20/03/2016 09:49 GMT+7

Mã hóa án lệ hay không?

HOÀNG ĐIỆP (hoangdiep@tuoitre.com.vn)
HOÀNG ĐIỆP ([email protected])

TT - Nhiều chuyên gia cho rằng việc mã hóa án lệ là không cần thiết bởi tất cả các bản án này đều đã được tòa xét xử công khai.

Ông Trương Hòa Bình, chánh án TAND tối cao (giữa), trao đổi với các đại biểu tham dự hội thảo - Ảnh: Tự Trung

“Đọc các bản án mẫu này, tôi thấy hội đồng xét xử rất khổ khi lựa chọn những căn cứ để bênh vực người yếu thế, như chuyện Việt kiều gửi tiền về Việt Nam nhờ mua nhà rồi bị chiếm đoạt dẫn đến tranh chấp. Tôi nghĩ có nhiều thẩm phán tuyên các bản án xong thì không thể nào ngủ được khi tìm ra căn cứ pháp lý trong sự nhập nhằng, hỗn loạn của pháp luật

PGS.TS Phạm Duy Nghĩa

Mã hóa án lệ hay không; bản án có cần được biên tập trước khi công nhận là án lệ hay không... là những vấn đề đã được tranh luận trong buổi hội thảo lấy ý kiến đối với 35 bản án, quyết định được chọn là nguồn để phát triển án lệ do TAND tối cao tổ chức ngày 19-3 tại TP.HCM.

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia cho rằng việc mã hóa án lệ là không cần thiết bởi tất cả các bản án này đều đã được tòa xét xử công khai. Tuy nhiên, luật sư Trương Trọng Nghĩa (đại biểu Quốc hội) lại cho rằng có nhiều lý do cần thiết để nên mã hóa án lệ.

Không nên quan tâm đến thông tin cá nhân

Theo luật sư Trương Trọng Nghĩa, bản án dù được xét xử công khai nhưng khi nêu rõ ràng tên tuổi, địa chỉ của đương sự liên quan đến bản án để phát hành thành sách thì rất có thể có tác động xấu đến các đương sự, hoặc án lệ được phát hành công khai sẽ ảnh hưởng xấu đến người thân, gia đình, con cái của những đương sự được nêu tên trong bản án.

“Kinh nghiệm của các nước là giữ nguyên tên đương sự vì án xử công khai, riêng tôi cho rằng nên mã hóa tên và địa chỉ của đương sự, bởi đây là vấn đề đã qua rồi. Việc mã hóa này không ảnh hưởng đến nhận thức của án lệ” - ông Nghĩa nói.

“Có ý kiến cho rằng thẩm phán, luật sư và hội thẩm nhân dân chỉ xem xét các nguyên tắc, đường lối xét xử, giải thích pháp luật đã được áp dụng trong án lệ chứ không nên quan tâm đến thông tin cá nhân của đương sự trong án lệ.

Tôi cho rằng cần giữ nguyên các tình tiết của vụ án, bởi các tình tiết này rất quan trọng để hiểu, đánh giá và áp dụng án lệ. Nghĩa là nên giữ nguyên văn phần trích dẫn án lệ” - ông Nghĩa góp ý thêm.

Tranh luận về ý kiến của ông Trương Trọng Nghĩa, luật sư Trương Thị Hòa (Đoàn luật sư TP.HCM) khẳng định việc sử dụng tên thật của các đương sự trong án lệ là không vi phạm pháp luật, bởi vậy không cần thiết mã hóa án lệ làm gì.

Cùng quan điểm với bà Trương Thị Hòa là PGS.TS Phạm Duy Nghĩa (Trưởng khoa luật Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) và PGS.TS Đỗ Văn Đại (trưởng khoa luật dân sự Trường ĐH Luật TP.HCM).

TS Đại kể ra sự bất tiện khi mã hóa các bản án, quyết định giám đốc thẩm, chẳng hạn: có ba người tên Nghĩa, Nhân, Nam trong một bản án, "nếu viết tắt hết thì người đọc, sinh viên, người nghiên cứu không thể nào hiểu được, rối tinh hết cả".

Vì vậy, theo ông, đã xét xử công khai thì cứ công khai tên tuổi.

Biên tập hay không biên tập bản án?

PGS.TS Phạm Duy Nghĩa cho rằng phải có một đơn vị biên tập, chịu trách nhiệm xuất bản lại cho phù hợp hơn với mục đích phát triển từ án mẫu, án chọn thành án lệ.

Ông cho rằng do nhu cầu cần thiết của sinh viên, giáo viên, nhà nghiên cứu, giới luật sư, thẩm phán... đối với án lệ nên TAND tối cao hoàn toàn có thể xuất bản án lệ để bán. Do đó, cần cẩn trọng trong khâu biên tập để có được bản án hoàn chỉnh.

Luật sư Trương Trọng Nghĩa thì nói rằng cần thiết phải giữ nguyên mẫu bản án chứ không thể biên tập. Bởi, căn cứ và cách giải thích pháp luật của mỗi bản án, quyết định chính là yếu tố quan trọng thể hiện trình độ của các thẩm phán, chính vì vậy nên bản án mới được lựa chọn.

Tuy nhiên, chia sẻ với ông Phạm Duy Nghĩa, ông Trương Trọng Nghĩa cũng cho rằng TAND tối cao nên chuẩn hóa năng lực soạn án văn của các thẩm phán.

“Bởi sản phẩm của thẩm phán là án văn. Tôi đọc các án văn ở nước ngoài thấy các án văn đó cực kỳ hay và xuất sắc. Hiện nay án văn của ta còn sơ lược, thậm chí có những câu đọc mà không hiểu thẩm phán muốn thể hiện điều gì” - ông Trương Trọng Nghĩa nói.

Tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu, Ủy viên Bộ Chính trị, Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình cho rằng: Việc lựa chọn và xây dựng, áp dụng án lệ là một trong những nhiệm vụ mới, quan trọng mà Hội đồng thẩm phán TAND tối cao và chánh án TAND tối cao phải thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, trong bối cảnh đòi hỏi của người dân và xã hội đối với công tác tòa án ngày càng cao;

Những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án đang gia tăng cả về số lượng và mức độ phức tạp; nhiều quy định của pháp luật còn chưa rõ; còn có những vấn đề chưa được pháp luật quy định cụ thể.

Việc áp dụng án lệ trong các phán quyết của tòa án chính là phương thức hiệu quả để khắc phục các khiếm khuyết của pháp luật, bảo đảm việc áp dụng pháp luật thống nhất trong xét xử.

“Trong bối cảnh nước ta đang tích cực đổi mới trên nhiều lĩnh vực, hội nhập quốc tế thì việc áp dụng án lệ trong xét xử sẽ góp phần nâng cao năng lực của tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự, thương mại, đặc biệt là những tranh chấp có yếu tố nước ngoài, bảo đảm các phán quyết của tòa án công khai, minh bạch, thống nhất, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế - đây là yêu cầu cấp thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, củng cố niềm tin nhằm thu hút tối đa đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” - ông Trương Hòa Bình nói.

Chọn 10-15 bản án mẫu thành án lệ

Đó là ý kiến của ông Trương Hòa Bình - ủy viên Bộ Chính trị, chánh án TAND tối cao. Ông Bình cho rằng góp ý của các đại biểu về việc có mã hóa án lệ hay không sẽ được bàn bạc và tiếp thu.

Sắp tới sẽ có hai tập sách được phát hành, đó là cuốn sách in các quyết định giám đốc thẩm và cuốn về các án lệ. Để phát triển án lệ, mỗi quý TAND tối cao sẽ tổ chức hội nghị về án lệ một lần. Dự kiến quý 2-2016 sẽ có tập án lệ đầu tiên.

HOÀNG ĐIỆP ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắt giam nam thanh niên dùng vỏ chai đánh người nước ngoài trên đường Bùi Viện

Công an TP.HCM đã bắt khẩn cấp đối với nam thanh niên dùng vỏ chai tấn công người nước ngoài trên đường Bùi Viện (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1) đêm 17-5.

Bắt giam nam thanh niên dùng vỏ chai đánh người nước ngoài trên đường Bùi Viện

Trung tướng Tô Ân Xô - trợ lý Tổng Bí thư được tặng Huân chương Quân công hạng ba

Trung tướng Tô Ân Xô, trợ lý Tổng Bí thư, phụ trách Văn phòng Tổng Bí thư, vừa được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, xây dựng lực lượng Công an nhân dân.

Trung tướng Tô Ân Xô - trợ lý Tổng Bí thư được tặng Huân chương Quân công hạng ba

Bị cáo 28 tuổi nhận án tử hình vì tội mua bán ma túy

TAND tỉnh Phú Yên chiều nay 19-5 đã tuyên tử hình bị cáo Nguyễn Quốc Tiến, 28 tuổi, về tội "mua bán trái phép chất ma túy".

Bị cáo 28 tuổi nhận án tử hình vì tội mua bán ma túy

Công an đề nghị TP Quảng Ngãi cung cấp thông tin nhiều gói thầu

Công an tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu UBND TP Quảng Ngãi cung cấp thông tin tài liệu liên quan đến các gói thầu mà Công ty Hoàng Hạ và Công ty Hưng Thịnh 25-29 đã tham gia từ năm 2009 đến nay.

Công an đề nghị TP Quảng Ngãi cung cấp thông tin nhiều gói thầu

Bắt nữ nghi phạm mua bán ma túy trốn chạy trên xe khách

Nữ nghi phạm mua bán trái phép chất ma túy đi xe khách từ Bắc vào Nam, bị lực lượng cảnh sát giao thông Phú Yên phối hợp bắt giữ.

Bắt nữ nghi phạm mua bán ma túy trốn chạy trên xe khách

Cảnh sát mật phục xuyên đêm, bắt giữ đối tượng trộm cáp quang trên cao tốc TP.HCM - Long Thành

Bằng biện pháp nghiệp vụ và điều tra cơ bản, lực lượng chức năng đã bố trí mật phục tại nhiều điểm xung quanh vị trí mất cáp từ 23h ngày 18-5. Đến khoảng 4h ngày 19-5, nghi can cùng tang vật bị bắt giữ tại Km17 của cao tốc.

Cảnh sát mật phục xuyên đêm, bắt giữ đối tượng trộm cáp quang trên cao tốc TP.HCM - Long Thành
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar