15/06/2018 22:12 GMT+7
Trở lại chủ đề

Lopetegui và câu chuyện 'màu cờ sắc áo' tại World Cup

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Ít phút nữa Tây Ban Nha sẽ đá với Bồ Đào Nha. Nếu Tây Ban Nha đá không như ý, có lẽ mọi mũi dùi chỉ trích sẽ dồn vào cựu HLV đội tuyển, Julen Lopetegui - người đã 'đi đêm' để về Real Madrid ngay trước thềm World Cup.

Lopetegui và câu chuyện màu cờ sắc áo tại World Cup - Ảnh 1.

HLV Julen Lopetegui - Ảnh: REUTERS

Chủ tịch Real Madrid đã đúng: tiền có thể mua được tất cả.

Nếu Julen Lopetegui thất bại ở Real Madrid, phần còn lại ngoài thủ đô Madrid - chính xác là một nửa thành Madrid, sẽ có dịp cười thỏa chí. Nhưng gượm đã...

Sa thải huấn luyện viên Julen Lopetegui chỉ hai ngày trước giờ khai mạc , Tây Ban Nha đang náo loạn, theo cách mà tờ El Pais gọi là "cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử thể thao" nước này.

"Phản bội đất nước"

Cuộc khủng hoảng ấy diễn ra kịch tính như một cuốn phim: chủ tịch Real Madrid Florentino Perez gọi điện thông báo cho chủ tịch Liên đoàn bóng đá Tây Ban Nha Luis Rubiales rằng, trong vòng 5 phút nữa Real Madrid sẽ ra thông báo quyết định bổ nhiệm Lopetegui làm huấn luyện viên trưởng.

Rubiales chới với. Cổ động viên Tây Ban Nha chết lặng. Các tuyển thủ Tây Ban Nha - trừ một số cầu thủ Real Madrid, hoang mang. Và Fernando Hierro được chọn thay thế lập tức.

Cổ động viên Tây Ban Nha, thì khẳng định Lopetegui và Perez đã "phản bội đất nước".

Cho tới nay vẫn chưa hiểu tại sao Perez lại chọn thời điểm nhạy cảm như vậy, để thực hiện một hành động như vậy. Cũng không hiểu vì sao Lopetegui "dám" nhận lời và chấp nhận cho công bố thông tin đúng lúc kiểu ấy.

Nhưng nói đi nói lại, Real Madrid vẫn thành công, và ít nhất tính tới lúc này - bao gồm câu chuyện "mua lòng nhiệt huyết với đội tuyển quốc gia" của Lopetegui, ông Perez đã đúng với một câu nói nổi tiếng: cái gì không mua được bằng tiền, sẽ mua được bằng rất nhiều tiền.

Trong thời đại bóng đá đang phát triển thành một ngành công nghiệp khổng lồ, tiền bạc hay danh vọng càng thể hiện vai trò lớn hơn, rõ ràng hơn nữa.

Cân nhắc quốc gia - sự nghiệp, nên hay không?

Tại World Cup lần này, giới quan sát lại điểm ra những trường hợp vắng mặt đáng tiếc. Trong đó có Leon Bailey, cầu thủ đã và cái tên ầm ĩ không chỉ tại Anh mà còn ở tầm liên lục địa!

Nếu Bailey không đến Manchester United, hoặc thậm chí... không thèm khoác áo đội tuyển Anh thì cũng không có gì lạ.

Ở tuổi 20, cầu thủ này đơn giản có quá nhiều lựa chọn. Ngoài chuyện chọn câu lạc bộ để thăng tiến như bao đồng nghiệp khác, Bailey còn đang chọn đội tuyển quốc gia.

Bailey sinh ra tại Kingston, Jamaica, năm 1997. Đội tuyển Jamaica đã đưa tên tuổi Bailey xuất hiện trên cầu trường quốc tế từ khi anh mới 12 tuổi.

Tuy vậy theo luật của Liên đoàn bóng đá Thế giới (FIFA), xuất hiện trong màu áo lứa trẻ không có nghĩa Bailey sẽ gắn mình với đội tuyển quốc gia.

Việc lựa chọn bắt đầu từ đây.

Bailey nổi lên từ đội Genk, Bỉ, sau đó trở thành cầu thủ được các câu lạc bộ lớn thèm muốn khi tỏa sáng trong màu áo Leverkusen, Đức.

Về mặt phát triển bản thân và sự nghiệp, Bailey có quyền chọn cả Bỉ lẫn Đức và dĩ nhiên là Jamaica để chơi bóng ở cấp độ đội tuyển.

Các liên đoàn bóng đá cũng không muốn thụ động trong trường hợp này.

Hồi tháng 2, báo chí Anh lại ầm ĩ về chuyện liệu Bailey có thể đá cho tuyển Anh hay không. Họ phát hiện cầu thủ này có cha ông người Anh, nên lập tức gửi người tới "xem giò".

Ở Bỉ, các quan chức tiến hành thẩm định xem Bailey có đủ điều kiện đá cho đội tuyển của họ hay không.

Còn Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Jamaica, ông Michael Ricketts, khẳng định đội tuyển quốc gia nước này "rất vui" nếu được gọi Bailey lên phục vụ.

Nói cách khác, giờ đây khái niệm đội tuyển quốc gia trong Bailey cũng như... câu lạc bộ vậy. Còn ngược lại, quan chức liên đoàn bóng đá giờ đóng vai trò tuyển trạch như đồng nghiệp tại cấp độ câu lạc bộ.

Cầu thủ này phân biệt rạch ròi giữa bóng đá và màu cờ dân tộc, chấp nhận chuyện có thể bị người Jamaica cho rằng không đặt cội nguồn lên trên.

"Dĩ nhiên nếu có gì đó diễn ra với tôi, tôi sẽ cân nhắc. Trong bóng đá, số năm tháng bạn cống hiến rất ít, và tôi không thể đợi cả đời để chơi cho một đội tuyển", Bailey nói, trong khi khẳng định mình "100% là người Jamaica".

"Nếu chơi cho tuyển Đức, điều này không nghĩa là tôi không yêu đất nước của mình. Các bạn biết rằng tôi vẫn là người Jamaica. Đó là nơi bạn sinh ra mà".

Thực tế chuyện Bailey đang làm đâu khác so với Raheem Sterling, cầu thủ đáng ra phải ngồi nhà nếu ngôi sao của Manchester City không chọn đội tuyển Anh.

Trong thế giới bóng đá, đã có nhiều trường hợp người hâm mộ tiếc nuối khi thấy Andriy Shevchenko (Ukraine), Dwight Yorke (Trinidad&Tobago) hay Ryan Giggs (Xứ Wales)... không thể tỏa sáng ở cấp độ cao nhất vì họ phục vụ các đội tuyển quốc gia không giỏi đá bóng.

Và ngoại trừ Alfredo di Stefano từng được khoác áo cả đội Argentina lẫn Tây Ban Nha cách đây vài chục năm, việc lựa chọn một đội tuyển coi như ảnh hưởng tới sự nghiệp quốc tế cả đời của cầu thủ.

Nói vậy để thấy rằng, khi cả đội tuyển quốc gia còn là chủ đề phải cân đo - đong đếm, việc Lopetegui ký hợp đồng với Real Madrid dẫu sao cũng chỉ phản ánh thực tế mà thôi, dù rằng hơi sai về tính thời điểm...

TTO - 'Trảm tướng' chỉ một ngày trước khi World Cup 2018 khai mạc, mọi người đang tò mò xem liệu người thế vai giờ chót, HLV Fernando Hierro sẽ dẫn dắt tuyển Tây Ban Nha như thế nào?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bí quyết thu phục lòng người của nữ Tổng thống Croatia

TTO - Sau một mùa World Cup, hiếm có nhà lãnh đạo nào được nhắc tới nhiều như nữ Tổng thống của Croatia, bà Kolinda Grabar-Kitarovic. Bí mật nằm sau sức hút của bà, chính là chưa bao giờ bà ngừng tự hào mình là một người dân của Croatia.

Bí quyết thu phục lòng người của nữ Tổng thống Croatia

Khi trái tim khắc hình Tổ quốc

TTO - Tôi nhớ nhà văn Nga Ilia Erenbua đã từng viết: "Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất". Ivan Rakitic là cầu thủ thể hiện lòng yêu nước như thế.

Khi trái tim khắc hình Tổ quốc

Khép lại từng đêm vui

TTO - World Cup 2018 đã chính thức hạ màn với chức vô địch dành cho đội tuyển Pháp sau khi các "chú gà trống Gaulois" giải mã "bàn cờ thế" chưa từng bị đánh bại mà người Croatia đã tạo ra ở giải đấu năm nay.

Khép lại từng đêm vui

World Cup 2018: Kết thúc mở…!

TTO - Kết thúc mở là bố cục yêu thích của các tác phẩm điện ảnh và văn học hiện đại, nghĩa là trong đoạn kết một câu chuyện hàm chứa sự mở đầu cho một câu chuyện mới được chờ đợi hấp dẫn, kịch tính hơn.

World Cup 2018: Kết thúc mở…!

Cổ động viên Pháp từ ăn mừng biến thành bạo động

TTO - Giành chức vô địch World Cup 2018 sau khi đánh bại Croatia, Pháp như bùng nổ trong niềm vui chiến thắng. Người dân Pháp sẽ còn ăn mừng nhiều ngày tới, thậm chí một số nơi đã có bạo động vì những phần tử quá khích.

Cổ động viên Pháp từ ăn mừng biến thành bạo động

Người Croatia vẫn ăn mừng hoành tráng sau chung kết

TTO - Dù thua Pháp với tỉ số 4-2 trong trận chung kết, cổ động viên Croatia vẫn ăn mừng cho chiến thắng chung cuộc của đội nhà. Đối với người dân quốc gia này, đội tuyển của họ đã chơi hết mình và đầy tự hào tại World Cup 2018.

Người Croatia vẫn ăn mừng hoành tráng sau chung kết
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar