29/09/2020 19:12 GMT+7

'Lý thuyết suông thì du học Mỹ, Pháp cũng không được việc, phải xắn tay với anh em'

HỒNG QUÂN
HỒNG QUÂN

TTO - Làm việc bằng trái tim, làm việc bằng đam mê, học từ thực tế, gian khổ sinh sáng kiến là những tâm sự, lời khuyên của những anh công nhân, kỹ sư trẻ với các sáng kiến đang làm lợi hàng trăm nghìn tỉ đồng mỗi năm cho đất nước.

Đại hội thi đua yêu nước công nhân viên chức lao động lần thứ X năm 2020 do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức là "điểm đến" hội tụ các gương mặt người lao động tiêu biểu với những sáng kiến đang làm lợi hàng trăm nghìn tỉ đồng mỗi năm.

‘Làm việc gì cũng phải làm bằng trái tim’

Lý thuyết suông thì du học Mỹ, Pháp cũng không được việc, phải xắn tay với anh em - Ảnh 1.

Năm 2018, anh Đoàn Văn Tiến đã có sáng kiến "Giảm thời gian cấp dầu chống gỉ và đảm bảo chống gỉ chi tiết", mỗi năm làm lợi cho doanh nghiệp gần 180 triệu đồng - Ảnh: HỒNG QUÂN

Năm 2018, anh Đoàn Văn Tiến (sinh năm 1987) - quản đốc bộ phận bảo an, Công ty TNHH sản xuất phụ tùng Yamaha Motor Việt Nam - nhận thấy từ thực tế sản xuất, nhiều công nhân mới vào nghề chưa quen máy móc nếu bất cẩn rất dễ dẫn đến tai nạn lao động đáng tiếc. 

Vì vậy, anh đã thực nghiệm rồi đưa bằng chứng (hình ảnh, video) cho trưởng phòng phụ trách phân xưởng để kiến nghị lên cấp trên, từ đó giảm thiểu nguy cơ tai nạn.

Dù vậy, anh Tiến chỉ khiêm tốn nói: "Đã xác định đi làm công nhân thì phải cố gắng thật tốt, sau này có điều kiện thì học hành thêm để tìm kiếm cơ hội tốt hơn. 

Làm công việc gì cũng phải làm bằng trái tim thì công việc mới trơn tru, mang lại lợi ích cho nơi mình làm và tăng thu nhập giúp đỡ gia đình".

Lý thuyết suông thì du học Mỹ, Pháp cũng không được việc, phải xắn tay với anh em - Ảnh 2.

Anh Đoàn Văn Tiến kiểm tra máy móc để đảm bảo an toàn trong phân xưởng - Ảnh: NVCC

Hàng ngàn USD được tiết kiệm sau khi cải tiến

Anh Nguyễn Viết Nam (sinh năm 1984) - kỹ sư hiệu chuẩn Công ty TNHH Fujikura Fiber Optics Việt Nam - là gương mặt nổi bật với sáng kiến "Nâng cao năng lực của thiết bị đo phản xạ quang trong hệ thống đo". Anh và cộng sự đã cải tiến những chiếc máy cũ với độ nhạy cao hơn, đáp ứng đơn hàng chất lượng cao và tiết kiệm chi phí mua máy mới (47.000 USD/máy).

Lý thuyết suông thì du học Mỹ, Pháp cũng không được việc, phải xắn tay với anh em - Ảnh 3.

Anh Nguyễn Viết Nam - kỹ sư hiệu chuẩn Công ty TNHH Fujikura Fiber Optics Việt Nam - Ảnh: HỒNG QUÂN

Anh Nam chia sẻ, quy trình thao tác trên màn hình máy cũ nhiều bước phức tạp. Đặc biệt, khi sử dụng với tần suất cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, như đau đầu và mỏi mắt. Từ đó, anh Nam đã nghiên cứu thêm tài liệu quang học để tìm ra giải pháp nâng cấp, cải tiến máy sao cho đơn giản, thuận tiện nhất. 

"Mặc dù có khi kiến nghị 2 - 3 lần không được thông qua vì chi phí thử nghiệm 400 - 500 triệu đồng, nhưng nghĩ đến anh em công nhân vui sướng báo lại các sáng kiến khiến công việc trơn tru hơn, mình càng quyết tâm xin cấp trên thông qua", anh Nam thổ lộ. 

Sáng kiến sinh ra từ thực tế

Trong số những sáng kiến làm lợi, đề tài "Lò hơi phụ trợ nhà máy hơi" làm lợi hơn 79 tỉ đồng/năm cho Nhà máy Đạm Cà Mau của anh Nguyễn Văn Sơn (sinh năm 1978) được nhiều người khâm phục. 

Lý thuyết suông thì du học Mỹ, Pháp cũng không được việc, phải xắn tay với anh em - Ảnh 4.

Anh Nguyễn Văn Sơn - quản đốc xưởng phụ trợ Nhà máy Đạm Cà Mau - Ảnh: HỒNG QUÂN

Anh Sơn cho biết lò hơi cao áp nhập từ Trung Quốc thiết kế theo nguyên lý 1 chiều. Sau đó, từ vốn kiến thức đã học, anh Sơn đã hiệu chỉnh lò hơi cân bằng theo nguyên lý 2 dòng chảy, tiết kiệm được chi phí vận hành (10 tấn hơi/giờ). 

Lý thuyết suông thì du học Mỹ, Pháp cũng không được việc, phải xắn tay với anh em - Ảnh 5.

Anh Nguyễn Văn Sơn nói: "Nhiều người học nước ngoài như Mỹ, Pháp... về mà chỉ lý thuyết suông thì không làm được đâu, phải vào việc, vào thực địa, xắn tay làm với anh em công nhân mới hiểu được khó khăn, từ đó nảy sinh các sáng kiến để công việc bớt vất vả" - Ảnh: NVCC

"Thực ra, người mới vào thường học việc là chính, muốn có sáng kiến phải trải qua trải nghiệm thực tế. Vì thế, cứ làm đi, đi làm sẽ phát sinh khó khăn, từ đấy sẽ có sáng kiến khắc phục. Phải luôn suy nghĩ xem quy trình sản xuất đã tối ưu chưa? Có thể nâng công suất thêm nữa không?... Yêu nghề, giỏi mấy cũng phải học trong thực tế, học lý thuyết suông không thể nào phát huy tài năng được" - anh Sơn đưa ra lời khuyên. 

'Trong giáo dục, không nên thỏa hiệp vì lợi ích vật chất'

TTO - Đó là quan điểm của Hoàng Anh Đức (30 tuổi), tốt nghiệp thủ khoa thạc sĩ khoa học quản lý Trường Quản lý Maastrich (Hà Lan), 1 trong 30 gương mặt trẻ có ảnh hưởng của Forbes, người từng từ chối lời mời việc lương cao để theo đuổi Edlab Asia.

HỒNG QUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Báo Tuổi Trẻ tặng danh hiệu 'Bạn đồng hành quanh tôi' cho người lái drone cứu 2 trẻ kẹt lũ

Ban biên tập báo Tuổi Trẻ quyết định tặng anh Trần Văn Nghĩa, người đã lái drone cứu 2 trẻ mắc kẹt trên sông Ba ngày 3-7, danh hiệu 'Bạn đồng hành quanh tôi'. Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cũng quyết định tặng anh Nghĩa bằng khen.

Báo Tuổi Trẻ tặng danh hiệu 'Bạn đồng hành quanh tôi' cho người lái drone cứu 2 trẻ kẹt lũ

‘Biến rác thành chữ’ giúp ngôi trường nghèo ở Indonesia giành giải Trường học lành mạnh nhất AIA

Từ những chai nhựa, lốp xe cũ và rác sinh hoạt, thầy trò một trường tiểu học trên đảo Rote Ndao (Indonesia) đã tạo nên bảng chữ cái, bàn ghế học tập, vườn rau và cả phân bón hỗ trợ nông dân.

‘Biến rác thành chữ’ giúp ngôi trường nghèo ở Indonesia giành giải Trường học lành mạnh nhất AIA

Bộ Nội vụ sẽ trình nghị định mở rộng chính sách ưu đãi người có công

Bộ Nội vụ sẽ trình Chính phủ ban hành hai nghị định quan trọng về ưu đãi người có công và trợ cấp cho thanh niên xung phong, trong đó có điều chỉnh chính sách tốt hơn.

Bộ Nội vụ sẽ trình nghị định mở rộng chính sách ưu đãi người có công

Người từng nhận giải thưởng Thanh niên sống đẹp nộp hồ sơ xét tặng lần nữa

Ca sĩ Hà Myo (Nguyễn Thị Ngọc Hà) nhận giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2022, tiếp tục nộp hồ sơ xét tặng giải thưởng này trong năm nay.

Người từng nhận giải thưởng Thanh niên sống đẹp nộp hồ sơ xét tặng lần nữa

1,8 triệu tấn rác nhựa mỗi năm, hãy bắt đầu thay đổi từ trường học

Việt Nam thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa mỗi năm, nhưng chỉ tái chế được khoảng 27%. Phần còn lại đang là gánh nặng cho môi trường.

1,8 triệu tấn rác nhựa mỗi năm, hãy bắt đầu thay đổi từ trường học

Người lái drone cứu 2 em nhỏ giữa sông nói vừa cứu vừa... run

Chính quyền xã Ia Tul (Gia Lai) đang lập hồ sơ đề xuất khen thưởng anh Trần Văn Nghĩa, người điều khiển máy bay phun thuốc sâu cứu hai em nhỏ.

Người lái drone cứu 2 em nhỏ giữa sông nói vừa cứu vừa... run
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar