24/07/2024 16:09 GMT+7

Mai mực hot trend trên mạng xã hội, có thực sự chữa đau dạ dày?

Gần đây mai mực được chia sẻ rầm rộ trên các trang mạng vì có tác dụng chữa được bệnh viêm loét dạ dày, ợ chua, đầy hơi…

Mai mực được rao bán trên mạng xã hội có công dụng điều trị một số bệnh, với giá từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng - Ảnh: Mạng xã hội

Mai mực được rao bán trên mạng xã hội có công dụng điều trị một số bệnh, với giá từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng - Ảnh: Mạng xã hội

Trào lưu sử dụng mai mực chữa đau dạ dày

Gần đây trào lưu sử dụng mai mực làm các bài thuốc đang được chia sẻ rầm rộ trên khắp mạng xã hội.

Theo các bài viết được chia sẻ, đây là bài thuốc đông y được lưu truyền từ nhiều đời nay, có tác dụng chữa bệnh: viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, ợ chua, khó tiêu… Chỉ cần cạo mai mực đã khô thành bột, sau đó trộn với tinh bột nghệ vo thành viên và uống. Hoặc tán nhỏ mai mực thành bột rắc lên vết thương để cầm máu.

Chị Đ.H. (33 tuổi, TP Thủ Đức) cho biết: "Tôi mắc bệnh đau dạ dày từ nhiều năm nay nhưng bệnh vẫn chưa hết. Thấy mọi người gần đây chia sẻ có thể tán mai mực thành bột uống chữa viêm loét dạ dày hiệu quả nên muốn mua về dùng, nhưng tôi chưa biết công dụng thực sự ra sao?".

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ThS.BS Dương Phan Nguyên Đức - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cơ sở 3 - cho biết mai mực (hay còn gọi là ô tặc cốt) là phần “nội xương” của loài mực nang, màu trắng, nhẹ, giòn, có vị mặn của loài mực như Sepia esculenta, Sepia andreana…

Theo GS Đỗ Tất Lợi, trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, loài mực nang Sepia esculenta thường được dùng làm thuốc vì có mai lớn, dẹt, dài 10-20cm, rộng 5-8cm.

Mai mực là một vị thuốc có nhiều công dụng để chữa bệnh và phòng bệnh theo y học cổ truyền. Theo y văn, mai mực được thu từ mực bắt ngoài biển, thời gian tốt nhất để lấy là vào mùa thu hằng năm.

Sau đó được rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, rồi nghiền thành bột hoặc cắt miếng nhỏ để dùng trong các bài thuốc.

Theo y học hiện đại, nhiều nghiên cứu cho thấy mai mực chứa nhiều thành phần quan trọng, chủ yếu là các khoảng chất và hợp chất hữu cơ.

Cụ thể như calci carbonat chiếm 85-90%, là nguồn cung cấp canxi dồi dào; calci phosphat giúp bổ sung thêm khoáng chất cần thiết; chitin và protein có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn…

Các nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng mai mực có nhiều công dụng y học quan trọng, trong đó nổi bật là: Khả năng trung hòa acid dạ dày, giúp giảm triệu chứng đau dạ dày, viêm loét dạ dày hiệu quả, điều trị các bệnh nhiễm trùng, viêm da, giúp cải thiện mật độ xương, phòng ngừa loãng xương hiệu quả.

Theo y học cổ truyền, mai mực có vị mặn, tính bình… được sử dụng trong các bài thuốc để điều trị các bệnh lý liên quan đến chức năng của các tạng phủ này như: cầm máu, giảm đau, điều trị đau dạ dày,…

Cụ thể với bài thuốc chữa đau dạ dày gồm: mai mực 12g, bạch truật 8g, cam thảo 4g, đương quy 6g, tán thành bột, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần, uống trước bữa ăn.

Dược điển Việt Nam ghi nhận mai mực là một vị thuốc có nhiều công dụng trong điều trị bệnh dạ dày, cầm máu và bổ sung canxi.

Người sử dụng mai mực cần lưu ý gì?

Bác sĩ Đức cho biết thêm với những công dụng trên, mai mực là một vị thuốc quý, có thể giúp phòng và điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, các bằng chứng hiện có về tác dụng dược lý của mai mực chỉ mới trên các nghiên cứu trong ống nghiệm và trên động vật, chưa có thử nghiệm lâm sàng trên người.

Ngoài ra, mai mực nên được phối hợp trong các bài thuốc y học cổ truyền phù hợp để phát huy tác dụng và đảm bảo phù hợp với tình trạng của từng người bệnh.

Vì vậy việc sử dụng cần phải có chỉ định phù hợp từ bác sĩ y học cổ truyền, vì dược tính của nó khá mạnh. Sử dụng quá liều có thể gây nên tình trạng khó tiêu, táo bón.

Đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần phải cân nhắc kỹ. Đặc biệt chú ý ở người có ghi nhận tình trạng dị ứng với hải sản.

“Một số thuốc có thể tương tác với mai mực như thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, calci… vì thế không nên tự ý sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào khi chưa có chỉ định của chuyên gia. Tránh những biến chứng, tác dụng không mong muốn hoặc làm tình trạng bệnh nặng thêm”, bác sĩ Đức lưu ý.

Tự kích thích huyệt tay chân để chữa đau loét dạ dày - tá tràng

Loét dạ dày - tá tràng là bệnh thường gặp ở tuổi 20 - 60. Nhưng có phương pháp trị liệu hiệu quả nhất để cắt cơn đau, loét dạ dày là kích thích huyệt vị phản xạ ở tay và chân.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Sau thông tin vụ 2 mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, bạn đọc mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

Hằng năm khoa phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức thực hiện khoảng 2.000 ca mổ dị tật, trong đó hơn 2/3 liên quan đến hệ tiết niệu - sinh dục. Tuy nhiên đây là nhóm dị tật dễ bị bỏ sót bởi nằm ở vùng kín, phụ huynh ít để ý hoặc e ngại.

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Vì sao 'một số môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45' nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, tranh luận từ độc giả.

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhận định từ quầy thuốc bệnh viện đến căng tin, hoàn toàn có thể tiềm ẩn nguy cơ hàng kém chất lượng tuồn vào.

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Bé trai này bị đau bụng bên trái và sốt kéo dài suốt nhiều tháng. Các bác sĩ phát hiện nguyên nhân là một cây tăm xỉa răng nằm trong bụng, gây xuyên tá tràng.

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại

Tập luyện thể dục thể thao được xem là cách thức rất tốt để giúp cơ thể chống chọi với dịch bệnh, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 đang quay trở lại.

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar