31/01/2019 14:31 GMT+7
Trở lại chủ đề

Mâm cơm ngày Tết của bà con dân tộc có gì đặc biệt?

DƯƠNG LIỄU - HÀ THANH
DƯƠNG LIỄU - HÀ THANH

TTO - Bánh chưng của đồng bào người Thái nhỏ, gói dài và được buộc thành từng cặp, tượng trưng cho tình đoàn kết giữa dân tộc Thái - Mường, tượng trưng cho tình yêu đôi lứa luôn gắn bó bền chặt.

Mâm cơm ngày Tết của bà con dân tộc có gì đặc biệt? - Ảnh 1.

Tết là dịp để bà con dân tộc nghỉ ngơi, quây quần bên mâm cơm

Nếu với người dân tộc Kinh, Tết là "thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ", thì mâm cơm tết của người dân tộc Thái, Mông… tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La không quá cầu kỳ với mâm cao cỗ đầy nhưng cũng có những quy tắc riêng không thể bỏ qua.

Mỗi gia đình đều tận dụng nguồn lương thực, thực phẩm có sẵn trong mỗi gia đình, con lợn, con gà nuôi được đều để dành đến tết. 

Tết là thời gian để mọi người cùng ngồi lại với nhau, nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả. Mâm cơm Tết còn là lời cảm tạ đến đến gia tiên, cầu cho năm mới an lành.

Mâm cơm ngày Tết của bà con dân tộc có gì đặc biệt? - Ảnh 2.

Mâm cơm Tết của mỗi vùng mang đặc trưng riêng, hầu hết thực phẩm do bà con tự nuôi trồng

Đôi tay đang thoăn thoắt chuẩn bị mâm cơm ngày tết, anh Mùa A Học (người dân tộc Mông, 29 tuổi, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ) giải thích ý nghĩa mâm cơm của dân tộc Mông như các ông các bà có câu: "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Tết đến, bà con người Mông không phân biệt giàu sang đều chuẩn bị mâm cơm ngày Tết với mong muốn cầu cho mọi người bình an, nhà nhà hạnh phúc.

"Chúng tôi mong cho mọi người có sức khỏe, chúc cho một năm mới mùa màng bội thu", Mùa A Học chia sẻ.

A Học kể, mâm cơm không thể thiếu món bánh giày dẻo thơm được làm từ những hạt gạo nếp thơm trên nương. Nhờ bàn tay khéo léo của chàng trai, cô gái dân tộc Mông chăm chỉ giã bánh giày bằng cối giã mới làm nên thức bánh dẻo và thơm lừng đến thế. 

Mâm cơm ngày Tết của bà con dân tộc có gì đặc biệt? - Ảnh 3.

Mèn mén là món ăn của bà con dân tộc Mông

Mèn mén cũng là món ăn không thể thiếu được trong mâm cơm ngày tết. Nguyên liệu chính là hạt ngô trên nương, trên rẫy được bà con đồ lên tạo mùi thơm và hương vị nồng nàn.

Ngày nay trong mâm cơm có thể cải thiện thêm những món ăn ngon hơn như thịt lợn luộc, thịt lợn nướng. Món khai vị biểu tượng của đồng bào người Mông là thạch, với biểu tượng cành hoa đào của núi rừng Tây Bắc.

Mâm cơm ngày Tết của bà con dân tộc có gì đặc biệt? - Ảnh 4.

Anh Mùa A Học giới thiệu bánh giày là món ăn không thể thiếu trong Tết của người dân tộc Mông

"Và một thức uống không thể thiếu được cho các cuộc vui kéo dài, giúp mọi người sum vầy bên nhau sau những tháng ngày lao động vất vả là rượu ngô. Rượu được ủ trong vòng 1 - 2 tháng mới chưng cất nên có vị thơm, ngọt và đặc biệt rượu không làm cho bà con đau đầu sau khi uống", anh Học chia sẻ.

Còn với mâm cơm của đồng bào dân tộc Thái, chị Đinh Thị Hằng (xã Mường Tè, huyện Vân Hồ) tự hào giới thiệu món xôi ngũ sắc đặc biệt được làm từ thứ nếp dẻo thơm là sản vật đặc trưng của địa phương. Xôi được tạo thành nhiều màu như đỏ, vàng, trắng… nhờ lá cây rừng. 

"Những lá cây này có tác dụng chữa huyết áp cao, giữ ấm cơ thể. Bà con người Thái ưa chuộng cơm nếp dẻo thơm vì làm cho cái bụng mình no kỹ, no lâu", chị Hằng cho biết.

Thịt, cá, nộm rau, bánh chưng cũng không thể thiếu. Với bà con dân tộc Thái, bánh chưng tượng trưng cho tình đoàn kết, tình yêu đôi lứa. 

Chị Hằng chia sẻ, bà con người Thái gói bánh chưng nhỏ hơn người Kinh, gói dài và được buộc thành từng cặp, tượng trưng cho tình đoàn kết giữa dân tộc Thái - Mường và cho tình yêu đôi lứa gắn bó bền chặt bên nhau.

Cùng Tuổi Trẻ Online khám phá những mâm cơm Tết đẹp mắt của bà con dân tộc:

Mâm cơm ngày Tết của bà con dân tộc có gì đặc biệt? - Ảnh 5.

Xôi ngũ sắc, thịt gà rừng, cá suối, thịt lợn...

Mâm cơm ngày Tết của bà con dân tộc có gì đặc biệt? - Ảnh 6.

Mâm cơm được bày trí bắt mắt của đồng bào dân tộc Thái bên những cành đào rừng đặc trưng của mùa xuân

Mâm cơm ngày Tết của bà con dân tộc có gì đặc biệt? - Ảnh 7.

Nồi rau củ "thập cẩm" do bà con dân tộc tự trồng, không chế biến quá cầu kỳ: đun sôi nước, luộc rau củ, thế là có mon ăn đậm chất núi rừng

Mâm cơm ngày Tết của bà con dân tộc có gì đặc biệt? - Ảnh 8.

Món bánh dẻo thơm với đủ màu sắc được "nhuộm" màu bằng các loại lá rừng, mang lại màu sắc sặc sỡ cho mâm cơm Tết

Mâm cơm ngày Tết của bà con dân tộc có gì đặc biệt? - Ảnh 9.

Cá nướng là món ăn truyền thống trong mỗi dịp Tết đến được trang trí bắt mắt

Mâm cơm ngày Tết của bà con dân tộc có gì đặc biệt? - Ảnh 10.

Thịt gà, nộm rau rừng, măng rừng, cá sông... đều là những sản vật của đồng bào dân tộc

DƯƠNG LIỄU - HÀ THANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar