23/11/2019 09:21 GMT+7

Luật mở đường cho cải cách chính quyền đô thị

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - Ngày 22-11, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương, làm căn cứ pháp lý cho việc tổ chức chính quyền đô thị 2 cấp.

Luật mở đường cho cải cách chính quyền đô thị - Ảnh 1.

Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu miễn nhiệm chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XIV và phê chuẩn việc miễn nhiệm bộ trưởng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016-2021 - Ảnh: TTXVN

Lý giải vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết tại thời điểm Hiến pháp 2013 được thông qua, các cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa hoàn thành việc tổng kết toàn diện kết quả triển khai việc thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường. 

Vì vậy, để tạo độ mở cho việc tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa mô hình tổ chức chính quyền địa phương, điều 111 của Hiến pháp năm 2013 quy định với 2 điều khoản khác nhau về "chính quyền địa phương" và "cấp chính quyền địa phương".

"Hiện nay, nhu cầu cải cách để tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, đa dạng hóa mô hình tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo đang trở nên bức thiết" - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định nêu. 

Đồng thời khẳng định việc Bộ Chính trị phê duyệt đề án thí điểm quản lý theo mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại Hà Nội do Thành ủy Hà Nội trình và việc Chính phủ trình Quốc hội ban hành nghị quyết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị ở Hà Nội tại kỳ họp thứ 8 này cũng cho thấy nhu cầu đổi mới mô hình tổ chức chính quyền địa phương là thực sự cần thiết và có cơ sở chính trị - pháp lý, cơ sở thực tiễn.

Từ các lý do nêu trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị sửa quy định về mô hình tổ chức chính quyền địa phương theo hướng: Chính quyền địa phương ở quận, phường là cấp chính quyền địa phương, trừ trường hợp cụ thể Quốc hội quy định không phải là cấp chính quyền địa phương. 

Cấp chính quyền địa phương ở quận, phường gồm có HĐND quận, phường và UBND quận, phường. Như vậy, luật trao quyền cho Quốc hội quyết định cụ thể việc tổ chức cấp chính quyền hoặc chính quyền ở các đơn vị hành chính.

Một trong những điểm mới đáng chú ý của luật là quy định phân cấp, phân quyền quản lý trong bộ máy. 

Theo đó, bộ trưởng có quyền thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức đối với các tổ chức, đơn vị trực thuộc. 

Theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định về việc cán bộ, công chức có thể xin từ chức đã được Luật cán bộ, công chức hiện hành quy định cụ thể tại điều 30 (đối với cán bộ) và điều 54 (đối với công chức). 

Đây không phải là một hình thức kỷ luật mà do cán bộ, công chức tự nguyện xin từ chức. Do đó, luật quy định thẩm quyền của bộ trưởng trong việc cho từ chức đối với cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý là phù hợp và bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến rời "ghế nóng" bộ trưởng Bộ Y tế

Với 424 phiếu đồng ý (87% tổng số đại biểu) và 30 đại biểu bấm nút không đồng ý, Quốc hội đã chính thức phê chuẩn miễn nhiệm bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Quốc hội cũng miễn nhiệm ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định với 456 phiếu thuận (chiếm 94%) vào chiều 22-11.

Sáng cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình đề nghị miễn nhiệm ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm bộ trưởng Bộ Y tế.

Sau đó, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận ở đoàn về việc miễn nhiệm chức danh đối với bà Tiến và ông Định. Việc phê chuẩn người thay thế bà Kim Tiến không có trong chương trình của kỳ họp Quốc hội lần này, còn việc bầu nhân sự thay thế ông Khắc Định sẽ tiến hành vào đầu tuần sau.

Trước đó, Bộ Chính trị đã quyết định bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Kim Tiến làm trưởng Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã được cử làm bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Y tế. Còn ông Nguyễn Khắc Định được Bộ Chính trị chỉ định giữ chức bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa.

N.HIỂN - T.LONG

LÊ KIÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất xây dựng khẩn cấp để sớm mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Nếu thực hiện dự án theo hình thức công trình xây dựng khẩn cấp và áp dụng một số cơ chế đặc thù, sẽ cơ bản hoàn thành mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây trong năm 2026.

Đề xuất xây dựng khẩn cấp để sớm mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Quảng Ngãi đưa tất cả dự án của huyện về tỉnh trước khi giải thể cấp huyện

Trước ngày 30-6, hơn 10 ban quản lý dự án xây dựng cấp huyện sẽ được hai ban quản lý dự án của tỉnh Quảng Ngãi tiếp nhận nguyên trạng, và tiếp tục thực hiện các công trình đang dang dở.

Quảng Ngãi đưa tất cả dự án của huyện về tỉnh trước khi giải thể cấp huyện

Cảnh sát giao thông Tiền Giang lần đầu tiên tổ chức thi sát hạch lái ô tô

144 thí sinh thi sát hạch giấy phép lái ô tô hạng B, C tại Tiền Giang. Đây là đợt sát hạch đầu tiên Công an Tiền Giang tổ chức, sau khi nhiệm vụ quản lý nhà nước về giấy phép lái xe được chuyển giao cho công an.

Cảnh sát giao thông Tiền Giang lần đầu tiên tổ chức thi sát hạch lái ô tô

Đường Võ Văn Kiệt nối dài 14,6km, từ đoạn dự án dang dở đến giáp ranh Long An

Sau 10 năm dừng, đoạn nối dài đường Võ Văn Kiệt (2,7km, ở TP.HCM) đang tái khởi động. Thay vì chỉ hoàn thiện phần dang dở, TP.HCM đề xuất kéo dài thêm 11,9km đến tỉnh Long An, tạo thành một trục giao thông xuyên suốt.

Đường Võ Văn Kiệt nối dài 14,6km, từ đoạn dự án dang dở đến giáp ranh Long An

Chuẩn bị để từ 1-7 ngồi nhà làm giấy tờ

Khi chính quyền chỉ còn hai cấp thì hoạt động chính quyền số, công dân số sẽ được đẩy mạnh. Vậy cần chuẩn bị gì để từ ngày 1-7, người dân ngồi nhà vẫn làm được giấy tờ, thủ tục?

Chuẩn bị để từ 1-7 ngồi nhà làm giấy tờ

Tìm thấy 5 thi thể nạn nhân vụ sạt lở thủy điện Tả Páo Hồ 1A

Đến chiều 17-5, lực lượng cứu hộ cứu nạn đã tìm thấy 5 thi thể bị vùi lấp, mất tích trong vụ sạt lở tại công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A (huyện Phong Thổ, Lai Châu).

Tìm thấy 5 thi thể nạn nhân vụ sạt lở thủy điện Tả Páo Hồ 1A
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar