30/12/2021 21:57 GMT+7

Mặc áo dài vô bảo tàng bị thu phí chụp ảnh: Lỗi ở... cô bán vé

MAI THỤY
MAI THỤY

TTO - Liên quan đến vụ việc một số bạn trẻ, nhóm văn hóa phản ứng Bảo tàng TP.HCM đã bán vé chụp ảnh chuyên nghiệp đối với khách tham quan mặc áo dài, giám đốc Bảo tàng TP.HCM vừa có phản hồi.

Mặc áo dài vô bảo tàng bị thu phí chụp ảnh: Lỗi ở... cô bán vé - Ảnh 1.

Chuyến tham quan Bảo tàng TP.HCM của nhóm tiến sĩ Đoàn Thành Lộc vào sáng 26-12 - Ảnh: NVCC

Sau bài viết 'Người bình thường không ai mặc áo dài đi ngoài đường', bà Phạm Dương Mỹ Thu Huyền - giám đốc Bảo tàng TP.HCM - đã có cuộc gặp hôm 30-12 với Tuổi Trẻ Online để làm rõ vấn đề.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà Thu Huyền chia sẻ: "Nhân viên bán vé là một người mới vào làm nên chưa có kinh nghiệm và chưa khéo trong cách ứng xử với khách tham quan. Khi cô ấy thấy các bạn mặc áo dài ngũ thân thì thấy lạ vì không hiểu đó là trang phục như thế nào.

Lúc các bạn vào, các bạn cũng không có sự thống nhất, bạn thì nói vào tham quan, bạn thì nói tổ chức sự kiện, có người nói chụp hình, người nói không chụp hình nên nhân viên bán vé cho rằng nhóm vào tổ chức sự kiện, có chụp hình và bán theo mức giá vé này".

Mặc áo dài vô bảo tàng bị thu phí chụp ảnh: Lỗi ở... cô bán vé - Ảnh 2.

Bảng giá vé niêm yết - Ảnh: BẢO TÀNG TP.HCM

Trước đó, theo tiến sĩ Đoàn Thành Lộc, vào sáng 26-12, khi anh và một nhóm bạn trẻ đến Bảo tàng TP.HCM (65 Lý Tự Trọng, Q.1) để tham quan, nhân viên bán vé đã yêu cầu nhóm anh mua theo giá vé chụp hình với lập luận nhóm này đang mặc áo dài, tức là đầu tư trang phục để chụp ảnh và nói "Người bình thường không ai mặc áo dài đi chơi".

Sau một hồi "đấu tranh" để được mua giá vé loại thường, nhóm tiến sĩ Đoàn Thành Lộc đã vào trong tham quan. Tuy nhiên, suốt quá trình, nhân viên bảo vệ của bảo tàng đã đi theo để ghi hình làm bằng chứng nhóm này không chụp ảnh như cam kết.

Xoay quanh phát ngôn trên của nhân viên bán vé, bà Thu Huyền trả lời: "Tôi không nghĩ câu đó là nguyên văn như vậy. Khi diễn giải lại thì câu chữ có thể khác nhau một chút. Tôi nghĩ đây là do sự không khéo léo, linh hoạt chứ không phải là quan điểm về trang phục áo dài".

Bà Thu Huyền cũng nói thêm, bảo vệ chỉ quay phim để… xem chơi vì thấy áo dài này lạ. Việc đi theo khách để quay phim, chụp hình không phải là chủ trương của bảo tàng trong cách ứng xử với khách tham quan. Sau khi vụ việc diễn ra, bảo tàng đã họp lại để rút kinh nghiệm.

Mặc áo dài vô bảo tàng bị thu phí chụp ảnh: Lỗi ở... cô bán vé - Ảnh 3.

Biên lai mua vé 1 triệu đồng của nhóm Đại Nam Hội Quán - Ảnh: NVCC

Trước trường hợp của tiến sĩ Đoàn Thành Lộc, nhóm các bạn trẻ yêu văn hóa truyền thống Đại Nam Hội Quán cũng gặp sự việc tương tự vào ngày 19-12 và phải trả mức vé 1 triệu đồng cho 12 thành viên vào tham quan. Trong khi đó, mức vé thông thường cho 1 khách chỉ là 30.000 đồng.

Trong cuộc gặp với phóng viên, bà Thu Huyền nhận định: "Bảng giá bảo tàng đã công khai, nếu các bạn đã vô rồi, đã mua rồi có nghĩa là các bạn cũng chấp nhận. Đây là dịch vụ công, cho nên tôi nghĩ không phải như ở ngoài thị trường mà có sự ép uổng gì!

Qua sự việc lần này, bảo tàng sẽ ghi nhận để điều chỉnh lại và phục vụ khách tốt hơn. Từ trước đến nay, bảo tàng rất trân trọng áo dài truyền thống, đây chỉ là sự cố trong việc ứng xử với khách".

"Nếu thật sự các bạn không chụp hình, các bạn có thể phản ánh và bảo tàng sẵn sàng gửi lại tiền" - bà Thu Huyền nói thêm.

Từng nhận nhiều đánh giá tiêu cực trên Google về giá vé

Chỉ riêng chuyện giá vé chụp ảnh, Bảo tàng TP.HCM đã nhận hàng loạt đánh giá 1 sao trên Google từ vài năm trở lại đây.

"Mình rất thất vọng về thái độ của chị nhân viên bán vé ở cổng khi biết chúng mình là khách du lịch. Giá niêm yết là 30.000 đồng để tham quan, 20.000 đồng nếu mang theo camera nhưng khi vừa vào đã bị chị bảo mua vé 400.000 đồng - vé chụp ảnh cưới.

Bọn mình giải thích là chỉ vào tham quan và chụp vài bức ảnh lưu niệm chứ không phải chụp để kinh doanh. Nhưng vừa vào được 10 phút thì đã bị bắt ra đổi thành vé 400.000 đồng vì nói rằng chúng mình không tham quan hiện vật mà chỉ đứng chụp ảnh trong khi mới vào được có 1 chút. Mình có hỏi những người khác đang chụp ảnh thì mọi người cũng chỉ mua vé 30.000 đồng thôi.

Mình cũng có hỏi mấy chị nhân viên ngồi tầng 1 trong bảo tàng thì các chị cũng bảo không sao, nhưng mà chị bán vé ngoài cổng lại khẳng định là chúng mình không hề tham quan. Thế nên là về luôn. Mất cả vui. Thái độ thế này thì làm sao khách du lịch quay lại được?" - một nhận xét của bạn Mtrang viết.

267079317_455550802631575_1667776196360242411_n

Đánh giá của bạn Mtrang trên trang Google - Ảnh: Chụp màn hình

'Người bình thường không ai mặc áo dài đi ngoài đường'

TTO - Mặc áo dài truyền thống đi tham quan Bảo tàng TP.HCM, nhiều người bị thu phí dành cho… êkip chụp hình chuyên nghiệp. Theo tiến sĩ Đoàn Thành Lộc, một nhân viên bán vé nơi đây bảo: "Người bình thường không ai mặc áo dài đi chơi".

MAI THỤY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar