30/08/2018 10:38 GMT+7

Lưu Quang Vũ: Gã làm thơ da vàng

TRƯỜNG TRUNG
TRƯỜNG TRUNG

TTO - Đó là cách Lưu Quang Vũ gọi mình trong một câu thơ mà nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên dẫn lại trong bài tham luận của ông tại hội thảo khoa học Cuộc đời và sự nghiệp văn học Lưu Quang Vũ diễn ra ngày 29-8 tại Đà Nẵng.

Lưu Quang Vũ:  Gã làm thơ da vàng - Ảnh 1.

Gia đình nhà thơ Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh - Ảnh tư liệu gia đình

Hội thảo do Viện Văn học phối hợp với Đại học Duy Tân đồng tổ chức nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của nhà thơ Lưu Quang Vũ (29-8-1988 - 29-8-2018).

Các nhà nghiên cứu trong nước đã thảo luận, tổng kết sự nghiệp sáng tác của Lưu Quang Vũ ở các lĩnh vực kịch, thơ, văn và công bố những nghiên cứu và kiến giải mới về đóng góp của ông đối với nền văn học nghệ thuật nước nhà.

Cảm hứng bi thương về đất nước, nhân dân đã cho Vũ có được những bài thơ hay lay động sâu sắc để lại giá trị lâu dài (Đất nước đàn bầu, Việt Nam ơi, Người cùng tôi, Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, Sông Hồng, Năm 1954, Khâm Thiên, Hồ sơ mùa hạ 1972...). Mảng thơ này của Vũ biệt ra một cõi, không ai sánh được. Đó là một đỉnh cao của thơ Việt Nam thời chiến và đỉnh đó mang tên Lưu Quang Vũ lẻ loi và chất ngất.

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên

Phần thảo luận sôi nổi và thu hút nhiều người nghe hơn cả là về Lưu Quang Vũ trong "địa hạt thơ". Ở đó không chỉ có một Lưu Quang Vũ bay bổng, tài hoa, giàu cảm xúc mà còn đầy thao thức, trăn trở, khát vọng: "Có một gã làm thơ da vàng / Không đêm nào ngủ được" (Liên tưởng tháng hai, 1973-1974). 

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng cùng với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở miền Nam, "Lưu Quang Vũ có lẽ là nhà thơ duy nhất thời chiến ở miền Bắc đã dùng hai chữ "da vàng" theo nghĩa cảm thương giống nòi, chủng tộc".

Hầu hết các nhà nghiên cứu đều chung nhận định hành trình thơ của Lưu Quang Vũ là một chặng đường đầy dằn vặt diễn ra khi anh còn rất trẻ, thể hiện qua các chặng thơ của mình. Theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, trong nhiều bài thơ Vũ đã nói lên sự cô đơn khắc khoải: "Anh chẳng mang cho đời những tiệc vui ảo ảnh / Nỗi buồn chân thành đời chẳng nhận hay sao?" (Anh đã mất chi anh đã được gì)...Trong bài thơ Nói với mình và các bạn (1970), chàng thành niên 22 tuổi đã viết:

"Chúng ta tụm năm tụm ba

Họp hành, giễu nhau, uống trà, đọc thơ, đi thực tế

Ta viết những suy tư ngây ngô vờ là trí tuệ

Những câu nhạt phèo chiếu lệ

Những lời nhàm tai ai cũng quen rồi

Mọi người quanh ta mang nỗi khổ oằn vai

Ngực đất nước tai ương xé rách

Ta viết mãi những điều vô ích

Vô duyên sao ta cứ nhoẻn miệng cười

Như phường bát âm thánh thótMong cuộc đời xuôi tai".

Lưu Quang Vũ đã vạch trần căn bệnh của những người làm thơ thế hệ mình, từ đó anh đòi hỏi mình và các bạn phải quyết liệt thay đổi:

"Giữa tàn bạo hư vô giữa đấu tranh khốc liệt

Thơ phải dạy ta nhìn bằng con mắt thật

Đập vào mặt ta không cho ta cúi mặt

Không cho ta lảng tránh

Đập cửa mọi nhàĐứng ở ngã ba

Không hát ta say mà lay ta thức".

Tại hội thảo, nhận định về "Vũ của kịch", ông Nguyễn Thế Kỷ - chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương - cho rằng sức hấp dẫn và khả năng thu hút trong những tác phẩm là ở tính dấn thân và dự báo, đối thoại và khát vọng đổi mới. 

Đó là những tác phẩm đi thẳng vào những vấn đề nóng bỏng nhất của cuộc sống đương đại. "Không chỉ đóng góp trong đổi mới tư duy nghệ thuật sân khấu, kịch của Lưu Quang Vũ còn đóng góp theo một cách riêng, ấn tượng và hiệu quả nhất định trong sự nghiệp đổi mới đất nước ở một giai đoạn khó khăn" - ông Kỷ đánh giá.

Đi qua xét nét, Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh bất tử

Trước đó, tại lễ tưởng niệm và hội thảo Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh với thơ ca đương đại Việt Nam sáng 23-8 do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức ở Hà Nội, nhà thơ Bằng Việt, từng in chung với cố tác giả tập thơ gây tiếng vang lớn khi ra đời - Hương cây - Bếp lửa (Thơ Lưu Quang Vũ và Bằng Việt, NXB Văn Học 1968, tái bản 2005) nói: bạn bè văn nghệ cùng lứa, ai công nhận ai là bất tử là điều vô cùng hiếm hoi bởi lòng tự ái hoặc sự đố kỵ, nhưng ông và nhiều bạn bè đều phải công nhận Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ "chắc chắn sẽ đi vào cõi bất tử".

THIÊN ĐIỂU

TTO - Tối 26-8 tại Nhà hát lớn Hà Nội, gần 1.000 khán giả Hà Nội đã được “tâm tình” cùng đôi vợ chồng tài hoa Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh qua thơ, nhạc phổ thơ của họ và kịch Lưu Quang Vũ.

TRƯỜNG TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đọc sách trên bãi biển, ảo vọng giữa mùa hè hay cách đơn giản để tìm lại chính mình?

Trong mùa hè rực nắng, nhiều người lựa chọn bãi biển là nơi để xả căng thẳng sau những giây phút làm việc cật lực. Cụm từ 'beach read' nổi lên trong giới xuất bản Anh và Mỹ, mô tả một thể loại sách đọc để thư giãn trong kỳ nghỉ.

Đọc sách trên bãi biển, ảo vọng giữa mùa hè hay cách đơn giản để tìm lại chính mình?

Giải mã hoóc môn dopamine, liều thuốc cho những con nghiện 'ma túy kỹ thuật số'

'Có lẽ ai cũng từng trải qua khoảnh khắc muốn ăn thêm một thanh sô cô la hay muốn một cuốn sách, bộ phim hoặc trò chơi thú vị nào đó kéo dài mãi mãi. Thời khắc đó chính là khi cán cân lạc thú - nỗi đau trong não đang nghiêng về phía nỗi đau'.

Giải mã hoóc môn dopamine, liều thuốc cho những con nghiện 'ma túy kỹ thuật số'

Nguyễn Như Đức và chuyến ‘mang mẹ về với đất mẹ’

Sau 11 năm người con Hà Nội Nguyễn Như Đức (Đức Bẹt) phiêu bạt tới Hội An, làm đủ nghề mưu sinh để nuôi đam mê hội họa, bất ngờ ‘‘mang mẹ về đất mẹ’ bằng triển lãm ‘Đất Mẹ’.

Nguyễn Như Đức và chuyến ‘mang mẹ về với đất mẹ’

Bài báo cũ nhắc chuyện Lệ Thủy đoạt giải Thanh Tâm chỉ bằng vai phụ

Ca sĩ Dương Đình Trí, con trai nghệ sĩ Lệ Thủy, đăng lại tư liệu về bài báo cũ nhắc đến việc Lệ Thủy đã từng đoạt giải Thanh Tâm chỉ bằng vai nữ phụ. Điều đó chứng tỏ, trên sàn diễn vai lớn nhỏ không là yếu tố quyết định tất cả.

Bài báo cũ nhắc chuyện Lệ Thủy đoạt giải Thanh Tâm chỉ bằng vai phụ

Diễn viên Hong Kong Châu Thông qua đời ở tuổi 92 vì viêm phổi

Ngày 4-7, cựu diễn viên TVB Châu Thông - người thường thủ vai người ông hiền lành trong nhiều phim nổi tiếng - qua đời vì viêm phổi, hưởng thọ 92 tuổi.

Diễn viên Hong Kong Châu Thông qua đời ở tuổi 92 vì viêm phổi

Thoại Mỹ bay từ Mỹ về diễn cùng Huỳnh Long

Đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long sẽ có ba đêm diễn phục vụ miễn phí cho khán giả tại Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu, khu du lịch Bửu Long (Đồng Nai). Nghệ sĩ Thoại Mỹ sẽ hát tăng cường trong vở Tân mai trắng se duyên.

Thoại Mỹ bay từ Mỹ về diễn cùng Huỳnh Long
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar