16/12/2022 10:09 GMT+7

Mạnh tay hơn với hàng rong cổng trường

MỸ DUNG ghi
MỸ DUNG ghi

TTO - Những vụ ngộ độc thực phẩm, đồ chơi từ hàng rong trước cổng trường khiến phụ huynh bất an.

Mạnh tay hơn với hàng rong cổng trường - Ảnh 1.

Hàng rong trước cổng Trường THCS Phạm Ngọc Thạch, quận Tân Bình, TP.HCM - Ảnh: MỸ DUNG

Sở GD-ĐT TP.HCM và các phòng GD-ĐT có giải pháp gì để dẹp hàng rong cổng trường?

* Ông Trịnh Duy Trọng (trưởng Phòng chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TP.HCM):

Ngành giáo dục và công an đã ký quy chế phối hợp

Sở GD-ĐT TP.HCM và Công an TP.HCM đã ký quy chế phối hợp giữa hai ngành. Quy chế này nhằm tăng cường đảm bảo công tác an toàn, an ninh cho các trường học trên địa bàn TP. 

Theo đó, quy chế yêu cầu các cơ sở giáo dục ký kết với công an địa phương để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho học sinh và nhà trường, trong đó có những vấn đề liên quan đến việc đảm bảo hàng rong không tiếp cận cổng trường, không tụ tập trước trường... 

Khi các cơ sở giáo dục ký kết văn bản với công an địa phương, chính quyền địa phương sẽ cụ thể hóa những việc cần thực hiện, trách nhiệm của mỗi bên để đảm bảo an toàn, an ninh trật tự, an toàn giao thông... trước cổng trường.

Bên trong nhà trường, Sở GD-ĐT TP.HCM cũng có những văn bản chỉ đạo yêu cầu trường tổ chức những hoạt động giáo dục học sinh liên quan đến sử dụng thực phẩm an toàn, không dùng thực phẩm không rõ nguồn gốc, không mua bán và sử dụng hàng rong... 

Điều này nhằm tạo thói quen tốt cho học sinh trong tiêu dùng thực phẩm, để học sinh phân biệt được thực phẩm có thể dùng và không thể dùng. 

Từ đó, tiến tới việc học sinh không sử dụng và không mua hàng rong, hàng không rõ nguồn gốc, tránh những hiểm họa về mất an toàn thực phẩm cũng như tránh các loại thực phẩm trá hình có thể trà trộn qua hàng rong tác động xấu lên thể chất, tinh thần trẻ.

Sở đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về sử dụng thực phẩm an toàn trong nhà trường cũng như tránh các trường hợp học sinh có thể bị lôi kéo, dụ dỗ vào sử dụng những thực phẩm gây nghiện như thuốc lá điện tử, ma túy... 

Sở GD-ĐT TP.HCM đề nghị phòng GD-ĐT các quận, huyện, TP Thủ Đức tham mưu với UBND quận, huyện, TP Thủ Đức tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để đảm bảo an toàn trước cổng trường, giải tán những quán hàng rong, những địa chỉ có nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm xung quanh các cơ sở giáo dục nhằm đảm bảo an toàn cao nhất cho học sinh đến trường.

* Ông Nguyễn Trọng Hiếu (trưởng Phòng GD-ĐT quận 11, TP.HCM):

Phường cử dân quân đến trường hỗ trợ

Quận 11 thực hiện việc xua đuổi hàng rong trước cổng trường bằng cách phối hợp giữa trường và UBND phường, công an phường. 

Trong giờ cao điểm học sinh ra về, UBND các phường cử dân quân đến khu vực các cổng trường để hỗ trợ nhằm đảm bảo an toàn giao thông, đảm bảo việc hàng rong không quấy rầy học sinh và phụ huynh. 

Sự phối hợp này có ký kết giữa nhà trường và chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, các trường cũng được yêu cầu tuyên truyền cho học sinh không mua thực phẩm từ hàng rong, hàng không rõ nguồn gốc. 

Ngoài ra, Phòng GD-ĐT quận 11 phối hợp với Phòng y tế quận đi kiểm tra việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, căng tin trường học...

* Ông Phan Sĩ Đạt (trưởng Phòng GD-ĐT quận Tân Phú, TP.HCM):

Cận Tết, hàng rong tiếp tục bủa vây

Từ đầu năm học, UBND quận Tân Phú ký kết với các địa phương về việc đảm bảo an toàn xung quanh trường học như vấn đề giao thông, hàng rong, an ninh trật tự...

Chính các cơ sở giáo dục, các trường học trên địa bàn quận cũng đã có ký kết cụ thể với các chính quyền phường, công an phường về các công tác đảm bảo an ninh, giao thông, trật tự... khu vực trường học.

Tuy nhiên, vào thời điểm cận Tết Nguyên đán này, vấn đề hàng rong tiếp tục bủa vây các trường với các hình thức phức tạp như đi xe máy mang theo hàng rong...

Vì thế, Phòng GD-ĐT quận Tân Phú sẽ yêu cầu các trường làm việc lại với các UBND phường để dẹp vấn nạn hàng rong trước cổng trường.

Đồng thời, Phòng GD-ĐT cũng yêu cầu các trường đẩy mạnh công tác giáo dục học sinh về việc không sử dụng thực phẩm từ hàng rong, hàng không rõ nguồn gốc, trong đó có thực phẩm do các xe hàng rong di động chở tới bán trước cổng trường.

Khi học trò làm 'đại lý' hàng rong

TTO - Nhiều em học sinh đã mang đồ ăn bên ngoài vào lớp bán kiếm lời. Lại có những phụ huynh tá hỏa khi biết tin con mình mua hàng rong nhiều ngày, mắc nợ bộn tiền. Nói không với hàng rong không chỉ là chuyện ngoài cổng trường.

MỸ DUNG ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội, tổng số thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy năm 2025 là hơn 28.000 thí sinh, nhưng chỉ có 1.860 thí sinh đạt từ 70/100 điểm trở lên.

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tối 12-5, UBND quận 1, TP.HCM đã ban hành kế hoạch tuyển sinh lớp 1, lớp 6 năm học 2025-2026.

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Tối 12-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về kết quả xác minh vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Bản kiểm điểm liệu có đủ sức răn đe đối với những học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường?

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar