hơi luôn có các nhà máy khu vực xung quanh có thể sản xuất được những linh kiện phụ trợ, điều này giúp giá thành sản phẩm rẻ hơn. Nhưng ở VN doanh nghiệp sản xuất xe hơi phải nhập khẩu linh kiện từ các nước xung quanh như Thái Lan, Indonesia... và nhà máy ở VN chỉ làm công đoạn lắp ráp.

Trải qua hơn 10 năm, thông qua nhiều hoạt động trao đổi thương mại, công nghiệp phụ trợ VN vẫn chưa mấy sáng sủa. Theo ông Vũ Tiến Lộc - chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp VN, công nghiệp phụ trợ VN thời gian gần đây có nhiều chuyển biến nhưng để đáp ứng được nhu cầu thì còn xa, chưa kể chênh lệch trình độ giữa các nhà cung cấp khá lớn. “Chúng ta phải nhập siêu với Trung Quốc hay các nước chủ yếu do VN phải nhập khẩu quá nhiều nguyên phụ liệu, VN vẫn thiếu những nhà cung cấp chất lượng” - ông Lộc nói. Theo đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản, quá trình thiếu hụt sự hỗ trợ từ ngành công nghiệp phụ trợ còn diễn ra trong dài hạn và không thể giải quyết một sớm một chiều nếu không có chính sách khuyến khích phát triển kịp thời, nhất quán.

Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, nhiều chương trình hỗ trợ phát triển công nghiệp phụ trợ đã được triển khai thời gian gần đây. Vừa qua, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã làm việc với Công ty TNHH Takako VN về việc công ty này muốn xây dựng một khu công nghiệp phụ trợ dập đúc. Takako là một trong những công ty sản xuất thiết bị công nghiệp, điện tử lớn của Nhật. Trong khi đó, một khu công nghiệp phụ trợ cho doanh nghiệp Nhật Bản cũng vừa được cấp giấy chứng nhận đầu tư tại tỉnh Bắc Giang...

Tại TP.HCM, ban quản lý khu chế xuất - khu công nghiệp cho biết trong chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong quý 3 này, đơn vị sẽ tập trung nghiên cứu và hoàn thiện đề án hình thành khu công nghiệp chuyên ngành công nghiệp hỗ trợ ưu tiên thu hút nhà đầu tư Nhật Bản, tìm kiếm đối tác Nhật Bản đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp có tiềm năng.

Doanh nghiệp FDI: muốn xuất thì phải nhập chiếm hơn 55%

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết năm tháng đầu năm, không kể dầu thô, các doanh nghiệp FDI đã xuất khẩu 29,7 tỉ USD, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 59,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, nhập khẩu của khối doanh nghiệp này là 28,7 tỉ USD, tăng 25,4% và chiếm 55,3% tổng kim ngạch nhập khẩu. Điều này phần nào nói lên được hàng xuất khẩu của doanh nghiệp FDI tại VN phụ thuộc nhiều vào linh kiện, nguyên liệu nhập khẩu.

NHƯ BÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng cùng ông Eric khởi công dự án thương hiệu Trump đầu tiên tại Việt Nam

Chiều 21-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái và sân golf Khoái Châu (dự án Trump International Hưng Yên).

Thủ tướng cùng ông Eric khởi công dự án thương hiệu Trump đầu tiên tại Việt Nam

TP.HCM mở lối cho start-up Việt tiếp cận ‘thung lũng silicon’ của Phần Lan

Ngày 21-5, Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP.HCM (HCMC C4IR) đã có buổi làm việc với đoàn công tác thành phố Tampere (Phần Lan), trong khuôn khổ chuẩn bị cho việc ký kết bản ghi nhớ hợp tác (MOU) giữa hai chính quyền thành phố.

TP.HCM mở lối cho start-up Việt tiếp cận ‘thung lũng silicon’ của Phần Lan

Từ SOJO Hotels đến Tru by Hilton: Tái định nghĩa trải nghiệm khách sạn

4 trong chuỗi 14 khách sạn SOJO của ROX Group chính thức được vận hành với thương hiệu Tru by Hilton, a SOJO Hotel từ đầu tháng 5 này. ROX Group và Hilton mục tiêu đưa SOJO Hotel trở thành chuỗi khách sạn tiêu chuẩn quốc tế và mang dấu ấn địa phương.

Từ SOJO Hotels đến Tru by Hilton: Tái định nghĩa trải nghiệm khách sạn

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Cùng với bỏ thuế khoán, nghiên cứu đề xuất Luật Hộ kinh doanh

Bộ Tài chính suy nghĩ về việc đề xuất ban hành Luật Hộ kinh doanh cá thể để xác định pháp lý cũng như mô hình tổ chức, hoạt động cho hộ kinh doanh cá thể.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Cùng với bỏ thuế khoán, nghiên cứu đề xuất Luật Hộ kinh doanh

Đại biểu: Người từ 16 tuổi góp vốn thành lập doanh nghiệp, mở quán trà sữa tại sao không?

Sáng 20-5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp.

Đại biểu: Người từ 16 tuổi góp vốn thành lập doanh nghiệp, mở quán trà sữa tại sao không?

Thủ tướng: 'Tại sao cùng chính sách, có nơi làm tốt, nơi làm không tốt?'

Sáng 20-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025, với mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025 (mục tiêu trước đây là 95%).

Thủ tướng: 'Tại sao cùng chính sách, có nơi làm tốt, nơi làm không tốt?'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar