18/08/2016 12:08 GMT+7

Lừa đảo qua mạng: Nạn nhân “tiếp tay” cho tội phạm

ÁNH HỒNG
ÁNH HỒNG

TTO - Dù đã được cảnh báo nhưng không ít chủ thẻ vẫn sập bẫy lừa của bọn tội phạm mạng, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho tội phạm “khoắng” sạch tiền trong tài khoản, thậm chí sổ tiết kiệm cũng bị rút.

Đoạn chat và đường link mà bọn tội phạm đóng vai "chị C" trao đổi với chị T. - Ảnh: T.T.D.

Với những trường hợp này, các nạn nhân đã vô tình “tiếp tay” cho bọn .

Trong khi đó, nhiều nạn nhân cho biết đường dây nóng của các ngân hàng luôn trong tình trạng không liên hệ được, nên việc yêu cầu ngăn chặn các lệnh chuyển tiền khẩn cấp hoặc đóng tài khoản thường gặp khó.

Cảnh giác nhưng vẫn dính bẫy?

Ngày 12-8, chị T. - điều dưỡng tại một bệnh viện - nhận được tin nhắn từ “chị C” - trưởng khoa tại một bệnh viện ở Q.5, TP.HCM - cho biết đang ở nước ngoài, cần chuyển tiền về VN có chút việc, cũng với chiêu thức xin chị số tài khoản, tên chủ tài khoản và số CMND, số điện thoại để gửi tiền.

Do nghi ngờ, chị T. đề nghị chuyển qua ngân hàng rồi sẽ mang CMND ra nhận, hoặc nếu không phải gửi hình selfie để chứng minh là người thật.

Tuy nhiên “chị C” vẫn phớt lờ yêu cầu này, chỉ tập trung vào chuyện muốn nhờ nhận tiền chuyển về.

Sau khi cho số tài khoản, số điện thoại và CMND, chị T. đã gọi điện thoại thông qua Facebook cho “chị C” nhưng không thực hiện được do lỗi kết nối. Khi chị T. đề nghị chuyển sang gọi Viber, “chị C” bảo sau khi thực hiện xong giao dịch sẽ gọi.

“Sau đó tôi nhận được một tin nhắn từ Money Gram thông báo tài khoản của tôi nhận được 55 triệu đồng kèm mã code và yêu cầu tôi truy cập đường link http://onlinemoneygram7.webnod e.vn/ xác nhận tiền vào tài khoản.

Do nghi ngờ bị dụ vào một đường link để ăn cắp thông tin tài khoản nên tôi hỏi lại “sao chị không nhờ ông xã mà lại nhờ em?” và nhận được trả lời: "Có chuyện riêng nên giấu. Chứ không chị nhờ ông xã, nhờ em làm gì!” - chị T. kể.

Khi biết chị T. chưa đăng ký dịch vụ Internet banking, “chị C” hướng dẫn chụp lại một tin nhắn trừ tiền hoặc nhận tiền qua tài khoản gần nhất để “xác nhận giúp” và khi ngân hàng gửi mã OTP (mật khẩu dùng một lần) thì gửi sang để xác nhận.

Và cũng như một số nạn nhân khác như bác sĩ H. (TP.HCM) hay anh Quân (Đà Nẵng) mà Tuổi Trẻ phản ánh trước đó, cuối cùng chị T. cũng lọt vào bẫy của bọn tội phạm mạng.

Do không đem theo thẻ, không thể vào đường link do “chị C” cung cấp vì không có số thẻ và một số thông tin khác theo yêu cầu của trang web nhưng sau khi về nhà vào buổi tối, chị T. đã cung cấp đầy đủ thông tin cho “chị C”.

Và sau khi có chính xác số tài khoản, tên tài khoản, số CMND, ngày hết hạn thẻ và mã OTP, bọn tội phạm mạng đã nhanh chóng thực hiện chuyển khoản 12 triệu đồng trong tài khoản của chị T. và tất toán luôn sổ tiết kiệm 42 triệu đồng của chị rồi chuyển đi. Tổng cộng chị bị mất gần 54 triệu đồng.

Đường dây nóng thành đường dây nguội?

Chị T. cho biết từng đưa số tài khoản, tên tài khoản để nhận tiền giùm một vài người thân nhưng “không bị gì” nên có phần chủ quan. Hơn nữa, do chưa từng sử dụng dịch vụ Internet banking nên chị T. không biết mã OTP là gì.

“Tôi cũng không biết là nếu cung cấp mã này thì bọn tội phạm sẽ lấy được tiền trong tài khoản của tôi. Với số tiền gửi tiết kiệm, tôi cứ nghĩ phải có sổ và trực tiếp đến quầy giao dịch ký tên, xuất trình CMND và giao dịch viên nhìn đúng người trong giấy tờ mới có thể rút tiền được, ai dè...” - chị T. nói.

Theo một số nạn nhân của các vụ lừa đảo lấy mã OTP, một trong những “mảnh đất” tốt mà bọn tội phạm thường tận dụng để khai thác là thông tin từ Facebook.

Mọi thông tin về cá nhân mà bọn lừa đảo sắm vai từ thói quen trong công việc, ăn uống, tâm trạng buồn vui... đều có sẵn trong Facebook. Sau khi hack vào Facebook nào đó, bọn tội phạm có đầy đủ thông tin để vào “vai diễn” hoàn hảo.

“Khi trao đổi, tôi có cảm giác giống như chị C. đang nói chuyện với tôi. Các câu chữ mà chị C. hay dùng khi trò chuyện ngoài đời cũng được chúng đưa vào cuộc trò chuyện, khiến tôi tin là đang trò chuyện với chị C. thật” - chị T. cho biết.

Tuy nhiên, điều mà các nạn nhân bức xúc nhất là đường dây nóng ngân hàng rất khó liên hệ. Ngay trong tối 12-8, sau khi biết mình bị lừa, chị T. đã gọi điện đến số điện thoại đường dây nóng của ngân hàng nhờ hỗ trợ nhưng không liên hệ được.

Ngày 13-8, chị T. mới liên hệ được để yêu cầu khóa các tài khoản nhưng do rơi vào cuối tuần, ngân hàng nghỉ giao dịch, đến thứ hai chị mới có thể gặp ngân hàng để làm việc trực tiếp.

“Vì sao đường dây nóng mà khó liên hệ như vậy? Khi khách hàng gặp chuyện khẩn cấp như bị lừa lấy tiền trong tài khoản như tôi muốn yêu cầu ngân hàng chặn lại, nhưng đường dây nóng như vậy làm sao chặn kịp?” - chị T. bức xúc.

Anh Quân (Đà Nẵng) cho biết do không liên hệ được qua đường dây nóng nên anh phải chạy ngay đến ngân hàng yêu cầu khóa tài khoản, may mắn là còn chặn kịp.

Tương tự, cho biết đã gọi vài chục cuộc đến đường dây nóng của ngân hàng để báo sự cố và yêu cầu khóa thẻ nhưng không liên hệ được.

Khi đến phòng giao dịch ngân hàng, ông H. vẫn phải ngồi chờ trong khi tiền trong tài khoản có thể bị chuyển khỏi ngân hàng vào thời điểm đó.

“Ngân hàng Nhà nước phải siết lại quy chế đường dây nóng để ngân hàng có thể ghi nhận và xử lý kịp thời các phản ảnh của chủ thẻ, đặc biệt trong bối cảnh nạn lừa đảo thẻ bùng phát như hiện nay” - ông H. đề nghị.

Liên quan đến các vụ lừa lấy mã OTP, theo bạn đọc L.H., đây chỉ là trò lừa sơ đẳng và không liên quan gì đến công nghệ cao.

Với một chút cân nhắc, "người nhận tiền" sẽ không bao giờ bị lừa. Bởi theo nguyên tắc chuyển tiền, "người nhận tiền" chỉ cần cung cấp số tài khoản, không cần thêm thao tác nào khác.

Trong khi đó, chuyên gia thẻ Trần Quang Thoại cũng khuyến cáo chủ thẻ đừng bao giờ đăng nhập vào link được gửi và yêu cầu cung cấp các thông tin qua điện thoại bởi có thể đó là trang web lừa đảo.

Với những điều chỉnh quan trọng như thay đổi số điện thoại thông báo số dư tài khoản, thay đổi hạn mức chuyển tiền... nên thực hiện tại quầy giao dịch.

Trường hợp không thực hiện giao dịch nhưng thấy những tin nhắn về thay đổi hạn mức chuyển tiền, trừ tài khoản qua Internet..., chủ thẻ phải gọi ngay đến NH để thông báo và nhờ hỗ trợ.

ÁNH HỒNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

UOB dự báo giá vàng chạm mức 3.600 USD/ounce vào quý 1-2026

UOB dự báo giá vàng sẽ tăng lên mức 3.600 USD/ounce vào quý 1-2026 do nhu cầu trú ẩn an toàn tiếp tục được duy trì, cùng với việc các ngân hàng trung ương đều đặn tăng tỉ trọng nắm giữ vàng.

UOB dự báo giá vàng chạm mức 3.600 USD/ounce vào quý 1-2026

Phát triển Hải Phòng sánh vai với các thành phố tiêu biểu ở châu Á

Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh nhiệm vụ phát triển thành phố Hải Phòng sánh vai với các thành phố tiêu biểu ở châu Á.

Phát triển Hải Phòng sánh vai với các thành phố tiêu biểu ở châu Á

'Trùm' buôn xe Mercedes muốn bán lô đất ở TP.HCM, dự kiến mức lãi 'khủng'

Bất động sản mà Công ty cổ phần dịch vụ Ô tô Hàng Xanh muốn bán nằm ở quận Bình Tân, rộng hơn 6.282m2, giá thấp nhất 180 triệu đồng/m2. Mức giá này ước chừng lời gấp gần 2,5 lần so với giá vốn Ô tô Hàng Xanh từng bỏ ra để mua.

'Trùm' buôn xe Mercedes muốn bán lô đất ở TP.HCM, dự kiến mức lãi 'khủng'

Dự án đầu tư vào Bình Định được rút ngắn thủ tục cả trăm ngày

Với việc mạnh dạn cải cách thủ tục hành chính, các dự án đầu tư vào Bình Định được rút ngắn thời gian hàng trăm ngày, tiết kiệm rất lớn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Dự án đầu tư vào Bình Định được rút ngắn thủ tục cả trăm ngày

Bloomberg: Trung Quốc cho phép ngành hàng không tiếp nhận lại máy bay Boeing

Hãng tin Bloomberg ngày 13-5 dẫn các nguồn thạo tin cho biết Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm tiếp nhận máy bay Boeing đối với ngành hàng không của nước này, sau tuyên bố chung về thuế quan với Mỹ.

Bloomberg: Trung Quốc cho phép ngành hàng không tiếp nhận lại máy bay Boeing

Vốn hóa Vinpearl lên 153.000 tỉ đồng, vượt các 'ông lớn' GAS, MBB

Cổ phiếu VPL của Vinpearl ngay phiên giao dịch đầu tiên trên sàn HoSE đã vọt lên 85.500 đồng, tăng gần 20% so với tham chiếu. Vốn hóa của Vinpearl đã lọt top 8 trên sàn HoSE, vượt GAS và MBB.

Vốn hóa Vinpearl lên 153.000 tỉ đồng, vượt các 'ông lớn' GAS, MBB
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar