04/08/2024 14:42 GMT+7
Trở lại chủ đề

Lựa chọn của Mỹ ở Trung Đông

Một cuộc tấn công của Iran và các tổ chức Hồi giáo nhắm vào Israel nếu xảy ra tất yếu sẽ "kích hoạt" màn đáp trả của Israel và mức độ tham gia của Mỹ trong việc bảo vệ đồng minh sẽ ảnh hưởng lớn tới xung đột tại Trung Đông.

Lựa chọn của Mỹ ở Trung Đông- Ảnh 1.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden - Ảnh: REUTERS

Hôm 2-8, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết sẽ điều thêm chiến đấu cơ và tàu chiến tới Trung Đông. Thông báo của Lầu Năm Góc khẳng định ông Austin đã ra lệnh chỉnh trang quân đội nhằm cải thiện năng lực tự vệ cho lực lượng Mỹ, tăng cường hỗ trợ quốc phòng cho đồng minh Israel và đảm bảo Mỹ sẵn sàng ứng phó những tình huống bất ngờ.

Mặt trận của Mỹ và Israel

Đó là những động thái nhằm tăng cường năng lực phòng thủ trước các mối đe dọa từ Iran và các nhóm thân Iran như tổ chức Hồi giáo Hamas của người Palestine và lực lượng Hezbollah ở Lebanon, vốn cáo buộc Israel đứng sau vụ ám sát thủ lĩnh Ismail Haniyeh của Hamas mới đây.

Mỹ và Israel đã chuẩn bị tinh thần cho một cuộc tấn công trả đũa của Iran. Khi sự kiện ông Haniyeh bị ám sát còn chưa lắng, hôm 3-8 Hamas cho biết một cuộc tấn công của Israel tại khu vực Bờ Tây đã giết chết ít nhất năm người Palestine, bao gồm một chỉ huy của Hamas.

Chỉ trong một tháng qua, Israel đã hoặc bị cáo buộc ám sát chỉ huy cấp cao Fuad Shukr của Hezbollah tại Beirut (Lebanon), lãnh đạo Hamas Haniyeh và chỉ huy quân sự Hamas Muhammad Deif tại Gaza.

Trang Axios dẫn lời các quan chức Mỹ tiết lộ Lầu Năm Góc đang tiến hành các bước phòng ngừa tương tự như hồi tháng 4, thời điểm họ dự báo Iran nã hơn 300 tên lửa và máy bay không người lái vào Israel. Nhưng lần này sẽ có một số khác biệt.

Trước hết, Mỹ và Israel đang đối diện kịch bản bị tổng tấn công. Hôm 1-8, lãnh đạo Hassan Nasrallah của Hezbollah tuyên bố sẽ trả thù Israel về vụ ám sát ông Shukr, đồng thời dự đoán sự tham gia của Iran và các tổ chức Hồi giáo Shia ở Iraq cũng như Houthi ở Yemen. 

"Chúng tôi sẽ không nói về những mặt trận riêng lẻ nữa. Đây là một chiến dịch mở trên mọi mặt trận và không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc chiến đã bước sang giai đoạn mới", ông Nasrallah nói.

Thứ hai, áp lực sẽ dồn hẳn vào Mỹ và Israel. Hôm 1-8, người phát ngôn Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) Daniel Hagari nói các đối tác quốc tế của Israel đã tăng cường lực lượng trong khu vực nhằm giúp chống lại một cuộc tấn công tiềm tàng. 

Tuy nhiên, khác với hồi tháng 4, lần này Washington được cho là sẽ khó huy động sự ủng hộ của liên minh quốc tế và khu vực, bởi vụ ám sát ông Haniyeh là câu chuyện liên quan tới cuộc chiến Israel - Hamas ở Dải Gaza, không phải Iran - Israel.

Chưa kể, việc Israel giết ông Haniyeh bị nhìn nhận như động thái cản trở thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza mà nhiều nước mong muốn. Thêm vào đó, khi chiến dịch Gaza của Israel đã bị lên án mạnh mẽ do gây ra thảm họa nhân đạo, khó có khả năng các nước như Saudi Arabia hay Jordan sẵn sàng tương trợ như trước.

Lựa chọn của Mỹ ở Trung Đông

Trong vài ngày qua, giới quan sát quốc tế lo ngại màn ăn miếng, trả miếng của Iran và Israel sẽ kích hoạt chiến tranh diện rộng tại Trung Đông. Quan trọng hơn, ngày càng nhiều ý kiến đoán rằng Mỹ sẽ bị kéo vào cuộc chiến này.

Thực tế, quan điểm của Mỹ hiện nay được nêu rất rõ dù không nhiều người hiểu thực sự Washington sẽ làm gì để đạt được mục tiêu: Mỹ chắc chắn ủng hộ và tìm cách bảo vệ Israel, nhưng mong muốn tìm giải pháp đối thoại để có thỏa thuận ngừng bắn.

Một số ý kiến khẳng định Mỹ và Israel không thể tìm thấy tiếng nói chung về tình hình Gaza. Chính quyền Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu luôn xem việc tiêu diệt Hamas, chiến thắng trên chiến trường là "chiến thắng", còn Mỹ cho rằng chiến tranh là sai lầm, ảnh hưởng nhiều tới lợi ích của Mỹ ở Trung Đông. Chính điều này đã khiến quan hệ Mỹ - Israel nhiều lúc căng thẳng trong suốt gần 11 tháng chiến sự ở Gaza.

Thomas L. Friedman, tác giả nổi tiếng và là cây bút bình luận chính trị quốc tế của báo New York Times, cho rằng dù Israel có lý do để tấn công Hamas và các tổ chức Hồi giáo thân Iran, hàng loạt hành động ám sát như trên có lẽ không mang lại đáp án đúng. 

Ông Friedman dẫn lại lập luận của John Arquilla, tác giả một cuốn sách về chiến tranh mạng, rằng trong các "mạng lưới" (kiểu Hamas hay Hezbollah), mọi người đều chỉ là vị trí số 2.

Nói cách khác, trước đây Israel từng giết thủ lĩnh số 1 và số 2 của Hamas, thì những nhân vật tiếp theo sẽ được đưa lên thay và người thay thế thường sẽ tệ hơn người tiền nhiệm. 

Theo Friedman, cách duy nhất để loại trừ Hamas về mặt chính trị cũng như cô lập Iran là Israel phải hướng tới lựa chọn ôn hòa hơn: chấp nhận một giải pháp hai nhà nước với sự công nhận chính quyền Palestine - thực chất đây là điều Thủ tướng Israel Netanyahu hiểu rõ nhưng sẽ phớt lờ vì không thể thuyết phục phe cực hữu trong chính quyền.

39.550

Ngày 3-8, cơ quan y tế ở Dải Gaza do Hamas kiểm soát cho biết ít nhất 39.550 người Palestine đã chết và 91.280 người bị thương tại Gaza tính từ ngày 7-10-2023, thời điểm Israel bắt đầu tấn công đáp trả Hamas.

Nỗi lo 'chiến tranh tàn khốc' ở Trung Đông

Căng thẳng đã leo thang đáng kể ở Trung Đông: vài giờ sau khi Israel tuyên bố tiêu diệt chỉ huy cấp cao của nhóm Hezbollah ở Beirut (Lebanon) thì rộ tin thủ lĩnh chính trị Hamas Haniyeh bị ám sát ở Tehran (Iran).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump ký sắc lệnh giúp giảm giá thuốc tại Mỹ đến 90%

Theo sắc lệnh, Chính phủ Mỹ sẽ có biện pháp nếu các công ty dược phẩm trong thời gian tới không đạt được tiến triển đáng kể cho nỗ lực giảm giá thuốc tại Mỹ cho bằng các quốc gia phát triển khác.

Ông Trump ký sắc lệnh giúp giảm giá thuốc tại Mỹ đến 90%

Điện Kremlin chỉ trích kiểu ép buộc trong 'tối hậu thư' của châu Âu

Điện Kremlin chỉ trích nội dung của “tối hậu thư” ngừng bắn do châu Âu đưa ra, cho rằng cách dùng từ là không thể chấp nhận.

Điện Kremlin chỉ trích kiểu ép buộc trong 'tối hậu thư' của châu Âu

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

Thỏa thuận thuế Mỹ - Trung đạt được tại Geneva được Trung Quốc đánh giá là bước đi tích cực, mở ra triển vọng nối lại đối thoại và giảm căng thẳng thương mại.

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi các nhà báo 'đừng dùng ngôn từ kích động'

Trong buổi tiếp kiến đầu tiên với báo giới, Giáo hoàng Leo XIV cũng nhắc nhở các phóng viên cần hành xử có trách nhiệm khi sử dụng AI.

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi các nhà báo 'đừng dùng ngôn từ kích động'

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Nhắc nhở chỉ còn vài giờ trước ngày 12-5 để Nga tuân thủ lệnh ngừng bắn do châu Âu đề xuất, phía Đức cho rằng Ukraine đã nhượng bộ và giờ đến lượt Matxcơva đáp lại.

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus

Chiều 12-5, tại thủ đô Minsk, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko ký Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus.

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar