02/11/2022 11:13 GMT+7

Lừa hút hầm cầu 'làm láo ăn thật': Chờ câu trả lời từ cơ quan quản lý

TRUNG DÂN
TRUNG DÂN

TTO - Những ngày qua, loạt bài điều tra "Từ dán bậy đến lừa hút hầm cầu" của báo Tuổi Trẻ thu hút sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc. Sau khi vạch trần những thủ đoạn lừa lọc của nhóm này, nhiều ý kiến đặt ra: trách nhiệm cơ quan quản lý ở đâu?

Lừa hút hầm cầu làm láo ăn thật: Chờ câu trả lời từ cơ quan quản lý - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Thành cùng “lính” đang thực hiện hành vi xả bậy chất thải hầm cầu xuống khu đất - Ảnh: Cắt từ clip điều tra

Xung quanh loạt bài này, theo điều tra của nhóm phóng viên Tuổi Trẻ, ngoài nhẫn tâm xả thẳng chất thải xuống cống nhà dân hoặc công ty, các đối tượng rút hầm cầu "làm láo ăn thật" còn ngang nhiên "giải quyết sự cố" bằng việc xả thẳng chất thải ra môi trường.

"Hút từ nhà này chở qua thổi thẳng xuống cống của nhà khác" - theo bạn đọc Trần: "Đó là sự táng tận lương tâm. Chúng đã trục lợi kinh khủng suốt bao lâu nay. Thật sự kinh khủng".

Còn theo bạn đọc Nguyễn Duy Tân Phú thì: "Không biết nói gì hơn, chỉ biết cảm ơn các phóng viên điều tra báo Tuổi Trẻ đã kỳ công theo dõi và bóc trần được thủ đoạn bẩn của những người làm dịch vụ hút hầm cầu làm láo ăn thật này".

Bức xúc không kém, bạn đọc Lê Thanh cho rằng: "Đây là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xả thải gây ô nhiễm môi trường, đủ xử lý hình sự rồi. Mong cơ quan chức năng sớm truy bắt hết nhóm người này".

Thêm vào, bạn đọc TVT viết: "Cái này gọi là ăn bẩn đúng nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. Đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, nếu đủ yếu tố xử lý hình sự để răn đe".

Xâu chuỗi lại vụ việc, nhiều bạn đọc cho rằng nhóm rút hầm cầu "làm láo ăn thật" này không chỉ phạm tội lừa tiền của người dân mà còn gây ô nhiễm môi trường. Do đó, đã đến lúc các cơ quan chức năng cần vào cuộc để xóa dứt điểm vấn nạn này.

Điều tra: Đổ lén trong căn nhà hoang và chiêu trò hút hầm cầu nhà này xả xuống hầm cầu nhà khác

Trách nhiệm các cơ quan quản lý ở đâu?

Liên quan đến nội dung xả bậy chất thải hầm cầu ra môi trường, Tuổi Trẻ đã đặt thẳng vấn đề về trách nhiệm quản lý với giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM và mong muốn đơn vị này có động thái vào cuộc xử lý.

Tuy nhiên, đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được hồi âm.

HOÀNG LỘC

Bạn đọc Song Be kiến nghị: "Hy vọng qua loạt bài điều tra này, những cơ quan có trách nhiệm, cụ thể là Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, và người dân góp cùng tiếng nói để TP.HCM có một môi trường lành mạnh cho việc rất nhỏ này trong cuộc sống thường nhật tại Sài Gòn thân thương".

Cùng với mong muốn phải điều tra, xử lý tới nơi tới chốn, bạn đọc Suhao viết: "Rất nhiều người bị lừa, mong cơ quan chức năng ngành môi trường, giao thông, công thương, công an... vào cuộc truy quét".

Không khó để nhận ra hành vi gian dối, bạn đọc Đoàn Hùng chia sẻ để mọi người cùng cảnh giác.

"Đây là những chiêu thức các nhóm rút hầm cầu đã sử dụng từ rất lâu rồi. Nếu khách hàng phản ứng thì ngay lập tức có mặt đồng bọn nhảy vào can thiệp ép buộc khách hàng ngay, nếu không chúng sẽ hăm dọa này nọ" - bạn đọc này viết.

Theo bạn đọc Đoàn Hùng, nói cho đúng nhóm người này không phải là công ty hay hợp tác xã gì cả, thực chất là lừa đảo gian manh thôi.

Đã biết được thủ đoạn, song làm cách nào để không bị lừa? Một câu hỏi khác cũng được nhiều bạn đọc đặt ra là: Làm sao để biết những địa chỉ tin cậy để người dân liên hệ nếu bồn cầu bị tắc, bởi hiện nay rất nhiều thông tin trên mạng, không thể biết ai thật ai gian?

Trả lời câu hỏi này, theo một số bạn đọc, trách nhiệm thuộc về ngành môi trường. Cụ thể, ngành tài nguyên và môi trường cũng nên thông báo công khai các đơn vị hoạt động đúng quy định, có giấy phép hẳn hoi và có uy tín. Có như thế mới loại bỏ các trang web lừa đảo hút hầm cầu rất nhiều trên mạng.

Về ý này, bạn đọc Phuong bổ sung: "Cảm ơn Tuổi Trẻ viết bài cảnh báo. Nhưng người dân khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ này, phải làm thế nào để xác minh tính trung thực của cơ sở thi công? Cơ quan thẩm quyền nào chịu trách nhiệm về vấn đề này?".

Theo bạn đọc này: "Tại sao chúng ta chỉ kêu gọi người dân cảnh giác tự bảo vệ mình mà không có đề xuất cơ quan chức năng nào giải quyết vấn nạn"?

Chúng tôi xin chuyển câu hỏi này đến các cơ quan có trách nhiệm quản lý, mà cụ thể là Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM.

Từ dán quảng cáo bậy đến lừa hút hầm cầu - Kỳ cuối: Hút từ nhà này xả qua nhà khác

TTO - Kỳ lạ thay, một ngày các xe hút hầm cầu hút ở hàng chục địa điểm với lượng chất thải rất lớn nhưng bồn xe không bao giờ đầy, cũng không chở đi xử lý. Vậy chất thải từ hầm cầu đi về đâu?


TRUNG DÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Khu đất nông nghiệp dưới chân cầu Nhật Tân được giao cho các hộ dân ở xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, Hà Nội) theo nghị định 64 của Chính phủ, đã bị san lấp chóng vánh.

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin Bộ Nông nghiệp và Môi trường sắp ban hành quy chuẩn khí thải mới. Trong đó, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017 lưu hành trên địa bàn.

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Với địa hình đồi núi, khoảng cách giữa TP Kon Tum và TP Quảng Ngãi hiện nay lên đến 200km. Ban Thường vụ 2 tỉnh cơ bản thống nhất thành lập cơ sở 2 của tỉnh Quảng Ngãi mới ở TP Kon Tum để thuận tiện điều hành.

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên

Trụ sở dôi dư sau sáp nhập tại Hậu Giang được ưu tiên chuyển đổi công năng để làm cơ sở y tế, giáo dục, công viên, thư viện.

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar