24/01/2018 07:30 GMT+7

Mạng 5G sẽ 'đe dọa' ngành thiên văn học?

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Sự phát triển nhanh chóng của mạng 5G trong tương lai có thể đe dọa đến khả năng bắt tín hiệu từ không gian của các nhà nghiên cứu thiên văn vô tuyến.

Mạng 5G sẽ đe dọa ngành thiên văn học? - Ảnh 1.

Thế giới sẽ phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm sóng vô tuyến nghiêm trọng trong tương lai? - Ảnh: John Fowler

Theo trang Inside Science, cuối tuần qua, Hội Thiên văn Mỹ đã tổ chức một hội thảo tại tiểu bang Maryland, trong đó nêu lên một nguồn ô nhiễm mới mẻ được giới khoa học chú ý trong thời gian gần đây: sóng vô tuyến.

Mặc dù mắt người không thấy được sóng vô tuyến nhưng chúng là phần cơ bản trong phổ điện từ - dải tất cả các tần số có thể có của bức xạ điện từ, kéo dài từ tần số thấp như bức xạ vô tuyến hiện đại tới bức xạ gamma - được các nhà nghiên cứu thiên văn sử dụng để khảo sát vũ trụ.

Hiện nay, tốc độ gia tăng nhanh chóng của các công ty viễn thông không dây đang làm nhiễu loạn môi trường sóng vô tuyến.

"Trong đó tác động lớn nhất trong tương lai là mạng 5G - thế hệ tiếp theo của mạng không dây điện thoại", Harvey Liszt, một nhà nghiên cứu thiên văn vô tuyến của Đài thiên văn vô tuyến Quốc gia Mỹ ở bang Virginia cho biết.

Mạng 5G hoạt động ở các băng tần 28, 38, và 60 GHz. Theo các nhà phát minh, mạng 5G sẽ đạt tốc độ nhanh hơn gấp 100 lần so với mạng 4G.

Nhưng trước khi mạng 5G phổ biến, những thiết bị điện tử viễn thông ngày nay đã và đang "đối đầu" gay gắt với những nhiều loại bức xạ trong phổ điện từ.

Thêm nữa, các hãng vũ trụ tư nhân như Boeing và SpaceX đang lên kế hoạch phóng hàng ngàn vệ tinh với mục tiêu cung cấp Internet băng thông rộng toàn cầu.

Khi hệ thống mới này được thiết lập, chúng sẽ để lại nhiều tác động, trong đó ít nhất có thể làm nhiễu loạn phổ sóng vô tuyến mà các nhà nghiên cứu thiên văn học vô tuyến thường sử dụng khi tìm hiểu vũ trụ.  

Sóng vô tuyến có tần số thấp và năng lượng thấp hơn ánh sáng khả kiến nhưng đóng vai trò không thể thay thế trong việc khám phá những hiện tượng năng lượng thấp trong vũ trụ như hiện tượng bức xạ phông vi sóng vũ trụ còn gọi là bức xạ tàn dư vũ trụ. 

Đây là loại bức xạ điện từ được sinh ra từ thời kỳ sơ khai của vũ trụ khoảng 380.000 năm sau vụ nổ Big Bang.

Sóng vô tuyến góp phần tạo nên ngành thiên văn học vô tuyến - một phân ngành thiên văn trẻ, nghiên cứu các thiên thể thông qua bức xạ vô tuyến.

Do đó, để tránh những tác động tiêu cực trong tương lai, các nhà khoa học đang làm việc với các nhà hoạch định chính sách để hạn chế hoặc phân bố phù hợp mạng lưới viễn thông có thể ảnh hưởng đến công cuộc nghiên cứu vũ trụ.

TRỌNG NHÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm

Những bức ảnh đẹp nhất tại Giải thưởng Nhiếp ảnh gia của năm (Photographer of the Year Awards) vừa được NASA công bố.

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar