05/05/2016 16:19 GMT+7

Mang hơi ấm đến đảo xa

VIỆT HÙNG - QUỲNH TRUNG (viethung@tuoitre.com.vn)
VIỆT HÙNG - QUỲNH TRUNG ([email protected])

TTO - Trong chuyến hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương” đến với các đảo Trường Sa đầu tháng 5-2016, cô giáo Nguyễn Thị Phương, phó hiệu trưởng Trường tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm (Hà Nội), đã đem theo những món quà đầy hơi ấm.

Trung úy Kiên cùng các đồng đội (đảo Trường Sa Đông) vui mừng xem clip gia đình do cô Phương mang ra đảo - Ảnh: V.Hùng

Đó là những thước phim về gia đình, người thân các chiến sĩ hải quân ở quê, những món quà mang tình cảm, hơi ấm đến với người lính nơi đảo xa.

Cô Phương cho hay khi biết tin mình được chọn đi Trường Sa đợt này, cô liền nảy ra ý tưởng phải mang gì đó từ đất liền ra cho các chiến sĩ đảo xa và cô chọn cách quay clip người thân của các chiến sĩ ở quê nhà Hà Nội.

Để hiện thực hóa ý tưởng này, cô Phương liên hệ Trung ương Đoàn xin danh sách các chiến sĩ đang công tác ở các đảo Trường Sa có quê ở Hà Nội mà đoàn công tác sẽ ghé thăm đợt này.

Do thời gian hạn hẹp, cô quyết định chỉ thực hiện clip về gia đình, người thân của sáu chiến sĩ ở Hà Nội: chiến sĩ Nguyễn Văn Đạt và Phạm Xuân Anh ở Đá Len Đao, Nguyễn Trung Kiên ở đảo Trường Sa Đông, Đào Công Tuyến ở đảo Song Tử Tây, Vũ Đức Chiến ở đảo Sinh Tồn và Hoàng Văn Long ở đảo Đá Tây A.

Cô Phương đã cùng bí thư Đoàn Trường Đoàn Thị Điểm đến trực tiếp nhà từng người để làm clip.

Cô Phương nói: “Thường những người lính đảo rất thiếu thốn tình cảm gia đình và chỉ có thể nghe giọng nói gia đình qua điện thoại nên làm clip này để các bạn vừa nhìn thấy hình ảnh người thân, vừa nghe những lời động viên của gia đình”.

Cô Phương kể có những anh lính đảo vì bận công tác nhưng không thể về nhà khi gia đình xảy ra những biến cố và sự kiện quan trọng như bố mất, em gái lấy chồng.

Chiến sĩ Đào Công Tuyến (đảo Song Tử Tây) bất ngờ khi được cô phó hiệu trưởng mời cầm máy tính bảng xem clip. Tuyến hơi bất ngờ khi mở đầu clip là những con đường nhỏ hẹp, ngoằn nghèo. Sau 20 giây, Tuyến chăm chú hơn khi nhận rõ con đường quen quen dẫn vào ngôi nhà mình.

Đôi mắt Tuyến rươm rướm, nghẹn ngào khi nhìn người mẹ lẻ loi trong ngôi nhà nằm ở xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Tiếp đến là người cậu, mợ của Tuyến cũng vào nhà tiếp chuyện làm cho không khí ngôi nhà rộn rã hơn.

Sau vài phút xem clip, Tuyến tâm sự hiện nhà chỉ có mẹ ở một mình, làm lao động tự do nên thu nhập bấp bênh, lại hay đau ốm nên ở xa còn lo lắng hơn.

Song Tuyến cũng tỏ ra cương nghị cho hay ở đây bên đồng đội, anh em hỗ trợ rất nhiều và tại quê nhà có người quen, địa phương giúp đỡ gia đình nên Tuyến yên tâm công tác hơn.

Tại đảo Trường Sa Đông, trung úy Nguyễn Trung Kiên phấn khích, thích thú khi xem clip gia đình mình ở làng Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Kiên nở nụ cười phấn khởi, đôi mắt sáng lên khi clip chiếu hình ảnh người bố Nguyễn Đình Dũng, người mẹ Hoàng Thị Nhung và những đứa cháu gọi bằng chú quây quần nói chuyện với nhau.

Chiến sĩ Kiên lại cười đầy nghị lực khi người bố, mẹ thay mặt gia đình chúc anh mạnh khỏe, cố gắng tập luyện, tuyệt đối tuân lệnh cấp trên, sống hòa đồng, vui vẻ với đồng đội và nhất là giữ vững ý chí chiến đấu, bảo vệ lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.

Kiên còn đem clip gia đình bình an của mình khoe với tất cả lính đảo. Kiên nói đây là món quà rất ý nghĩa vì lâu quá chưa về thăm nhà nên hình ảnh gia đình rất gần gũi. Những lời hỏi thăm, dặn dò của bố mẹ là nguồn động viên rất lớn giúp Kiên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Kiên cùng các chiến sĩ của mình lại quây quần bên nhau và gửi lời thăm về gia đình để cô Phương làm clip, món quà từ đảo xa mang đến gia đình Kiên nơi đất liền.

“Tôi cảm thấy rất vui. Tôi sẽ tiếp tục quay lại hình ảnh của các anh chiến sĩ trong danh sách và cả những người ở ngoài danh sách để gửi cho người thân của họ tại quê nhà” - cô Phương nói.

Những lá thư trẻ con ngộ nghĩnh

Ngoài quay clip về gia đình, người thân các chiến sĩ, cô Nguyễn Thị Phương cũng phát động phong trào khuyến khích các em học sinh tiểu học viết hàng nghìn lá thư thăm hỏi, động viên các chiến sĩ công tác nơi đảo xa.

Cô Phương kể rằng sau khi xem những điều chúc ngộ nghĩnh đáng yêu của các em, các chiến sĩ hải quân rất thích thú. Mặt khác, cô Phương huy động giáo viên nhà trường đóng góp 20 triệu đồng tặng các chiến sĩ ở đảo và từ bạn bè 10 triệu đồng để mua quà là đồ chơi tặng các trường ở các đảo Trường Sa.

Mai Trâm (thứ hai từ trái) cùng các thành viên trong đoàn hát bài Trường Sa xanh với các chiến sĩ trên đảo Đá Lát - Ảnh: Lê Nam

Trường Sa xanh...

Bài Trường Sa xanh của Trần Xuân Mai Trâm, nhân viên phòng văn hóa nghệ thuật Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM, được dùng làm bài hát chính trong hành trình thăm các đảo chìm ở Trường Sa.

Bài hát ra đời ngay ngày thứ hai của hành trình, sau khi trên tàu nghe mọi người bàn việc làm sao làm cho Trường Sa xanh hơn, sạch hơn, về chương trình “Trường Sa xanh”...

Những thông điệp này được lặp đi lặp lại nhiều lần và hằn in trong tâm trí Mai Trâm lúc nào... Thế rồi trong khi tập thể dục trên boong trong ngày thứ hai trên tàu, thì câu nhạc đầu tiên “Trường Sa xanh ở trong anh, ở trong tôi, không xa Trường Sa ơi” xuất hiện rồi lần lượt các câu hát còn lại được hoàn tất trong vòng 30 phút.

Nhưng đây chỉ là khoảng 70% của bài hát vì sau đó khi đi khoe với anh Lê Duy Hưng Thịnh, phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn, đã được góp thêm một số ý.

Trâm quay về với các bạn ca sĩ cùng phòng và nhạc công Minh Tâm lặng lẽ cùng nhau ráp nhạc, ghi âm để ngay trong buổi phát thanh chiều ngày thứ hai của hành trình, mọi người đã được nghe bài hát này.

22 năm trước, trong chuyến công tác ra đảo Trường Sa, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, cha của Mai Trâm, đã sáng tác bài hát Hành khúc chiến sĩ Trường Sa. 22 năm sau cũng trên chuyến hải trình thăm Trường Sa lần đầu tiên, cô con gái của nhạc sĩ đã sáng tác bài hát Trường Sa xanh.

Cô gái trẻ hay viết nhạc “công ty ca” theo đơn đặt hàng của các công ty, doanh nghiệp đã có ba sáng tác về Trường Sa theo cảm hứng của chính mình. Đó là các bài Mùa xuân biển đảo (tháng 1-2016), Trường Sa gửi yêu thương (năm 2015) và Trường Sa xanh mà bài nào viết cũng nhanh, đầy cảm hứng.

Trâm bảo hòa âm bài Trường Sa xanh còn mới, khá mộc mạc, trong khi hai bài kia đã phối khí khá hoàn chỉnh nên khi về đất liền sẽ chỉnh sửa lại và thu âm cho thật mượt mà.

Người gợi ý cho Mai Trâm, anh Lê Duy Hưng Thịnh, cho biết qua trải nghiệm của chuyến đi và hoạt động của các thành viên, Mai Trâm đã chạm được cảm xúc để hình thành ca khúc nhanh chóng như vậy.

Bài hát đã thể hiện ba cái tứ chính truyền tải được thông điệp xanh của chuyến đi đến các quần đảo Trường Sa này.

Thứ nhất, mái tóc xanh thể hiện được tuổi thanh xuân, thanh niên. Công trình xanh trên các đảo là những hoạt động như trồng cây xanh của báo Tuổi Trẻ triển khai, là công trình lọc nước biển thành nước ngọt ở đảo Trường Sa lớn, là những sáng kiến chế phẩm vi sinh để làm sạch môi trường rác, chăn nuôi... ở đảo Trường Sa.

Thứ ba, bài hát có những câu từ toát lên khát vọng xanh của thanh niên luôn tìm sự sáng tạo, đổi mới, chinh phục trong hoạt động, công tác của mình.

“Hi vọng sau chuyến đi này, bài hát Trường Sa xanh sẽ lan tỏa được trong các bạn trẻ, có thương hiệu để phổ biến đến cho mọi người, mọi hoạt động về xanh sạch đẹp cho Trường Sa” - anh Thịnh chia sẻ.

L.NAM - V.HÙNG

VIỆT HÙNG - QUỲNH TRUNG ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tìm chìa khóa giúp Việt Nam dẫn dắt ngành thiết bị bay không người lái

Công nghiệp thiết bị bay không người lái đang tăng trưởng mạnh mẽ toàn cầu, mở ra nhiều vấn đề liên quan mà Việt Nam không thể ngoài cuộc.

Tìm chìa khóa giúp Việt Nam dẫn dắt ngành thiết bị bay không người lái

Người tiêu dùng trẻ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh

Người tiêu dùng trẻ tại Việt Nam ngày càng trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy làn sóng chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp.

Người tiêu dùng trẻ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh

Cán bộ xã vùng cao thi tiếng Anh cùng tiếp viên hàng không

Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ 2025 có nhiều cán bộ xã vùng cao, biên giới, hải đảo và tiếp viên hàng không cùng tham dự.

Cán bộ xã vùng cao thi tiếng Anh cùng tiếp viên hàng không

Nữ sinh 16 tuổi giành giải nhất viết thư UPU lấy cảm hứng từ tình yêu biển, phim Avatar, Titanic

Phạm Đoàn Minh Khuê, học sinh lớp 10C2, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng), giành giải nhất viết thư UPU.

Nữ sinh 16 tuổi giành giải nhất viết thư UPU lấy cảm hứng từ tình yêu biển, phim Avatar, Titanic

Xác minh 2 thiếu niên lái xe máy bằng chân để 'đăng lên mạng cho vui'

2 thiếu niên lái xe máy bằng chân rồi quay clip đăng lên Facebook khiến dư luận bức xúc.

Xác minh 2 thiếu niên lái xe máy bằng chân để 'đăng lên mạng cho vui'

Vụ 'bắt cóc trẻ em' ở Hải Phòng: Cháu bé và người đàn ông có quan hệ yêu đương

Cơ quan chức năng bước đầu xác định vụ việc xảy ra tại xã Vĩnh Hòa không phải bắt cóc trẻ em, mà hai người có quan hệ yêu đương.

Vụ 'bắt cóc trẻ em' ở Hải Phòng: Cháu bé và người đàn ông có quan hệ yêu đương
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar