01/01/2020 07:30 GMT+7

Lớp học tình thương của anh hướng dẫn viên du lịch

MINH TRÂM
MINH TRÂM

TTO - Anh Huỳnh Quang Khải (28 tuổi, làm nghề hướng dẫn viên du lịch) cùng vợ và một cô giáo hưu trí gieo chữ cho trẻ em nghèo.

Lớp học tình thương của anh hướng dẫn viên du lịch - Ảnh 1.

Ngoài học tập thì lớp học còn là nơi vui chơi, được xem là mái nhà thứ hai của các em - Ảnh: M.TRÂM

Lớp học tình thương Ngọc Việt nằm sâu trong một xóm nhỏ ở phường Hiệp Thành, Quận 12 (TP.HCM) đã hơn 10 năm. Suốt thời gian đó, anh Huỳnh Quang Khải (28 tuổi, làm nghề hướng dẫn viên du lịch) cùng vợ và một cô giáo hưu trí gieo chữ cho trẻ em nghèo.

Lớp học mở ra từ năm 2008 khi anh Khải thấy trong khu phố có nhiều em hoàn cảnh khó khăn, dù lớn tuổi nhưng vẫn chưa biết chữ, không có điều kiện đến trường nên nảy ra ý định tập hợp lại để dạy chữ cho các em. Sau đó, anh cùng các bạn đoàn viên khác tìm đến các khu vực có nhiều em bán vé số rồi hỏi thăm, động viên được khoảng 10 em về học trên văn phòng khu phố.

Lớp học tình thương của anh hướng dẫn viên du lịch - Ảnh 2.

Anh Huỳnh Quang Khải giảng bài cho các em lớp 3, lớp 4 - Ảnh: M.TRÂM

Anh Huỳnh Quang Khải cho biết hiện lớp gồm 49 em từ 5 đến 18 tuổi đang học lớp 1 đến lớp 4. Các em đều là con, cháu của công nhân, người lao động từ quê lên TP.HCM sinh sống. Các em không đủ điều kiện đến trường như hoàn cảnh gia đình khó khăn, quá tuổi độ tuổi được học chính quy, bị chậm phát triển, thiểu não...

"Có nhiều em 15 tuổi mới học lớp một, học những chữ cái đầu tiên khi đến lớp. Có em rất chậm, một bài phải học hai ba hôm mới được. Nhiều em ngày đi làm, tối đi học nên cũng không đều, phải dạy đi dạy lại để các em theo kịp các bạn khác. Lớp đông, mỗi em một khả năng khác nhau nên thầy cô phải kiên nhẫn và cố gắng với từng em" – anh Khải nói.

Lớp học tình thương của anh hướng dẫn viên du lịch - Ảnh 3.

Các em ở lớp giúp đỡ hỗ trợ nhau cùng học - Ảnh: M.TRÂM

Em Huỳnh Chí Bảo, 17 tuổi, theo lớp học đã hơn một năm và đang học lớp 3 tại lớp cho biết, trước đó em chưa từng đi học ở đâu. Ban ngày đi làm công nhân may, tối về tranh thủ đến lớp học để biết chữ.

Hay em Khánh Ly (13 tuổi) đang học lớp 3 kể hồi còn ở quê em được đến trường học bình thường nhưng sau ba mẹ chuyển lên Sài Gòn làm thì không còn đủ khả năng nuôi em tiếp tục học. Sau đó cha mẹ em tìm đến lớp học tình thương và gửi gắm thầy Khải.  

Đây như ngôi nhà thứ hai của em vậy. Ở đây, thầy vui tính, dạy tụi em học và chơi với tụi em. Ước mơ sau này của em là được làm cô giáo dạy cho các em nhỏ có điều kiện khó khăn như thầy vậy

Học sinh Khánh Ly

Bà Mai Thị Thu Thảo - Phó bí thư thường trực Đảng ủy phường Hiệp Thành (Q.12, TP.HCM) - cho biết: "Cũng từng là cán bộ Đoàn, tôi đánh giá cao và nể phục Khải về những gì em ấy làm. Khải tổ chức cho lớp học dù công việc của em ấy là một hướng dẫn viên du lịch, đi nhiều, ít cố định về thời gian. Trong quá trình dạy học còn suy nghĩ ra nhiều hình thức khen thưởng cho các em học tốt..."

Lớp học tình thương của anh hướng dẫn viên du lịch - Ảnh 5.

Khu vực lớp dành cho các em lớp 1, lớp 2 do cô Hồ Thị Nho và chị Nguyễn Thị Thanh Hà (vợ anh Khải) phụ trách - Ảnh: M.TRÂM

MINH TRÂM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tập thể trường tiểu học 'kêu cứu' vì bị buộc bồi thường, nhận lại bảo vệ cũ

Một trường tiểu học ở Kiên Giang đang kêu cứu khẩn cấp trước bản án của tòa án buộc phải nhận lại bảo vệ cũ, đồng thời bồi thường một khoản tiền lớn. Thậm chí cơ quan thi hành án cho biết sẽ cưỡng chế nếu không thực hiện.

Tập thể trường tiểu học 'kêu cứu' vì bị buộc bồi thường, nhận lại bảo vệ cũ

Không phải đại học có cấp bậc cao hơn trường đại học

Khái niệm 'đại học' và 'trường đại học' tiếp tục được nhiều lãnh đạo trường đại học đưa ra bàn luận tại hội thảo lấy ý kiến chính sách xây dựng Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), diễn ra tại TP.HCM.

Không phải đại học có cấp bậc cao hơn trường đại học

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID thì sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Đạt tối thiểu 24 điểm 3 môn mới được xét tuyển ngành vi mạch bán dẫn

Theo chuẩn đầu vào ngành vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thí sinh xét điểm thi tốt nghiệp THPT phải có môn toán đạt ít nhất 8 điểm, tổng điểm 3 môn xét tuyển tối thiểu từ 24 điểm.

Đạt tối thiểu 24 điểm 3 môn mới được xét tuyển ngành vi mạch bán dẫn

Quảng cáo lừa nâng điểm, bán 'phao thi VIP' tràn lan trên mạng

Công an tỉnh Đắk Lắk cảnh báo các chiêu trò lừa nâng điểm, bán 'phao thi VIP' tràn lan trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 để thí sinh, người nhà nhận diện, phòng tránh rủi ro.

Quảng cáo lừa nâng điểm, bán 'phao thi VIP' tràn lan trên mạng

Cô giáo mầm non đánh trẻ, Phú Quốc kỷ luật khiển trách hiệu trưởng, hiệu phó

Liên quan vụ các cô giáo đánh nhiều trẻ em ở Trường mầm non Dương Đông (TP Phú Quốc, Kiên Giang), UBND TP Phú Quốc vừa có quyết định kỷ luật khiển trách hiệu trưởng trường.

Cô giáo mầm non đánh trẻ, Phú Quốc kỷ luật khiển trách hiệu trưởng, hiệu phó
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar