21/08/2024 14:24 GMT+7

Lý do hàng Trung Quốc giao thần tốc: Cạnh tranh khâu phân loại tính bằng giây

Cuộc rượt đuổi gay cấn của doanh nghiệp logistics đầu tư công nghệ phân loại hàng hóa, chỉ trong 0,5 - 2 giây, bưu kiện được quét mã vạch, nhận diện và tự động chuyển đến vị trí phân loại... Đó là lý do hàng Trung Quốc được giao thần tốc.

Lý do hàng Trung Quốc giao thần tốc: Cạnh tranh khâu phân loại tính bằng giây - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp đua nhau đầu tư vào trung tâm phân loại hàng hóa, nâng cấp công nghệ xử lý đơn hàng tính bằng giây - Ảnh: CÔNG TRUNG

Vừa đặt hàng Trung Quốc ở sàn thương mại điện tử hoặc shop hàng nội địa... chỉ 3 - 4 hôm sau đã thấy shipper giao hàng trước cửa.

Mắt xích quan trọng được các doanh nghiệp logistics tăng tốc đầu tư là vào trung tâm phân loại hàng hóa.

Rót tiền đầu tư lớn, cạnh tranh từng giây

Tốc độ này giúp đẩy nhanh quá trình giao hàng trong chuỗi mắt xích chuyển phát nhanh, từ kho phân loại đến khi giao tới tay khách hàng, rút ngắn thời gian toàn trình và cải thiện độ chính xác, đồng thời đáp ứng số lượng đơn hàng khổng lồ mỗi ngày.

Nói với Tuổi Trẻ Online, ông Lã Bá Trọng - quản lý tại Trung tâm phân loại hàng hóa của Best Express ở tỉnh Bắc Ninh, cho hay nguồn hàng từ thương mại điện tử từ Trung Quốc và các shop hàng nội địa luân chuyển qua trung tâm phân loại rất lớn.

Theo ông Trọng, 36.000 đơn hàng sẽ được xử lý mỗi giờ, tổng công suất xử lý tối đa lên đến hơn 1 triệu kiện hàng/ngày.

Lý do hàng Trung Quốc giao thần tốc: Cạnh tranh khâu phân loại tính bằng giây- Ảnh 2.

Với công suất xử lý tối đa lên đến hơn 1 triệu kiện hàng/ngày, trung tâm phân loại Bắc Ninh đóng vai trò quan trọng trong dây chuyền phân loại và điều phối hàng hóa cho BEST Express tại Việt Nam - Ảnh: CÔNG TRUNG

Tích hợp công nghệ tiên tiến, hệ thống băng chuyền tại các trung tâm này có khả năng phân loại một bưu kiện chỉ trong khoảng 0,5 - 2 giây.

Với các kiện hàng nhỏ hơn 3kg, thời gian phân loại chỉ mất 0,5 giây; đối với các kiện hàng lớn hơn, thời gian xử lý vẫn chỉ khoảng 2 giây.

Nếu rút ngắn xuống 1,8 giây, trung bình một máy sẽ tăng thêm 200 đơn hàng. Tốc độ này giúp trung tâm có thể xử lý hàng chục nghìn đơn hàng mỗi giờ, đẩy nhanh tiến độ giao hàng trong chuỗi cung ứng.

Tại Bình Dương, một trung tâm phân loại hàng hóa của SPX Express (trước đây là Shopee Xpress) với tổng mức đầu tư 30 triệu USD đang được xây dựng từ tháng 7-2024 và dự kiến sẽ vận hành vào năm sau, có khả năng xử lý lên đến 4 triệu đơn hàng mỗi ngày.

Đây là một bước tiến mới trong chiến lược mở rộng và tự đầu tư vào mạng lưới logistics của các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee và Lazada.

Việc các sàn này tự xây dựng hệ thống phân loại không chỉ giúp kiểm soát chi phí vận hành mà còn gây áp lực lớn lên các công ty dịch vụ giao nhận truyền thống.

Các doanh nghiệp Việt Nam tăng tốc áp dụng robot vào việc chia chọn thông minh. Đơn cử, năm nay Viettel Post lần đầu tiên triển khai 200 robot tự hành vào hoạt động trong tổ hợp công nghệ phân loại hàng tại Hà Nội.

Công suất xử lý ấn tượng, lên đến 1,4 triệu bưu phẩm mỗi ngày. Đây là mức tăng 40% so với trước, giúp hệ thống Viettel Post nâng tổng sức chứa lên 4 triệu bưu phẩm/ngày, tương đương với 50% lượng hàng hóa thương mại điện tử tại Việt Nam.

Lý do hàng Trung Quốc giao thần tốc: Cạnh tranh khâu phân loại tính bằng giây- Ảnh 3.

Hàng thương mại điện tử từ Trung Quốc "ngập tràn" tại trung tâm phân loại ở Việt Nam trước khi chuyển đến tay khách hàng - Ảnh: CÔNG TRUNG

Cạnh tranh phí ship, giành thị phần

Với dự báo thị trường dịch vụ chuyển phát nhanh sẽ đạt 114.680 tỉ đồng (tương đương gần 5 tỉ đô la Mỹ) vào năm 2030, các doanh nghiệp lớn như Giao hàng tiết kiệm, Giao hàng nhanh, J&T Express và Viettel Post đang không ngừng cải tiến và đầu tư để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao.

Không chỉ rượt đuổi về thời gian giao hàng, các doanh nghiệp chuyển phát đang cạnh tranh khốc liệt về phí ship.

Ông Mai Hoàng, một lãnh đạo của doanh nghiệp giao hàng, chia sẻ tại sự kiện logistics, mỗi đơn hàng thương mại điện tử tại Việt Nam hiện có giá trị trung bình khoảng 350.000 đồng, trong đó chi phí vận chuyển chiếm khoảng 7%.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng để tối ưu hóa hiệu quả, chi phí vận chuyển trong các dịch vụ B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) và B2C (doanh nghiệp đến người tiêu dùng) cần được giảm xuống dưới 5%.

Lý do hàng Trung Quốc giao thần tốc: Cạnh tranh khâu phân loại tính bằng giây - Ảnh 4.

Hàng hóa đang được chuyển đến bưu cục, chuẩn bị giao cho khách hàng - Ảnh: CÔNG TRUNG

Đây là bài toán mà các doanh nghiệp đang nỗ lực giải quyết, thông qua việc ứng dụng công nghệ và cải tiến quy trình vận hành.

Thị trường chuyển phát nhanh tại Việt Nam hiện nay rất cạnh tranh, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp mới. Những doanh nghiệp này thường chấp nhận phá giá để nhanh chóng giành thêm thị phần.

Ông Vương Tuấn, chuyên gia trong ngành logistics cho hàng thương mại điện tử, nhìn nhận việc giảm giá cước vận chuyển mặc dù có thể mang lại lợi ích ngắn hạn nhưng không phải là giải pháp bền vững trong dài hạn.

Thay vào đó, việc tạo ra giá trị thực sự thông qua tối ưu hóa quy trình, nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo trải nghiệm khách hàng tốt nhất mới là yếu tố quyết định sự thành công trong cuộc đua này.

"Cuộc đua này không chỉ đơn thuần là về giá cả, mà còn là về sự đổi mới, khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng và tốc độ đáp ứng nhu cầu khách hàng trong bối cảnh thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ" - ông Tuấn nhìn nhận.

Doanh nghiệp nhập cuộc đua giao hàng

Sự xuất hiện nhiều đơn vị chuyển phát có tiềm lực trong và ngoài nước như Viettel Post, Giao hàng nhanh, Best Express, Giao hàng tiết kiệm, J&T Express, Kerry Express, Nasco Logistics JSC, Nhất Tín Logistics, Ninja Van, Swift247... đã đẩy cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực này trở nên ngày càng gay gắt.

Nhờ đâu hàng Trung Quốc về Việt Nam thần tốc, giá rẻ?

Vừa đặt hàng Trung Quốc, 3 - 4 hôm sau đã thấy shipper giao hàng trước cửa, có khi nhanh hơn cả đặt hàng trong nước, giá rất rẻ, thậm chí được "bao" luôn phí vận chuyển xuyên biên giới. Vì sao?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vải thiều Bắc Giang được mùa, bộ trưởng đề nghị tổ chức tiêu thụ linh hoạt

Với sản lượng hơn 165.000 tấn vải thiều cho thu hoạch trong vòng 2 tháng, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị tỉnh Bắc Giang tổ chức tiêu thụ linh hoạt, sát thực tế và thường xuyên cập nhật kịch bản tiêu thụ.

Vải thiều Bắc Giang được mùa, bộ trưởng đề nghị tổ chức tiêu thụ linh hoạt

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi đề xuất đầu tư tuyến nhánh đường sắt nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam.

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Vietnam Airlines vừa chính thức công bố tái khởi động đường bay thẳng Hà Nội – Moscow trong khuôn khổ chuyến thăm Liên bang Nga của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ nâng vốn điều lệ từ 21.771 tỉ đồng lên 35.830 tỉ đồng sau khi phát hành hơn 1,4 tỉ cổ phiếu để chia cổ tức ngay trong năm 2025. Vì sao ACV tăng vốn?

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Ngày 11-5, tại cảng Tân Cảng - Cát Lái (TP.HCM), 4 cẩu RTG Hybrid đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa và "xanh hóa" các cảng biển trong nước.

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar