20/06/2023 10:44 GMT+7

Lương hưu nông dân - hiện thực và đợi mong: Tiếc một quỹ hưu nông dân lớn

"Lương hưu tan rã mấy năm trước rồi còn đâu, nếu còn thì nay chúng tôi đã được nhờ. Tuổi già mà có chút đồng ra đồng vào thì đỡ lắm, nếu quỹ hưu hoạt động trở lại người dân sẽ hưởng ứng đóng tiếp để được nhận lương".

Thanh Văn giờ đã đổi thay, phát triển - Ảnh: TÂM LÊ

Thanh Văn giờ đã đổi thay, phát triển - Ảnh: TÂM LÊ

Bà Nguyễn Thị Hòa, 65 tuổi, chia sẻ nỗi lòng về lương hưu nông dân xã mình. Tâm tư này cũng là của nhiều người dân quê bốn thôn Bạch Nao, Úc Lý, Quan Nhân, Tam Đa (xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, Hà Nội) mà chúng tôi gặp. Ai cũng mong quỹ lương hưu của người tay lấm chân bùn hoạt động trở lại.

Sở dĩ bà con tham gia đóng quỹ lương hưu đông vì thấy lợi ích thực cho mình, còn không ra gì thì có ép cũng không được.

Bà Tô Minh Thùy

Từng là những ngày vui

Dựng xe đạp nghỉ mát dưới gốc đa đình làng, những nông dân này đi làm đồng về sau buổi gieo mạ sáng nay. Nhắc quỹ lương hưu nông dân, ai nấy thi nhau kể những năm đóng quỹ chờ ngày hưu.

Bà Hòa, bà Thùy, bà Lan đều khẳng định: "Chúng tôi nông dân về già có đồng lương nào đâu, chỉ trông vào mấy sào ruộng thôi. Ngày đó ai cũng thi nhau đóng quỹ, trẻ cũng đóng.

Ai không đủ tiền thì vay đóng, phải đến một nửa số người vay. Nếu lương hưu còn thì năm nay chúng tôi đều nhận được lương, ai cũng 59 - 65 tuổi cả rồi".

Cụ Phạm Thị Sơ, thôn Úc Lý, nay đã 96 tuổi, vẫn minh mẫn. Hỏi khoản lương hưu, cụ cười móm mém: "Ngày đó một tháng tôi nhận những hai lần lương đấy, nhiều quá, chỉ cần một khoản thôi là đủ".

Hai lần lương cụ Sơ nhận là lương người cao tuổi và lương nông dân. Tính riêng lương nông dân, cụ đã nhận 23 triệu đồng.

Ngày 19-4-2011, quỹ lương hưu nông dân xã Thanh Văn chính thức thành lập sau gần 10 năm thử thách.

"Đó là tâm huyết nhiều năm của chúng tôi, mong muốn người nông dân có đồng lương hưu để an hưởng tuổi già", ông Quang Văn Thỉnh, cựu bí thư xã và là "cha đẻ" quỹ hưu, bày tỏ.

Quỹ hưu được người dân đóng và các thôn đóng thêm bằng tiền thanh lý đất xen kẹt, bỏ hoang. Với hai hình thức đóng quỹ, mỗi thành viên đóng 20.000 đồng/tháng, đóng trong 20 năm, hoặc đóng một lần 4,8 triệu đồng. Ai không đủ tiền đóng có thể vay quỹ tín dụng xã.

Tiền quỹ hưu được gửi vào ngân hàng, lấy lãi chi lương cho bà con. Cứ 60 tuổi, thành viên tham gia bắt đầu nhận lương hưu. Ban đầu số tiền mỗi người nhận là 100.000 đồng/tháng, sau lên 350.000 đồng, mức cao nhất là 400.000 đồng/tháng.

Ai chưa đến tuổi hưu thì được nhận lãi, bằng phần quà trị giá 500.000 đồng. Số tiền không bằng nhiều lương hưu khác nhưng quý lắm với nông dân không có đồng lương hưu nào khi tuổi già.

Năm 2014, số thành viên tham gia quỹ đã hơn 1.000 người, cả già lẫn trẻ. Trong đó, 700 người đến tuổi được hưởng lương hưu. Tổng quỹ hưu lúc cao nhất gần 50 tỉ đồng, Thanh Văn giữ kỷ lục cả nước về quỹ lương hưu nông dân.

Sau một năm hoạt động, quỹ đã có điều lệ riêng. Đại hội bầu giám đốc, ban kiểm soát, hội đồng quản trị quỹ. Ông Thỉnh được bầu chủ tịch danh dự. Ông nhớ: "Ban quỹ hưu làm rất nghiêm túc. Số tiền quỹ rất lớn nhưng 5 năm hoạt động vẫn suôn sẻ".

Cứ vào giáp Tết dương lịch hằng năm, bà con nông dân Thanh Văn vui vẻ mang sổ đi lĩnh lương hưu. Trong không khí đầu năm mới, ông Thỉnh và ban quỹ hưu lại hô vang lời thề trước bà con: "Chúng tôi xin thề, ai đụng đến quỹ hưu nông dân một cách bất chính, dù chỉ một đồng thì trời tru đất diệt".

Trong ngày vui ấy, cán bộ và người dân mổ lợn ăn mừng, mỗi gia đình được chia phần thịt. Người dân Thanh Văn gọi đây là cái Tết thứ hai của quê mình.

Ông Quang Văn Thỉnh “cha đẻ” quỹ lương hưu nông dân Thanh Văn - Ảnh: TÂM LÊ

Ông Quang Văn Thỉnh “cha đẻ” quỹ lương hưu nông dân Thanh Văn - Ảnh: TÂM LÊ

Mong hoạt động trở lại

Khi nhắc đến lương hưu nông dân bây giờ, ông Thỉnh buồn rầu: "Làm sao mà không buồn được.

Đó là tâm huyết rất nhiều năm của tôi và lãnh đạo thôn, bà con trông đợi chúng tôi lắm. Tôi mong muốn mỗi tháng bà con được lĩnh 1 triệu đồng/người chứ không phải 400.000 đồng. Nếu quỹ hưu còn, điều này không khó để thành hiện thực".

Năm 2015, ông Thỉnh nghỉ hưu. Trước khi nghỉ, ông bàn giao công việc quản lý quỹ hưu cho bà Tô Minh Thùy, một người dân có uy tín ở thôn Úc Lý. Ông chỉ làm cố vấn để quỹ hoạt động tốt, minh bạch giúp bà con nông dân được lợi.

Tuy nhiên, cuối năm 2016 đầu 2017, huyện Thanh Oai trong đợt thanh tra kiểm tra về quản lý sử dụng đất ở xã Thanh Văn đã kết luận về việc xã bán đất trái thẩm quyền.

Sau khi thu hồi toàn bộ tiền quỹ hưu nông dân, tiền bà con đóng đã được trả lại, còn khoảng 33 tỉ đồng vẫn nằm im ở huyện tới nay chưa được giải quyết.

Theo ông Thỉnh, trong kết luận 759 của Thường vụ Thành ủy Hà Nội sau khi về Thanh Văn khảo sát đã nhận định: "Quỹ nông dân có lợi cho bà con, đề nghị UBND huyện và xã Thanh Văn có giải pháp để giải quyết quỹ này. Nghĩa là tìm giải pháp để quỹ tiếp tục hoạt động".

Tại chợ Bồ Nâu, bà Tô Minh Thùy nhắc về quỹ lương hưu nông dân mà mắt ngấn lệ: "Sở dĩ bà con tham gia đóng quỹ lương hưu đông vì thấy lợi ích thực cho mình, còn không ra gì thì có ép cũng không được. Tôi mong các cấp xem xét giải quyết để quỹ hoạt động trở lại như trông đợi của bà con nông dân".

Thanh Văn từ vùng đất chiêm trũng, khó khăn, trở thành một xã có nhiều nhà cao tầng. Đường làng bê tông ra tận cánh đồng, có đặc sản gạo Bồ Nâu thơm ngon nức tiếng.

Nhưng Thanh Văn cũng nổi tiếng với cách làm hiếm nơi nào có, người ta gọi là "xé rào" trong xây dựng nông thôn mới và quỹ hưu nông dân.

Tâm sự với chúng tôi, nhiều nông dân đều trải lòng quỹ lương hưu nông dân là mong mỏi chính đáng của những người tay lấm chân bùn, ráo mồ hôi là hết tiền, về già sẽ khó khăn vì không có đồng lương hưu ổn định nào như nhiều ngành nghề khác.

Việc nông dân tự nguyện đóng quỹ hưu chính là tuổi trẻ lo cho tuổi già sau này. Nhưng việc làm tự phát ban đầu theo chủ quan có thể bị trục trặc, chưa hoàn toàn đúng các quy định.

Bà con mong được khắc phục để mô hình có ý nghĩa này tiếp tục hoạt động, phát triển hiệu quả hơn để người nông dân thêm yên tâm tuổi già.

Bà Nguyễn Thị Hòa, ở thôn Bạch Nao, nhớ lại: "Ông nhà tôi vay tiền đóng cả hai vợ chồng là 8 triệu đồng, đến năm chuẩn bị hưởng lương thì quỹ tan, tôi chỉ đi du lịch của quỹ một lần. May là quỹ tan nhưng ai cũng nhận lại tiền gốc rồi, không thiếu đồng nào.

Ngày đó, các cụ nhận lương vui lắm. Tôi nhớ bà cụ hàng xóm bảo từ nay chẳng phải nhờ vả, xin xỏ con dâu tiền quà bánh, đám cưới, đám giỗ".

Ngôi làng nông dân ai cũng được lãnh lương hưu

Khoảng hơn 20 năm trước, nhiều nơi đã họp dân tự xây dựng quỹ lương hưu với mục đích tốt đẹp để người tay lấm chân bùn cũng có đồng lương an sinh tuổi già...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Có bàn chân không còn ngón, có bàn chân chỉ còn lại phần gót, có những trường hợp chỉ còn một nửa bàn chân, thậm chí cụt hẳn hai chân.

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Một thời, tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh là một với tên gọi tỉnh Vĩnh Trà, sau đó đổi tên thành tỉnh Cửu Long.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar