27/11/2018 16:20 GMT+7

Malaysia dẹp bỏ cọ, trồng sầu riêng bán cho Trung Quốc

DUY LINH
DUY LINH

TTO - Từ những cây sầu riêng trồng sau nhà chỉ để cho vui, quy mô trồng sầu riêng ở Malaysia đang ngày càng mở rộng trước sức nóng của thị trường Trung Quốc, kéo theo cuộc cạnh tranh ngầm giữa Thái Lan và Malaysia.

Malaysia dẹp bỏ cọ, trồng sầu riêng bán cho Trung Quốc - Ảnh 1.

Thực khách ăn lẩu sầu riêng tại một nhà hàng ở Thượng Hải - Ảnh: REUTERS

Sầu riêng, thứ trái cây có vẻ ngoài gai góc và mùi không hạp với phần lớn người lần đầu ngửi qua, bị cấm tại một số sân bay, phương tiện giao thông công cộng và khách sạn ở Đông Nam Á.

Nhưng người Trung Quốc cho thấy họ là "fan" cuồng của loại trái cây này. Người ta có thể tìm thấy sữa sầu riêng, xà lách trộn sầu riêng, bánh pizza sầu riêng, bơ sầu riêng và thậm chí gần đây nhất là lẩu sầu riêng tại Trung Quốc.

Người viết đã từng chứng kiến cảnh khách du lịch Trung Quốc mỗi người đẩy đến 3 - 4 xe chất đầy các sản phẩm làm từ sầu riêng tại sân bay Suvarnabhumi (Thái Lan). 

Đó là minh chứng trực quan, còn trên con số, đó là việc 80.000 trái sầu riêng Monthong của Thái Lan - tương đương 200 tấn - đã được bán hết sạch chỉ trong vòng 1 phút trong ngày đầu tiên mở bán trên nền tảng mua sắm trực tuyến Tmall của tỉ phú Jack Ma.

"Lúc đầu tôi cực ghét sầu riêng vì mùi nó quá gớm" - cô Helen Li, 26 tuổi, nói với phóng viên Reuters khi đang cầm trên tay phần bánh pizza sầu riêng có giá 8,5 USD tại một nhà hàng chỉ chuyên bán loại bánh này ở Thượng Hải.

"Mọi thứ sẽ thay đổi khi bạn nếm thử nó, mùi vị thật sự rất ngon. Tôi nghĩ người ta có định kiến với sầu riêng vì mùi của nói" - Li chia sẻ. 

Bữa trưa diễn ra khá chóng vánh nhưng cũng như Li, gần như tất cả thực khách đều gọi món pizza sầu riêng và thưởng thức ngon lành.

Chính phủ Malaysia không nhắm mắt để cơ hội vuột khỏi tầm tay, nhất là khi họ đang sở hữu giống sầu riêng Musang King được quảng bá là ngon hơn cả Monthong của Thái Lan. 

Khuyến khích nông dân canh tác sầu riêng trên quy mô lớn, Malaysia đặt mục tiêu đến năm 2030 sầu riêng sẽ chiếm tới 50% giá trị xuất khẩu nông sản của nước này.

Hôm 26-11, tập đoàn Alibaba - gã khổng lồ trong ngành thương mại điện tử Trung Quốc của Jack Ma, đã đạt được một thỏa thuận với các nhà cung cấp sầu riêng Malaysia, mở đường cho việc sầu riêng Musang King đông lạnh nguyên trái tiến vào Trung Quốc.

Malaysia dẹp bỏ cọ, trồng sầu riêng bán cho Trung Quốc - Ảnh 2.

Pizza sầu riêng tại một nhà hàng ở Thượng Hải (Trung Quốc) - Ảnh: REUTERS

"Vàng trắng"

Lim Chin Khee, một chuyên gia tư vấn trồng sầu riêng, nhận xét ngành công nghiệp trồng sầu riêng ở Malaysia đang chuyển mình từ trồng nhỏ lẻ sang quy mô xuất khẩu toàn cầu trước nhu cầu khủng khiếp của Trung Quốc.

"Ngày nay, trồng sầu riêng đã không còn là một sở thích. Sầu riêng đã trở thành vàng trắng của ngành nông nghiệp Malaysia" - Bộ Nông nghiệp Malaysia trả lời hãng tin Reuters qua email.

Những đồn điền cọ rộng lớn đứng trước nguy cơ bị thay thế bởi sầu riêng khi các ông trùm bất động sản và những ông chủ các công ty dầu cọ - mặt hàng xuất khẩu nông nghiệp lớn nhất của Malaysia - đang tiến vào hoạt động kinh doanh loại trái cây được mệnh danh là "vàng trắng" này.

Trung Quốc là nước trả nhiều đô la nhất cho giống sầu riêng Musang King vì kết cấu cơm của nó và vị ngọt. Giá của giống sầu riêng này, hiện được trồng trên khắp Malaysia, đã tăng gần gấp bốn lần trong 5 năm qua.

Nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc tăng 15% trong năm ngoái lên gần 350.000 tấn, đạt giá trị 510 triệu USD, theo cơ sở dữ liệu thương mại của Liên Hiệp Quốc. Gần 40% trong số này là từ Thái Lan, nhà sản xuất và xuất khẩu sầu riêng hàng đầu thế giới.

Malaysia chiếm chưa tới 1%, nhưng dự kiến ​​doanh số bán hàng sang Trung Quốc sẽ tăng lên 22.061 tấn vào năm 2030 so với 14.600 tấn trong năm nay, khi giới hạn xuất khẩu sầu riêng đông lạnh nguyên trái từ Malaysia được dỡ bỏ.

Malaysia dẹp bỏ cọ, trồng sầu riêng bán cho Trung Quốc - Ảnh 3.

Người Malaysia trưng bày và giới thiệu sầu riêng Musang King tại một lễ hội trái cây ở Nam Ninh (Trung Quốc) - Ảnh: REUTERS

Có thể kể ra một vài cái tên ở Malaysia đang lăm le tiếng vào thị trường hơn 1 tỉ dân. Chẳng hạn, công ty dầu cọ quốc doanh Felda cho biết Bộ Nông nghiệp Malaysia đã bắt đầu trồng sầu riêng trên đất của công ty này trong năm nay.

PLS Plantations, một công ty xây dựng và trồng cọ dưới sự điều hành của Lim Kang Hoo - một nhà quản lý bất động sản có tiếng ở Malaysia, hồi tháng rồi cho biết họ sẽ đổ 5 triệu USD vào một công ty chuyên xuất khẩu sầu riêng.

M7 Plantation Bhd, một công ty tư nhân được thành lập năm ngoái, đang phát triển một khu đất rộng hơn 4.000 ha ở Gua Musang, quê hương của giống sầu riêng Musang King và bán cây sầu riêng giống với giá 5.000 ringgit/cây (1.200 USD, khoảng 28 triệu đồng Việt Nam).

"Chúng tôi thành lập công ty bởi vì chúng tôi thấy tiềm năng trong ngành, mục tiêu chính là Trung Quốc" - Giám đốc điều hành Ng Lee Chin tự hào nói rằng hầu hết người mua của cô là từ Trung Quốc.

Trồng sầu riêng sẽ hủy hoại môi trường?

Các đồn điền sầu riêng của Malaysia đã bao phủ 72.000 ha trong năm ngoái nhưng diện tích trồng sầu riêng đang tăng lên. Một số khu vực có truyền thống trồng cọ đang chuyển sang trồng sầu riêng vì nó được xem là sinh lợi nhiều hơn.

Hồi tháng 3-2018, cựu bộ trưởng nông nghiệp Malaysia từng ước tính rằng một hecta sầu riêng Musang King có thể mang lại doanh thu gần gấp 9 lần so với một ha trồng cọ.

Đơn cử như tại bang Sabah, một số đất canh tác sầu riêng sẽ đến từ việc chuyển đổi các khu đất trồng cọ, Bộ Nông nghiệp Malaysia cho biết, đồng thời tiết lộ đang có kế hoạch mở rộng thêm 5.000 ha trong thời gian tới.

Tuy nhiên, sự gia tăng diện tích canh tác sầu riêng đã làm dấy lên mối lo ngại rằng nó sẽ đi vào vết xe đổ phá hủy môi trường tương tự như việc trồng cọ.

Ngành công nghiệp dầu cọ ở Malaysia bị buộc phải chịu trách nhiệm cho những vụ phá rừng quy mô lớn, bao gồm cả các khu rừng nhiệt đới phong phú ở nước này.

Hồi tháng trước, tờ The Star, một tờ báo địa phương, ước tính khoảng 1.200 ha đất gần khu bảo tồn rừng ở bang Pahang, nơi có loài hổ đang bị đe dọa nghiêm trọng, sẽ bị tàn phá và được thay thế bởi những đồn điền Musang King trước nhu cầu của Trung Quốc.

TTO - Vì những lý do khác nhau, Thái Lan và Singapore đang đứng ngồi không yên vì Malaysia lăm le tìm đường xuất khẩu sầu riêng vào Trung Quốc, thị trường đang hút hàng với giá cao.

DUY LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhận thân dưỡng già: Hiện tượng mới trong xã hội Trung Quốc

Hiện tượng "nhận thân dưỡng già" lan rộng trên mạng xã hội Trung Quốc khi người trẻ tìm cha mẹ nuôi còn người già tìm con nuôi, phản ánh nhu cầu tình cảm trong một xã hội đang già hóa nhanh chóng.

Nhận thân dưỡng già: Hiện tượng mới trong xã hội Trung Quốc

Nghi có bom, máy bay phải chuyển hướng trên đường băng ở California

Một người đã bị bắt giữ và gần 300 người đã được sơ tán khỏi chuyến bay của Hãng Hawaiian Airlines, sau khi có tin báo về khả năng máy bay bị đe dọa đánh bom.

Nghi có bom, máy bay phải chuyển hướng trên đường băng ở California

Ông Medvedev: Ukraine có 'một cơ hội cuối cùng'

Ông Medvedev cảnh báo Ukraine có cơ hội cuối cùng để duy trì một dạng nhà nước sau khi xung đột kết thúc, khẳng định Nga vẫn sẵn sàng đàm phán.

Ông Medvedev: Ukraine có 'một cơ hội cuối cùng'

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Thông tin nói rằng cụm từ "AstraZeneca" được dịch thành "con đường tới cái chết" trên Google Dịch đang lan truyền rộng rãi, nhưng các nhà ngôn ngữ học khẳng định đây chỉ là tin đồn thêu dệt.

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Ngày 21-5, Trung Quốc lên án các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Mỹ, gọi đây là hành vi "bắt nạt", đồng thời cảnh báo sẽ có hành động đáp trả.

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Taku Eto tuyên bố từ chức sau phát ngôn gây bức xúc dư luận khi ông nói rằng mình “chưa bao giờ phải mua gạo” trong bối cảnh giá gạo tăng cao.

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar