09/08/2022 09:50 GMT+7

Mang sinh kế tiếp sức cho người nghèo

QUỐC NAM
QUỐC NAM

TTO - Ngày 8-8, báo Tuổi Trẻ đã cùng Tỉnh đoàn Quảng Trị mang những con giống vật nuôi, cây giống cùng nhiều máy móc hỗ trợ sản xuất đến trao cho những hộ dân đang gặp khó khăn tại hai xã Trung Sơn (Gio Linh) và Cam Tuyền (Cam Lộ).

Mang sinh kế tiếp sức cho người nghèo - Ảnh 1.

Những món quà là “sinh kế” đã được trao cho người dân đang gặp khó khăn sau dịch bệnh tại Quảng Trị Ảnh: QUỐC NAM

Ngày mưa nhưng với bà Lê Thị Hồng Cư (56 tuổi) là một ngày vô cùng ấm áp khi bà là một trong 20 hộ tại xã Trung Sơn, huyện Gio Linh được hỗ trợ sinh kế sau dịch bệnh COVID-19.

Mơ ước của 8 năm

Gia cảnh neo đơn, một mẹ một con, cô con là niềm vui lớn nhất của đời bà. Và niềm vui lớn thứ hai, bà kể, đó là "sự kiện" cách đây 8 năm. Khi đó, bà đã vay tiền ở Ngân hàng Chính sách xã hội của huyện để mua một con bò, nuôi dưỡng nó suốt mấy năm. Đó là tài sản lớn nhất trong nhà cùng sào rưỡi ruộng.

Khi đó, vừa nuôi con đi học, ngôi nhà xập xệ trước nắng mưa và khoản nợ đến hạn, bà phải bán đi con bò của mình và không còn đủ khả năng mua lại con bò khác để nuôi. Sau đó, bà sống bằng việc đi làm thuê làm mướn. Cô con gái bà vừa đi học cũng phải vừa đi làm công nhân giày da.

Nghe tin báo Tuổi Trẻ và Tỉnh đoàn Quảng Trị triển khai chương trình tặng sinh kế cho người dân khó khăn sau dịch COVID-19, thấy thông báo đăng ký cả con giống và cây giống nên bà nghĩ ngay đến việc xin một con bò để nuôi. "Con bò mang giá trị quá lớn. Tui chỉ nghĩ đăng ký vậy thôi. Không ngờ là có thật!" - bà Cư nói, đôi mắt đỏ hoe.

Dẫn con bò một năm tuổi được tặng về nhà, bà Cư cột vào cây mít ngoài cổng. Rồi bà chạy ra phía sau nhà dọn dẹp lại cái chuồng - nơi bà từng nuôi con bò đầu tiên của mình. Sau 8 năm bà mới có con bò thứ hai để nuôi. "Đó là cả một niềm mơ ước của 8 năm trời", bà Cư xúc động nhìn con bò vừa được tặng.

Mang sinh kế tiếp sức cho người nghèo - Ảnh 2.

Bà Cư với niềm mơ ước 8 năm trời của mình - Ảnh: QUỐC NAM

Sinh kế bền vững

Xã Cam Tuyền (huyện Cam Lộ) là địa phương thứ hai được chọn trao sinh kế tại Quảng Trị. Trời Quảng Trị mưa dầm dề suốt ngày khiến buổi lễ trao phải chuyển vào hội trường thay vì ở ngoài sân. 30 hộ dân trong danh sách được chọn đã có mặt tại hội trường của xã từ trưa chờ những món quà đặc biệt từ chương trình.

Nhà ông Hồ Văn Đời và Hồ Văn Hùng là hai hộ đặc biệt nhất trong số 30 người được nhận hỗ trợ tại xã này. Cả hai đều ở tận bản Chùa, là bản xa nhất của xã, và là người đồng bào Vân Kiều. Khi chưa đến 20 tuổi, cả hai đã cùng nhau vào các tỉnh phía Nam làm công nhân từ nhiều năm nay, chăm chỉ làm lụng và dành dụm được tháng hơn 2 triệu đồng gửi về gia đình.

"Dịch bệnh tới, hai anh em gắng gượng trụ lại thành phố được vài tháng rồi phải về vì không còn đủ tiền cầm cự. Hai năm qua không biết làm gì ngoài nương rẫy. Con thì càng ngày càng lớn, rẫy thì càng ngày càng nhỏ lại. Thiệt không biết cách chi để thay đổi cuộc sống gia đình", Hùng nói.

Đến tháng 5 vừa qua, Hùng nhận được tin về chương trình hỗ trợ sinh kế của báo Tuổi Trẻ và Tỉnh đoàn Quảng Trị. Nhìn lên những ngọn núi trước nhà, Hùng tính chỉ có dê là phù hợp với điều kiện hiện có. Hùng bàn với Đời xin mấy con dê giống. Dê dễ chăm sóc, là hy vọng thay đổi cuộc sống của hai gia đình trẻ. Và mỗi nhà được nhận 3 con dê giống, trị giá mỗi con 3 triệu đồng.

"Cả vợ con ở nhà đều hy vọng lắm. Mình sẽ gắng chăm sóc tốt để năm sau dê sinh sản. Với 3 con dê giống này khoảng vài năm nữa mình có thể sẽ có cả đàn dê, khi đó mình sẽ có nguồn thu nhập ổn định để lo cho con học hành", Hùng cười rạng rỡ.

Đến dự buổi trao sinh kế cho 30 hộ dân ở xã Cam Tuyền có ông Nguyễn Thanh Bắc, phó chủ tịch UBND huyện Cam Lộ. Ông đi qua phía mấy chiếc xe chở lợn giống rồi ghé đến nơi tập kết các giống cây ăn quả, ông nán lại chỗ chiếc máy xay nước mía để chính giữa. Ông nói chưa bao giờ nghĩ có một chương trình mà hỗ trợ dân đến mức phù hợp với nhu cầu của từng gia đình thế!

"Tôi rất mong những chương trình kiểu này. Đây là cách bền vững để thoát nghèo. Con giống, cây giống, máy móc sẽ có giá trị với người dân trong nhiều năm chứ không chỉ ở trước mắt. Quá ý nghĩa!", ông Bắc cũng xúc động không kém người dân.

Trao sinh kế cho bà con 4 tỉnh miền Trung

Chương trình trao sinh kế cho người dân khó khăn sau dịch bệnh COVID-19 và mưa lũ được báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi và Hội Nông dân các tỉnh Quảng Nam và Quảng Bình triển khai ở 4 tỉnh này với tổng kinh phí hơn 2 tỉ đồng từ sự ủng hộ của Công ty công nghệ Huawei Việt Nam và bạn đọc báo Tuổi Trẻ.

Sau chương trình trao sinh kế tại Quảng Trị, ban tổ chức tiếp tục trao sinh kế cho người dân gặp khó khăn tại huyện Nam Giang (Quảng Nam, ngày 9-8), Quảng Ngãi (10-8) và Quảng Bình (12-8).

Chương trình sẽ không trao bằng tiền mà trao bằng các sản phẩm, con giống, phương tiện để các gia đình chăn nuôi và sản suất.

Trao 'sinh kế' giúp người dân Quảng Nam vượt qua khó khăn sau bão lũ

TTO - Sáng 8-12, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn, Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam và Tập đoàn GREENFEED Việt Nam tổ chức chương trình trao con giống gà và tặng quà cho bà con vùng lũ 3 huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn.

QUỐC NAM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cải tạo đường ống nước sinh hoạt, làm nước vàng đục

Sóc Trăng đang đầu tư, cải tạo nâng công suất nhà máy nước tại khu vực thành phố nên khả năng dẫn đến tình trạng nước sinh hoạt bị vàng, một số nơi nước còn bị đục.

Cải tạo đường ống nước sinh hoạt, làm nước vàng đục

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Có đất ở từ năm 2010 nhưng đến nay, hàng trăm hộ dân tại buôn H'Mông (xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) vẫn chưa được giao đất sản xuất, buộc phải quay về "bám rừng" sống tạm bợ.

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Trụ sở làm việc sau sáp nhập được ưu tiên bố trí tại trung tâm quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng thuộc TP Cần Thơ hiện tại, thuận tiện cho người dân liên hệ làm việc.

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng là câu hỏi mà rất nhiều người dân quan tâm.

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Dừng tham quan của trường học do sắp xếp đơn vị hành chính: Không nên cứng nhắc

Trong khi nhiều trường học ở Ninh Thuận dừng thì trường học ở các địa phương khác vẫn tổ chức cho giáo viên đi tham quan, du lịch.

Dừng tham quan của trường học do sắp xếp đơn vị hành chính: Không nên cứng nhắc

Không thể chấp nhận việc xé vé máy bay của du khách, xử nghiêm để không tái diễn

Vụ nhân viên xuất nhập cảnh xé vé của du khách Đài Loan tại sân bay Phú Quốc nhận được rất nhiều phản hồi từ bạn đọc.

Không thể chấp nhận việc xé vé máy bay của du khách, xử nghiêm để không tái diễn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar